Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt (lienvietpostbank) (Trang 58)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

- Địa điểm thực hiện nghiên cứu: Hội sở chính Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

- Thời gian thực hiện nghiên cứu: Các nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 12 năm 2018

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu

Để có được kết quả nghiên cứu, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

- Việc điều tra và thu thập số liệu được tiến hành theo phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt và tình hình cho vay đối với đối tượng là các doanh nghiệp của ngân hàng thông qua tài chính kế toán tại hội sở LienVietPostBank.

- Tổng hợp thông tin từ các báo đài, tạp chí chuyên ngành về Tài chính - Ngân hàng và từ website của ngân hàng.

- Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp thu thập dữ liệu sử dụng cách thiết kế nghiên cứu xuôi thời gian (longitudinal study).

- Việc thu thập dữ liệu còn được tiến hành thông qua hai phương pháp: 1. Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn, xin ý kiến các chuyên gia, các cán bộ tín dụng (CBTD) và cán bộ quản lý tại một số chi nhánh của LienVietPostBank (trực tiếp, qua thư điện tử) để có thêm các thông tin cần thiết, hữu ích phục vụ cho quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án.

2. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: phát phiếu khảo sát thực trạng kiểm

soát RRTD tại các chi nhánh: Chi nhánh Hà Nội, chi nhánh Thăng Long, chi nhánh Đông Đô, chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, chi nhánh Tân Bình, chi nhánh Bắc Giang, chi nhánh Bắc Kạn, và chi nhánh Bắc Ninh để có thêm thông tin cho việc đánh giá kiểm soát RRTD tại các Chi nhánh của LienVietPostBank. Các Chi nhánh được NGƯỜI LÀM BÁO CÁO chọn khảo sát đảm bảo tính đại diện: có chi nhánh loại 1,

loại 2, loại 3; Chi nhánh thành phố lớn, chi nhánh khu vực nông thôn, Chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu cao, chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu thấp. Người làm báo cáo đã gửi 200 phiếu khảo sát để khảo sát việc kiểm soát RRTD tại các chi nhánh của LienVietPostBank.

Đối tượng khảo sát bao gồm cán bộ tín dụng, cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ (KT-KSNB), và cán bộ quản lý tại 8 chi nhánh được khảo sát. Ngoài ra, người làm báo cáo xin ý kiến một số chuyên gia, cán bộ quản lý và cán bộ tín dụng thông qua phỏng vấn trực tiếp, xin ý kiến qua thư điện tử và điện thoại.

Mục tiêu của khảo sát nhằm đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp qua góc nhìn của các cán bộ công nhân viên đang công tác và tham gia trực tiếp vào hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp.

2.2.2. Phương pháp phân tích

- Phương pháp phân tích bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối liên hệ bên trong và bên ngoài nhằm đánh giá hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của LienVietPostBank. Sau khi thu thập được số liệu, thông tin tác giả cần chọn lọc các yếu tố chính, sau đó sẽ tiến hàng phân tích số liệu cũng như các chi tiêu kinh tế một các cụ thể thông qua các phương pháp khác nhau như: phương pháp so sánh, liên hệ.

a. Phương pháp so sánh:

- Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phổ biến và quan trọng trong phân tích tình hình kinh doanh nói chung và phân tích báo cáo hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nói riêng. Khi so sánh thường đối chiếu các chỉ tiêu với nhau để biết được mức biến động của các đối tượng nghiên cứu. Các chỉ tiêu khi so sánh phải thống nhất về nội dung kinh tế, đơn vị tính, cách tính và các điều kiện môi trường của chỉ tiêu tài chính.

Thiết kế nghiên cứu của phương pháp so sánh:

- So sánh theo chiều ngang: Là việc so sánh đối chiếu cả về số tuyệt đối và số tương đối của cùng một chỉ tiêu, một khoản mục qua các kỳ.

- So sánh theo chiều dọc: Là xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu với tổng thể hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong báo cáo hoạt động

Khi tiến hành so sánh phải giải quyết được các vấn đề về điều kiện so sánh và tiêu chuẩn so sánh, cụ thể:

- Điều kiện so sánh được: Khi so sánh theo thời gian, các chỉ tiêu cần thống nhất về nội dung kinh tế, về phương pháp, đơn vị tính. Khi so sánh về không gian cần phải quy đổi về cùng quy mô với các điều kiện kinh doanh tương tự nhau.

- Tiêu chuẩn so sánh: Là các chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh. Tùy theo mục đích, yêu cầu của phân tích mà chọn các chỉ tiêu so sánh thích hợp.

- Để phục vụ cho mục đích cụ thể của phân tích, phương pháp so sánh thường được sử dụng dưới các dạng sau:

* So sánh bằng số tuyệt đối: Khi so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ biết được quy mô biến động (tăng, giảm) của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc biểu hiện bằng tiền, hiện vật hay giờ công cụ thể.

Ay = yi- yo Trong đó:

Y0: chỉ tiêu năm trước Yi: chỉ tiêu năm sau.

