Kết qủa điều tra khảo sát và đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt (lienvietpostbank) (Trang 93 - 99)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng cho vay khách hàng doanh nghiệp tạ

3.2.4. Kết qủa điều tra khảo sát và đánh giá

Kết quả: Người làm báo cáo đã gửi 200 phiếu khảo sát để khảo sát việc kiểm

soát RRTD tại các chi nhánh của LienVietPostBank, bao gồm: Chi nhánh Hà Nội, chi nhánh Thăng Long, chi nhánh Đông Đô, chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, chi nhánh Tân Bình, chi nhánh Bắc Giang, chi nhánh Bắc Kạn, và chi nhánh Bắc Ninh. Đối tượng khảo sát bao gồm cán bộ tín dụng, cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ (KT- KSNB), và cán bộ quản lý tại 8 chi nhánh được khảo sát. Ngoài ra, người làm báo cáo xin ý kiến một số chuyên gia, cán bộ quản lý và cán bộ tín dụng thông qua phỏng vấn trực tiếp, xin ý kiến qua thư điện tử và điện thoại. Số phiếu thu về 186 phiếu, kết hợp với kết quả phỏng vấn, xin ý kiến các chuyên gia và cán bộ tín dụng, người làm báo cáo tổng hợp kết quả khảo sát như sau:

I.Thông tin chung

Tên Chi nhánh Số phiếu phát ra Số phiếu thu về Tỷ lệ

Chi nhánh Hà Nội 20 20 100%

Chi nhánh Thăng Long 20 20 100%

Chi nhánh Đông Đô 15 15 100%

Chi nhánh TP. HCM 40 40 100% Chi nhánh Tân Bình 35 35 100% Chi nhánh Bắc Giang 30 20 66,67% Chi nhánh Bắc Kạn 20 16 80% Chi nhánh Bắc Ninh 20 20 100% Tổng cộng 200 186 93%

II. Thông tin về Kiểm soát RRTD

1. Cơ cấu tổ chức bộ máy tín dụng tại Chi nhánh

Rất hợp lý 32/186 17,20% Hợp lý 60/186 32,26% Chưa hợp lý 94/186 50,54% Rất không hợp lý 0/186 0% Không quan tâm 0/186 0%

2.Nhiệm vụ của bộ phận Quan hệ khách hàng (QHKH) tại Chi nhánh

(1) Tìm kiếm khách hàng 0/186 0% (2) Giao dịch, hướng dẫn KH 0/186 0% (3) Hoàn thiện hồ sơ tín dụng 0/186 0% (4) Thẩm định tín dụng 0/186 0%

(5) Thu nợ 0/186 0%

(6) Kiểm tra, giám sát sử dụng vốn 0/186 0% (7) Xử lý nợ quá hạn 0/186 0% (8) Tất cả các nhiệm vụ trên 98/186 52,69% (1), (2), (3), (4), (6), (7) 57/186 30,65% (1), (2), (3), (4), (5), (6) 31/186 16,66%

3.Tầm quan trọng của quản lý RRTD tại Chi nhánh

Rất không quan trọng 0/186 0% Không quan trọng 0/186 0% Quan trọng 67/186 36,02% Rất quan trọng 73/186 39,25% Đặc biệt quan trọng 46/186 24,73%

4.Chất lượng tín dụng tại Chi nhánh

Không quan tâm 0/186 0% Rất tốt 11/186 5,91%

Tốt 80/186 43,01%

Thấp 88/186 47,32%

Rất thấp 7/186 3,76%

5.Qui trình cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh

Rất không hợp lý 0/186 0% Không hợp lý 0/186 0% Tương đối hợp lý 145/186 77,96% Hợp lý 30/186 16,13% Rất hợp lý 11/186 5,91%

6.Mức độ tuân thủ qui trình nghiệp vụ của cán bộ QHKH tại chi nhánh

Rất không tuân thủ 0/186 0% Không tuân thủ 3/186 1,61% Tương đối tuân thủ 138/186 74,19% Tuân thủ 32/186 17,20% Rất tuân thủ 13/186 7,00%

7.Kỹ năng nghề nghiệp của bộ phận QHKH

Giao tiếp, thuyết trình 0/186 0% Phân tích, dự báo 0/186 0% Kiểm tra, giám sát 0/186 0% Làm việc nhóm 0/186 0%

Tất cả các kỹ năng trên 154/186 82,80% Phân tích, dự báo, kiểm tra, giám sát 8/186 4,30% Phân tích, dự báo, kiểm tra, giám sát, giao tiếp thuyết trình 24/186 12,90%

