Xây dựng hệ thống xếp hạng TSĐB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt (lienvietpostbank) (Trang 115 - 123)

3.3.1 .Thành tựu đạt được

4.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng

4.2.4. Xây dựng hệ thống xếp hạng TSĐB

Hiện LienVietPostBank chưa có một tiêu chuẩn nào để đánh giá TSĐB vì vậy để khắc phục hạn chế trong thẩm định TSĐB,việc xây dựng hệ thống xếp hạng khoản vay gắn với tài sản bảo đảm với các tiêu chí cụ thể là một công việc hết sức cần thiết nhằm sàng lọc, quản lý các TSBĐ của khách hàng trước, trong và sau khi cho vay. Trong thời gian từ khi thành lập đến nay tuy vẫn chưa xảy ra rủi ro đến từ TSĐB tuy nhiên với tình hình thị trường bất động sản đang còn khó khăn, vướng mắc, nhiều rủi ro như hiện nay thì việc xây dựng hệ thống này với tính năng liên kết chặt chẽ với hệ thống XHTDNB sẽ giúp LienVietPostBank có thể đánh giá chính xác, thận trọng hơn đối với khoản cho vay cũng như phần giá trị có thể thu hồi được trong tương lai trong trường hợp không trả được nợ vay. Đây là yêu cầu bức thiết trong giai đoạn phát triển tương lai của chi nhánh vì vậy khóa luận xin đề xuất mô hình chấm điểm TSĐB đang được áp dụng tại một số NH dựa trên các yếu tố: Loại tài sản đảm bảo (tối đa 100 điểm); Giá trị TSĐB/Tổng nợ vay đề nghị (tối đa 100 điểm); Rủi ro TSĐB liên quan đến giá trị TSĐB (tối đa 100 điểm). Đề xuất chỉ tiêu chấm điểm TSĐB như sau:

Bảng 4.1: Đề xuất chỉ tiêu chấm điểm tài sản đảm bảo

Chỉ tiêu Điểm

100 75 50 25 0

1 Loại tài sản đảm bảo

Tài sản tiền gửi, giấy tờ có giá do Chính phủ hoặc LienVietPostBank phát hành. Giấy tờ có giá do tổ chức phát hành. Bất động sản (nhà ở). Bất động sản (không phải nhà ở), động sản, cổ phiếu. Không có tài sản đảm bảo 2 Giá trị tài sản đảm bảo/Tổng nợ vay >200% 150 – 200% 100 – 150% 70 – 100% <70%

3 Rủi ro giảm giá tài sản đảm bảo

0% hoặc có xu hướng tăng

1 -10% 10- 30% 30- 50% >50%

Từ đó ta có thang xếp loại TSĐB như sau:

Bảng 4.2: Thang xếp loại TSĐB Điểm Xếp loại Đánh giá

>= 225 A Mạnh 75-224 B Trung Bình

<75 C Thấp

Kết hợp với phân loại mức độ rủi ro hiện tại của LienVietPostBank ở chương 2, ta sẽ có ma trận ra quyết định cho vay sau khi tổng hợp điểm như sau:

Bảng 4.3. Ma trận ra quyết định cho vay sau khi tổng hợp điểm.

Đánh giá xếp loại AAA AA A BBB BB B CCC CC C D

Xếp loại rủi ro Đánh giá TSĐB

Rủi ro thấp Rủi rotrung bình Rủi ro cao

A (Mạnh) Xuất sắc Tốt Trung bình/ Từ chối

B (Trung bình) Tốt Trung bình Từ chối

C (Thấp) Trung bình Trung bình/ Từ chối

Đây hoàn toàn là một thước đo mới, hoàn thiện hơn để LienVietPostBank có thể xem xét toàn diện về khách hàng và khoản vay của mình, cũng như đánh giá, quản lý một cách hiệu quả và toàn diện chất lượng tín dụng trên diện rộng

KẾT LUẬN

Ngân hàng là hệ thống huyết mạch của nền kinh tế, cung cấp vốn cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng, đây cũng là công cụ để chính phủ điều tiết các chính sách vĩ mô thông qua chính sách tiền tệ để thúc đẩy phảt triển kinh tế cũng như kiềm chế lạm phát.