* So sánh bằng số tương đối: So sánh bằng số tương đối, các nhà phân tích sẽ nắm được xu hướng biến động của các chỉ tiêu.

* So sánh bằng số bình quân: Khi so sánh bằng số bình quân, các nhà phân tích sẽ biết được mức độ mà doanh nghiệp đạt được so bình quân chung của tổng thể, của ngành...Từ đó, xác định được vị trí của doanh nghiệp trong tổng thể, trong ngành.

b. Phương pháp liên hệ

Các chỉ tiêu đánh giá thường có quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy trong phân tích tài chính có thể kết hợp các chỉ tiêu khác nhau để đưa ra một chỉ tiêu tổng hợp khác. Có các mối quan hệ phổ biến như:

- Liên hệ cân đối: có cơ sở là cân bằng về lượng giữa nguồn thu, huy động và tình hình các quỹ, các loại vốn; giữa tổng số và tổng nguồn vốn; giữa nhu cầu và khả năng thanh toán; giữa thu chi và kết quả kinh doanh.

- Liên hệ trực tuyến: là mối liên hệ theo hướng xác định giữa các chỉ tiêu phân tích. Trong mối liên hệ trực tuyến này theo mức phụ thuộc giữa các chỉ tiêu phân thành hai loại chính: Liên hệ trực tiếp và liên hệ gián tiếp. Liên hệ gián tiếp là

quan hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ phụ thuộc giữa chúng xác định bằng một hệ số riêng.

2.2.3. Phương pháp biểu đồ, đồ thị

- Sau khi thu thập số liệu, tính toán các chỉ tiêu cần so sánh, tôi sẽ dùng sử dụng phương pháp đồ thị đê tiếp tục phân tích.

2.3. Quy trình nghiên cứu

Sơ đồ 2.1: Quy trình nghiên cứu

Những kết quả đạt được Hạn chế và nguyên nhân

GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN

Đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động quản lý rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại

LienVietPostBank

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG

Đánh giá hoạt động quản lý rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại LienVietPostBank thông quan việc thu thập,

xử lý và đánh giá

Lý luận về quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động QLRR

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý rủi ro trong cho vay KHDN

CƠ SỞ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU

Quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại LienVietPostBank

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chương 2, người làm báo cáo để nêu ra các phương pháp phân tích cũng như quy trình nghiên cứu làm để làm la bàn cho quá trình phân tích thực trạng hoạt động quản lý RRTD trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại LienVietPostBank ở chương sau.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG

THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT

3.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostBank), tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt được thành lập theo Giấy phép Hoạt động số 91/GP-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 28 tháng 3 năm 2008.

Các hoạt động chính của LienVietPostBank bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn, trung và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cung cấp tín dụng cho các tổ chức và cá nhân dựa trên tính chất và khả năng cung ứng vốn của Ngân hàng, thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác, và các dịch vụ ngân hàng khác.

Năm 2011, với việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (nay là Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt. Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt. Cùng với việc đổi tên này, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank.

Cổ đông sáng lập của LienVietPostBank là Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO). Hiện nay, với số vốn điều lệ gần 7.500 tỷ đồng, LienVietPostBank hiện là một trong các Ngân hàng Thương mại Cổ phần lớn nhất tại Việt Nam.

Các cổ đông và đối tác chiến lược của LienVietPostBank là các tổ chức Tài chính – Ngân hàng lớn đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài như Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (LienVietPostBank), Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ), Công ty Oracle Financial Services Software Limited…

Về vốn điều lệ, LienVietPostBank đã thực hiện 5 đợt tăng vốn kể từ khi thành lập, cụ thể:

1. Vốn điều lệ của LienVietPostBank ngày 28 tháng 3 năm 2008 là 3.300.000 triệu đồng với các cổ đông sáng lập là Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn, Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất.

2. Ngày 30 tháng 10 năm 2009, Ngân hàng đã phát hành 350.000 triệu đồng vốn cổ phần và tăng vốn điều kệ thành 3.650.000 triệu đồng

3. Tháng 7 năm 2001, thông qua việc sáp nhập với Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu diện được Chính phủ đồng ý bằng Văn bản số 244/TTg-ĐMDN, với số vốn điều lệ của LienVietPostBank tăng lên thành 6.010.000 triệu đồng.

4. Năm 2012, Ngân hàng đã phát hành 450.000 triệu đồng vốn cổ phần cho Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam theo thỏa thuận và tăng vốn điều lệ lên thành 6.460.000 triệu đồng.

5. Tháng 3 năm 2018, LienVietPostBank đã thực hiện phát hành them 38.759.428 cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu, đồng thời phát hành them 65.240.000 cổ phiếu để chào bán ra công chúng. Theo đó, vốn điều lệ của Ngân hàng tăng lên thành 7.499.994 triệu VND.

Về địa điểm và mạng lưới hoạt động, Hội sở chính của Ngân hàng đặt tại 109

Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội tại ngày 31 tháng 12 năm 2018, Ngân hàng có 1 hội sở chính, 3 văn phòng đại diện, 73 chi nhánh, 315 phòng giao dịch, 1404 phòng giao dịch bưu điện trên cả nước. Tại ngày 31/12/2018, Ngân hàng có 8.105 nhân viên.

