Xây dựng cấu trúc quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt (lienvietpostbank) (Trang 30 - 34)

1.3. Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của

1.3.3. Xây dựng cấu trúc quản lý rủi ro

Để đảm bảo tính hiệu quả cho chiến lược quản lý rủi, các NHTM phải có một cấu trúc quản lý rủi ro. Cấu trúc quản lý rủi ro bắt nguồn từ nhu cầu, mục tiêu chung và hướng vào điều hoà các nguồn lực con người, vật chất sao cho với chi phí thấp nhất để đạt được mục đích. Mục tiêu cơ bản của nhà quản lý ngân hàng hướng tới đó là:

- Tối đa hoá lợi nhuận ngân hàng.

- Giảm thiểu các rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

Hướng tới những mục tiêu trên, ta đi xây dựng một cấu trúc quản lý rủi ro cụ thể như sau:

Sơ đồ 1.1: Cấu trúc quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng thƣơng mại

Nguồn tham khảo: Từ tài liệu [Financial Technology Transfer Agency, Luxembourg (2008), Rick Management] 1.3.3.1. Hoạch định chiến lược quản lý rủi ro tín dụng

Chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng là định hướng hoạt động được các nhà quản lý ngân hàng hoạch định với mục đích tạo ra một kim chỉ nam cho hoạt động của ngân hàng. Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng là một phần của chiến lược kinh doanh tổng thể, được hoạch định nhằm mục đích đảm bảo tăng trưởng tín dụng, tối đa hóa lợi nhuận, đồng thời xác định khả năng và khẩu vị rủi ro của ngân hàng đối với rủi ro tín dụng tiềm ẩn. Trên cở sở đó, ngân hàng đề ra các chính sách thích hợp cho hoạt động tín dụng.

1.3.3.2. Xác định “khẩu vị rủi ro” của ngân hàng

Khẩu vị rủi ro của ngân hàng là khả năng chịu đựng rủi ro khác nhau, điều này tùy thuộc vào quy mô tự có, năng lực quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật và một số yếu tố nội lực khác của ngân hàng. Với đặc điểm kinh doanh của các ngân hàng, việc hoạch định chiến lược rủi ro tín dụng sẽ phụ thuộc tương đối lớn vào việc xác định khẩu vị rủi ro của ngân hàng, ví dụ như xác định các lĩnh vực hạn chế cho vay hoặc cơ cấu cho vay theo kỳ hạn, v.v…

1.3.3.3. Xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng thích hợp

Chính sách quản lý rủi ro tín dụng là một nội dung trong chính sách tín dụng chung của ngân hàng. Theo đó, chính sách tín dụng bao gồm hệ thống các quan điểm, chủ chương, định hướng, quy định chỉ đạo hoạt động tín dụng của ngân hàng do ban lãnh đạo ngân hàng soạn thảo, Hội đồng quản lý ngân hàng thông qua, phù hợp với chiến lược phát triển của từng ngân hàng và những quy định pháp lý hiện hành. Chính sách tín dụng của ngân hàng thường phải nhất quản và phù hợp với đặc điểm, tình hình tài chính của từng ngân hàng. Mặt khác, chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại luôn luôn hướng tới các mục tiêu lợi nhuận, an toàn và lành mạnh [Ngô Hướng, Phan Đình Thế (2002), giáo trình Quản lý và kinh doanh ngân

hàng, nhà xuất bản thống kê, Hà Nội].

1.3.3.4. Tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng

Tất cả các nội dung chiến lược, chính sách mà ngân hàng đề ra sẽ không thể thực hiện hiệu quả nếu không có một cơ cấu bộ máy tổ chức hợp lý. Ở các ngân hàng thương mại hiện đại theo chuẩn mực quốc tế có xu hướng chuyển từ cơ cấu quản lý rủi ro tín dụng phi tập trung sang xu hướng quản lý tập trung. Theo đó, sẽ hình thành một mô hình tổ chức quản lý rủi ro thống nhất từ Hội đồng quản lý cao cấp có sự tư vấn của ủy ban quản lý rủi ro đến bộ phận quản lý rủi ro trực thuộc Ban điều hành, cùng với đó là sự hỗ trợ từ phía ban Kiểm soát của ngân hàng thương mại.