Hoạt động kinh doanh ngân hàng có thể nói là hoạt động kinh doanh rủi ro, rủi ro tín dụng chiếm phần lớn và hầu hết các rủi ro trong kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam. Vì vậy việc quản lý rủi ro tín dụng một cách hiệu quả sẽ tạo ngân hàng phát triển bền vững, gia tăng thương hiệu cũng như uy tín của ngân hàng.

Thông qua cơ sở lý luận về tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng, luận văn đi sâu vào nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng cũng như công tác quản lý rủi ro tại LienVietPostBank. Luận văn cũng đã đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng tín dụng cũng như công tác quản lý rủi ro tín dụng tại LienVietPostBank trong giai đoạn phát triển sắp tới.

Luận văn được viết trên cơ sở lý luận về tín dụng và rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng cùng với kinh nghiệm thực tiễn trong công tác tín dụng. Tuy nhiên do kiến thức về hệ thống lý luận về thực tiễn còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô. Qua đây, Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Thị Thanh Tú đã tận tình hướng dẫn Em hoàn thành luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Eatessam J. Al-shakrchy (2017), The impact of credit risk managing on bank profitability an empirical study during the pre-and post-subprime mortgage crisis: The case of Swedish commercial banks, Journal of Business and Finance,

Baghdad.

2. Ping Han (2018), Credit risk management of Commercial Banks, Đại học

Shandong Jiaotong, Trung Quốc.

3. Ming Song (2018), Lending structure, risk management and performance of

joint stock commercial banks and City commercial banks in China: A corporate governance perspective, Đại học Victoria, Úc.

4. TS.Ravi Prakash Sharma Poudel (2012), The impact of credit risk management on financial performance of commercial banks in Nepal, Đại học New

England, Úc.

5. Dimitris Gavalas và Theodore Syriopoulos (2017), An integrated credit rating and loan quality model: application to bank shipping finance, Đại học

Aegean, Hy Lạp.

6. Th.s Đào Thị Thanh Tú (2017), Xây dựng hệ thồng quản lý rủi ro hoạt động

tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Tài Chính số 6/2017.

7. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2010. Luật các Tổ chức tín dụng: NXB chính trị Quốc gia Hà Nội.

8. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2010. Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam, NXB chính trị Quốc gia Hà Nội.

9. Website chính thức của LienVietPostBank, NHNN Việt Nam - www.lienvietpostbank.com.vn

PHỤ LỤC

MẤU PHIẾU KHẢO SÁT VỀ QUẢN LÝ RRTD TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHDN TẠI CÁC CHI NHÁNH CỦA LIENVIETPOSTBANK

Kính gửi: Quý Ông/Bà

Chúng tôi gửi tới Quí Ông/Bà phiếu khảo sát về kiểm soát rủi ro tín dụng tại các Chi nhánh trong hệ thống LienVietPostBank. Mục đích khảo sát để đánh giá thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng (RRTD), phục vụ cho nghiên cứu và đề xuất việc hoàn thiện các chính sách và giải pháp kiểm soát RRTD.

Chúng tôi rất mong nhận được thông tin phản hồi của Quí Ông/Bà bằng cách trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát này. Chúng tôi đảm bảo rằng các thông tin trên phiếu chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.

1. Đánh giá của Ông/Bà về cơ cấu tổ chức bộ máy tín dụng tại Chi nhánh hiện nay? □ Rất hợp lý

□ Hợp lý □ Chưa hợp lý

□ Rất không hợp lý □ Không quan tâm

2. Nhiệm vụ của bộ phận Quan hệ khách hàng (QHKH) tại Chi nhánh là: □ Tìm kiếm khách hàng

□ Giao dịch, hướng dẫn khách hàng □ Hoàn thiện hồ sơ tín dụng

□ Thẩm định tín dụng □ Thu nợ

□ Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn □ Xử lý nợ quá hạn

□ Tất cả các nhiệm vụ kể trên □ Ý kiến khác

3. Ông/Bà đánh giá thế nào về tầm quan trọng của quản lý RRTD tại Chi nhánh? □ Rất không quan trọng

□ Quan trọng □ Rất quan trọng □ Đặc biệt quan trọng

4. Đánh giá của Ông/Bà về chất lượng tín dụng tại Chi nhánh hiện nay? □ Không quan tâm

□ Rất tốt □ Tốt □ Thấp □ Rất thấp

5. Đánh giá của Ông/Bà về qui trình cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh?