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của LienVietPostBank

3.1.2. Một số kết quả hoạt động

Về hoạt động huy động vốn

Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng rất lớn trong các ngân hàng, nếu ngân hàng phát huy tốt công tác huy động vốn không những mở rộng công tác cho vay, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn mang đến cho ngân hàng nhiều lợi nhuận. Do ý thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động trong quá trình kinh doanh nên LienVietPostBank đã rất nỗ lực để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, trong dân cư.

Bảng 3.1: Cơ cấu nguồn vốn theo đối tƣợng, thời gian 2016-2018

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng vốn huy động 110.984 100% 128.275 100% 124.948 100% Phân loại nguồn vốn

theo đối tƣợng

1. HĐV từ dân cư 42.924 38,1% 59.258 49,19% 76.031 60,85% 2. HĐV từ các TCKT 68.060 61,89% 69.017 53,81% 48.917 39,15%

Phân loại nguồn vốn theo thời gian

1. HĐV KKH 45.745 41,22% 34.967 27,26% 21.294 17,04% 2. HĐV CKH 65.239 58,78% 93.308 72,74% 103.654 82,96%

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán của LienVietPostBank)

Năm 2018, tổng huy động vốn cuả LienVietPostBank là 124.948 tỷ đồng, giảm nhẹ 4% so với năm trước. Về cơ cấu đối tượng huy động, LienVietPostBank đã có sự thay đổi rõ rệt khi tỷ trọng huy động vốn từ khu dân cư tăng mạnh từ 49,19% năm 2017 lên 60,85% năm 2018 và trở thành nguồn huy động chính của ngân hàng. Trong bối cảnh các ngân hàng cạnh tranh gay gắt để thu hút tiền gửi tiết kiệm của khách hàng như hiện nay, việc gia tăng được đáng kể nguồn huy động từ dân cư sẽ là tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của ngân hàng do đây là nguồn có tính ổn định và tái tục cao. Trái ngược với các ngân hàng có vốn nhà nước, các ngân hàng thương mại cổ phần sẽ gặp khó khăn hơn trong việc huy động nguồn tiền gửi không kỳ hạn. Trong năm 2018, tiền gửi không kỳ hạn của LienVietPostBank giảm 64,21% so với năm trước xuống 21.294 tỷ đồng, khiến cho tỷ trọng giảm từ 27,26% xuống còn 17,04%. Về nguồn vốn huy động có kỳ hạn, sự biến động thất thường và những khó khăn của thị trường tài chính những năm qua tác động làm cho cơ cấu nguồn vốn huy động chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn khi sự đầu tư dài hạn của dân cư và các tổ chức có thể mang lại rủi ro trong tương lai. Trong đó là phần lớn các sản phẩm tiền gửi ngắn hạn và không kì hạn của ngân hàng đến từ dân cư, phần còn lại là tiền gửi của doanh nghiệp thường và là các khoản tiền dành cho mục đích thanh toán chưa đến hạn.

Về hoạt động cho vay

Nếu như huy động vốn là cơ sở, nền tảng cho các hoạt động khác của NH thì sử dụng vốn đóng vai trò là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu. Do đó việc sử dụng vốn sao cho có hiệu quả và đảm bảo an toàn vốn là một nhiệm vụ rất khó khăn.

Bảng 3.2: Cơ cấu dƣ nợ cho vay của LienVietPostBank trong 2016-2018

STT Chỉ Tiêu 2016 2017 2018 Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 1 Phân loại dƣ nợ theo

thời hạn

a Cho vay ngắn hạn 20.909 26,24% 26.585 26,42% 36.079 30,27% b Cho vay trung dài hạn 58.765 73,76% 74.036 73,58% 83.114 69,73%

2 Phân loại dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng

a Khách hàng cá nhân 26.357 33,08% 38.048 37,81% 49.158 41,24% b Khách hàng DN 53.319 66,91% 62.573 62,19% 70.035 58,76%

3 Phân loại dƣ nợ theo TSĐB

a Nợ có TSĐB 71.867 90,2% 90.961 90,4% 107.989 90,6% b Nợ không có TSĐB 7.808 9,8% 9.659 9,6% 11.204 9,4%

Tổng dƣ nợ 79.676 100% 100.621 100% 119.193 100%

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán của LienVietPostBank)

Tổng dư nợ cho vay của LienVietPostBank qua các năm của LienVietPostBank qua các năm đều tăng cụ thể: năm 2016 dư nợ đạt 79.676 tỷ đồng, năm 2017 đạt 100.621 tỷ đồng và đến năm 2018: 119.193 tỷ đồng. Năm 2018, LienVietPostBank đạt tốc độ tăng dư nợ là 18,4%, ở mức cao so với trung bình ngành năm vừa qua (vào khoảng 14%). Về cơ cấu kỳ hạn dư nợ, có thể thấy các khoản vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng tương đối lớn qua các năm, song

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt (lienvietpostbank) (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)