8.Cơ sở để thẩm định năng lực tài chính khách hàng là doanh nghiệp

25/186 13,44%

Báo cáo tài chính chưa kiểm toán 24/ 186 12,90%

Báo cáo của cơ quan Thuế 0/186 0%

Báo cáo các cơ quan thanh tra 0/186 0%

Báo cáo tài chính đã kiểm toán, báo cáo tài chính chưa kiểm toán 89/186 47,85% Báo cáo tài chính đã kiểm toán, báo cáo tài chính chưa

kiểm toán và báo cáo cơ quan thuế

48/186 25,81%

9.Vai trò của bộ phận QHKH trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng

Rất không quan trọng 0/186 0% Không quan trọng 0/186 0% Quan trọng 50/186 26,88% Khá quan trọng 91/186 48,92% Rất quan trọng 45/186 24,20%

10. Biện pháp nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ chủ yếu cho cán bộ tại Chi nhánh

Đào tạo tập trung 50/186 26,87%

Đào tạo online 0/186 0%

Tự đào tạo 28/186 15,05%

Kèm cặp tại Chi nhánh 15/186 8,07% Đào tạo tập trung và tự đào tạo 40/186 21,52% Đào tạo tập trung và kèm cặp 25/186 13,44% Đào tạo tập trung, tự đào tạo và kèm cặp 28/186 15,05%

11. Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ QHKH tại Chi nhánh

Không quan tâm 0/186 0% Rất tốt 15/186 8,06%

Tốt 71/186 38,17%

Chưa tốt 97/186 52,15% Đáng báo động 3/186 1,62

12.Trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của cán bộ QHKH tại Chi nhánh

Rất kém 0/186 0 Kém 9/186 4,84% Trung bình 95/186 51,07% Tốt 67/186 36,03% Rất tốt 15/186 8,06%

13. Đánh giá yếu tố “tư cách” của khách hàng vay là doanh nghiệp khi thẩm định tín dụng Rất không quan trọng 0/186 0% Không quan trọng 0/186 0% Quan trọng 0/186 0% Rất quan trọng 21/186 11,29% Đặc biệt quan trọng 165/186 88,71%

14. Hiệu quả kiểm tra-kiểm soát nội bộ (KT-KSNB) tại Chi nhánh

Không quan tâm 0/186 0% Rất không hiệu quả 0/186 0% Không hiệu quả 110/186 59,14% Hiệu quả 70/186 37,64% Rất hiệu quả 6/186 3,22%

15. Phương pháp KT-KSNB tại Chi nhánh

Kiểm tra trực tiếp hàng ngày 0/186 0%

Giám sát từ xa hàng ngày 0/186 0%

Giám sát từ xa định kỳ 45/186 24,19%

Kiểm tra trực tiếp theo định kỳ 98/186 52,69% Kết hợp các hình thức trên 43/186 23,12%

16. Nội dung KT-KSNB hoạt động tín dụng tại Chi nhánh

Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ qui trình nghiệp vụ và hạn mức tín

dụng được phê duyệt 145/186 77,96%

Kiểm tra, giám sát các khu vực có nguy cơ rủi ro cao nhằm phát

hiện sớm rủi ro 0/186 0%

Chủ yếu là kiểm tra, giám sát việc tuân thủ qui trình nghiệp vụ 24/186 12,90% Chủ yếu là kiểm tra, giám sát các khu vực có nguy cơ rủi ro cao

Kết hợp kiểm tra, giám sát tuân thủ và kiểm tra, giám sát trên cơ sở

rủi ro 17/186 9,14%

17. Điều kiện cần thiết của cán bộ KT-KSNB

Có chuyên môn ở vị trí KT-KSNB 0/186 0%

Có đạo đức nghề nghiệp 0/186 0%

Có kinh nghiệm và chuyên môn ở vị trí KT-KSNB 0/186 0% Có đạo đức nghề nghiệp, có kinh nghiệm và chuyên môn ở vị trí

KT- KSNB 16/186 8,60%

Có đạo đức nghề nghiệp, có kinh nghiệm, chuyên môn ở vị trí KT-

KSNB, có khả năng làm việc độc lập với cường độ cao. 170/186 91,40%

18. Số lượng cán bộ KT-KSNB tại Chi nhánh

Quá ít 0/186 0% Ít 60/186 32,26% Đủ 120/186 64,52% Nhiều 6/186 3,22% Quá nhiều 0/186 0%

19. Hiệu quả kiểm tra-kiểm soát nội bộ (KT-KSNB) tại Chi nhánh

Rất không hiệu quả 0/186 0% Không hiệu quả 110/186 59,14% Hiệu quả 70/186 37,64% Rất hiệu quả 6/186 3,22%

Đánh giá kết quả khảo sát:

Người làm báo cáo tiếp nhận các ý kiến của các cán bộ tín dụng, các cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ, và cán bộ quản lý và rút ra một số nhận xét, đánh giá về cơ cấu, bộ máy cũng như hoạt động quản lý rủi ro tín dụng dựa trên kết quả của phiếu khảo sát như sau:

1. Khi được hỏi về tính hợp lý của cơ cấu tổ chức bộ máy tín dụng tại chi nhánh, có 50,54% số lượng cán bộ không đồng ý với bộ máy tổ chức hiện nay tại chi nhánh mình. Sau khi tiến hành phỏng vấn một số cán bộ tín dụng, phần lớn đều không đồng ý với cơ cấu hiện tại về số lượng cán bộ quan hệ khách hàng và cán bộ thẩm định. Hiện nay ở tại các chi nhánh được khảo sát, số lượng cán bộ thẩm định đang quá nhiều trong khi số lượng cán bộ quan hệ khách hàng doanh nghiệp lại quá ít. Chính điều này đã gây ảnh hưởng đến quy mô hoạt động của các chi nhánh này tại các địa bàn do số lượng doanh nghiệp mới khai thác được là không nhiều.

2. Khi được hỏi về đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quan hệ khách hàng tại các chi nhánh, có 52,15% số người được hỏi bày tỏ sự không hài lòng. Sau khi tiến hành phỏng vấn một số cán bộ, phần lớn cho rằng các báo cáo về nhu cầu cấp tín dụng của doanh nghiệp được lập bởi các cán bộ quan hệ khách hàng đều chưa chính xác 100%, chứa đựng nhiều thông tin thiếu tính xác thực, mục đích sử dụng vốn vay còn chưa rõ ràng hoặc phương án trả nợ của doanh nghiệp chưa thật sự thuyết phục. Điều này đặt câu hỏi về vấn đề đạo đức của cán bộ quan hệ khách hàng khi chất lượng các doanh nghiệp được đưa về là chưa cao.

3. Về vai trò của cán bộ quan hệ khách hàng trong quá trình kiểm soát rủi ro tín dụng, 48,92% người được hỏi đồng ý rằng khá quan trọng. Cán bộ quan hệ khách hàng là người đầu tiên tiếp xúc với các doanh nghiệp khi phát sinh nhu cầu vay vốn, đồng thời sẽ trực tiếp qua trao đổi, phỏng vấn để thẩm định bước đầu về hoạt động của doanh nghiệp, nhu cầu cũng như mục đích sử dụng vốn. Từ đó qua sự đánh giá sơ bộ ban đầu, cán bộ quan hệ khách hàng sẽ lập báo cáo nhu cầu tín dụng và gửi lên cho bộ phận thẩm định. Do đó, trong trường hợp phát hiện ra những vấn đề về hoạt động của doanh nghiệp, cán bộ quan hệ khách hàng hoàn toàn có thể từ chối để giảm thiểu rủi ro cho hoạt động của ngân hàng.

4. Khi được hỏi về chất lượng tín dụng tại mỗi chi nhánh, có 47,32% số người được hỏi cho rằng chất lượng tín dụng của chi nhánh mình ở mức thấp. Điều này phản ánh đúng chất lượng nợ của ngân hàng. Theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2018, Số dư nợ xấu của ngân hàng trong năm qua tăng mạnh gần 57% từ 1.074 tỉ đồng lên 1.680 tỉ đồng, đưa tỉ lệ nợ xấu tăng lên 1,41%. Trong cơ cấu nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn chiếm 56% với hơn 945 tỉ đồng, tăng 29% so với cuối năm 2017. Đến cuối năm 2018, LienVietPostBank còn 1.175 tỉ đồng nợ xấu tại VAMC trong đó ngân hàng đã trích lập dự phòng được hơn 637 tỉ đồng.

5. Khi được hỏi về cơ sở thẩm định khách hàng doanh nghiệp, phần lớn người được hỏi trả lời dựa vào báo cáo tài chính kiểm toán và chưa kiểm toán. Một số cán bộ thẩm định khi được phỏng vấn bổ sung thêm căn cứ vào khả năng sinh lời của phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối tượng doanh nghiệp mà

các cán bộ thẩm định này thường xuyên làm việc cùng chủ yếu hoạt động trong 2 lĩnh vực chính là nông nghiệp và bất động sản. Đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, các cán bộ thẩm định thường căn cứ vào năng suất cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm (xuất khẩu hay tiêu dùng trong nước). Đối với các doanh nghiệp bất động sản, các cán bộ thẩm định thường căn cứ vào xu hướng của thị trường bất động sản và khả năng hấp thụ sản phẩm của thị trường này, hạn chế đối với các sản phẩm có khả năng tiêu thụ chậm hoặc vấn đề pháp lý còn chưa thực sự rõ rang hoặc có tranh cãi (Ví dụ như condotel, shophouse).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt (lienvietpostbank) (Trang 93 - 99)