□ Rất không hợp lý □ Không hợp lý □ Tương đối hợp lý □ Hợp lý

□ Rất hợp lý

6. Ông/Bà đánh giá thế nào về mức độ tuân thủ qui trình nghiệp vụ của cán bộ QHKH tại chi nhánh?

□ Rất không tuân thủ □ Không tuân thủ

□ Tương đối tuân thủ □ Tuân thủ □ Rất tuân thủ 7. Kỹ năng nghề nghiệp của bộ phận QHKH là: □ Giao tiếp, thuyết trình □ Phân tích, dự báo □ Kiểm tra, giám sát □ Làm việc nhóm □ Tất cả các kỹ năng trên

□ Ý kiến khác

8. Tại Chi nhánh, đánh giá năng lực tài chính của khách hàng vay là doanh nghiệp dựa vào các báo cáo:

□ Báo cáo tài chính đã kiểm toán □ Báo cáo tài chính chưa kiểm toán

□ Báo cáo của cơ quan Thuế □ Báo cáo các cơ quan thanh tra

□ Ý kiến khác (ghi rõ các báo cáo khác chi nhánh có sử dụng)

9. Đánh giá của Ông/Bà về vai trò của bộ phận QHKH trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng? □ Rất không quan trọng □ Không quan trọng □ Quan trọng □ Khá quan trọng □ Rất quan trọng

10. Tại Chi nhánh, Cán bộ QHKH nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ chủ yếu bằng cách nào?

□ Đào tạo tập trung □ Đào tạo online □ Tự đào tạo

□ Kèm cặp tại Chi nhánh (huấn luyện và học hỏi từ người đồng cấp) □ Ý kiến khác

11. Ông/Bà đánh giá như thế nào về đạo đức nghề nghiệp của cán bộ QHKH tại Chi nhánh?

□ Không quan tâm □ Rất tốt

□ Tốt □ Chưa tốt □ Đáng báo động

12. Theo Ông/Bà, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của cán bộ QHKH tại Chi nhánh:

□ Rất kém □ Kém □ Trung bình

□ Tốt □ Rất tốt

13. Khi thẩm định tín dụng, yếu tố “tư cách” của khách hàng vay được đánh giá là: □ Rất không quan trọng □ Không quan trọng □ Quan trọng □ Rất quan trọng □ Đặc biệt quan trọng

14. Ông/Bà đánh giá hiệu quả kiểm tra-kiểm soát nội bộ (KT-KSNB) tại Chi nhánh?

□ Không quan tâm □ Rất không hiệu quả □ Không hiệu quả □ Hiệu quả □ Rất hiệu quả

15. KT-KSNB tại Chi nhánh được thực hiện như thế nào? □ Kiểm tra trực tiếp hàng ngày

□ Giám sát từ xa hàng ngày □ Giám sát từ xa định kỳ

□ Kiểm tra trực tiếp theo định kỳ □ Kết hợp các hình thức trên □ Ý kiến khác

16. Nội dung KT-KSNB hoạt động tín dụng tại Chi nhánh là:

□ Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ qui trình nghiệp vụ và hạn mức tín dụng được phê duyệt

□ Kiểm tra, giám sát các khu vực có nguy cơ rủi ro cao nhằm phát hiện sớm rủi ro

□ Chủ yếu là kiểm tra, giám sát các khu vực có nguy cơ rủi ro cao nhằm phát hiện sớm rủi ro

□ Kết hợp kiểm tra, giám sát tuân thủ và kiểm tra, giám sát trên cơ sở rủi ro. 17. Ông/Bà đánh giá điều kiện cần thiết của cán bộ KT-KSNB là: □ Có chuyên môn ở vị trí KT-KSNB

□ Có đạo đức nghề nghiệp

□ Có kinh nghiệm và chuyên môn ở vị trí KT-KSNB

□ Có đạo đức nghề nghiệp, có kinh nghiệm và chuyên môn ở vị trí KT- KSNB

□ Có đạo đức nghề nghiệp, có kinh nghiệm, chuyên môn ở vị trí KT- KSNB, có khả năng làm việc độc lập với cường độ cao.

18. Theo Ông/Bà, số lượng cán bộ KT-KSNB tại Chi nhánh? □ Quá ít

□ Ít □ Đủ □ Nhiều □ Quá nhiều

19. Ông/Bà đánh giá thế nào về mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp

□ Rất không hiệu quả □ Không hiệu quả □ Hiệu quả □ Rất hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt (lienvietpostbank) (Trang 115 - 123)