1.3.3.5. Tổ chức thực hiện quản lý rủi ro tín dụng

Tổ chức thực hiện quản lý rủi ro tín dụng là một trong các nội dung quan trọng của tiến trình quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng tại các ngân hàng. Bởi nó được xem là khâu phức tạp do có sự tham gia của nhiều bộ phận, phòng, ban trong ngân hàng. Nếu không có sự phối kết hợp một cách nhuần nhuyễn, có thể làm phát sinh nhiều sai sót, chẳng hạn như bỏ qua các thủ tục pháp lý cần thiết, vi phạm quy tắc “bốn mắt” trong xét duyệt tín dụng…và từ đây sẽ xuất hiện rủi ro hoạt động nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng đã được Ủy ban Basel đề cập đến [Ngân hàng thanh toán quốc tế - BIS, Basel II – sự thống nhất quốc tế về đo

lường và các tiêu chuẩn vốn, nhà xuất bản văn hóa thông tin, bản dịch của Khúc Quang Huy năm 2008].

1.3.3.6. Giám sát và kiểm tra quá trình thực hiện

Giám sát và kiểm tra quá trình thực hiện có các ý nghĩa sau đây:

Thứ nhất, phát hiện các dấu hiệu của các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề. Ngân hàng phải kịp thời phát hiện và quản lý chặt chẽ các khoản tín dụng có vấn đề, luôn xây dựng chính sách chung sống cùng rủi ro: Hạn chế rủi ro, chấp nhận rủi ro, khai thác hoặc thanh lý nợ quá hạn, nợ khó đòi hoặc nợ có vến đề. Ngân hàng phân loại nợ quá hạn, nợ khó đòi cũng như nợ có vấn đề, phân tích nguyên nhân, thực trạng và khả năng giải quyết.

Thứ hai, tiếp tục thực hiện quá trình sàng lọc khách hàng, thông qua việc thu thập thông tin từ những khách hàng vay. Các ngân hàng phải thực hiện lọc những người vay tín dụng có triển vọng tốt ra khỏi những người mạo hiểm vay tín dụng có dự báo xấu, bằng cách tập hợp thông tin. Nhờ vậy, các món tiền cho vay sẽ đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Ngân hàng thu thập thông tin qua tình hình tài chính, uy tín của khách hàng vay, dự báo thị trường đối với ngành hàng.

Thứ ba, hình thành quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất. Trên cơ sở phân loại nợ theo chất lượng, hàng năm các ngân hàng thương mại tiến hành trích lập dự phòng rủi ro cho các tổn thất ước tính. Nguy cơ đe dọa hoạt động kinh doanh bình thường của ngân hàng cũng sẽ ra tăng nếu như công tác trích lập dự phòng rủi ro không được thực hiện nghiêm túc và chất lượng dựa trên kết quả phân loại nợ và xếp hạng tín dụng.

1.3.3.7. Điều chỉnh sau giám sát

Đây là khâu cuối trong tiến trình quản lý rủi ro tại ngân hàng với mục đích đánh giá lại kết quả của việc áp dụng chiến lược quản lý rủi ro tại ngân hàng cũng như tìm ra các biện pháp nhằm điều chỉnh để tăng cường hiệu quả. Trong trường hợp lý tưởng, kết quả giám sát cho thấy hoạt động tín dụng ổn thỏa, mọi rủi ro trong tầm kiểm soát được thì xem như biện pháp điều chỉnh không xảy ra. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp, sẽ xuất hiện các biến cố bấp thường, ví dụ như tỷ lệ các khoản nợ xấu vượt khỏi dự kiến, danh mục cho vay tiềm ẩn rủi ro tập trung, v.v…thì nhà quản lý ngân hàng phải tiến hành nghiên cứu lại tác động của các biến

cố này và áp dụng các biện pháp điều chỉnh kịp thời. Mục đích sau cùng của các điều chỉnh này là đưa hoạt động tín dụng trở về quỹ đạo an toàn, phù hợp với khẩu vị rủi ro cũng như trong tầm kiểm soát của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt (lienvietpostbank) (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)