Một số kết quả hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt (lienvietpostbank) (Trang 65 - 72)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt

3.1.2. Một số kết quả hoạt động

Về hoạt động huy động vốn

Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng rất lớn trong các ngân hàng, nếu ngân hàng phát huy tốt công tác huy động vốn không những mở rộng công tác cho vay, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn mang đến cho ngân hàng nhiều lợi nhuận. Do ý thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động trong quá trình kinh doanh nên LienVietPostBank đã rất nỗ lực để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, trong dân cư.

Bảng 3.1: Cơ cấu nguồn vốn theo đối tƣợng, thời gian 2016-2018

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng vốn huy động 110.984 100% 128.275 100% 124.948 100% Phân loại nguồn vốn

theo đối tƣợng

1. HĐV từ dân cư 42.924 38,1% 59.258 49,19% 76.031 60,85% 2. HĐV từ các TCKT 68.060 61,89% 69.017 53,81% 48.917 39,15%

Phân loại nguồn vốn theo thời gian

1. HĐV KKH 45.745 41,22% 34.967 27,26% 21.294 17,04% 2. HĐV CKH 65.239 58,78% 93.308 72,74% 103.654 82,96%

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán của LienVietPostBank)

Năm 2018, tổng huy động vốn cuả LienVietPostBank là 124.948 tỷ đồng, giảm nhẹ 4% so với năm trước. Về cơ cấu đối tượng huy động, LienVietPostBank đã có sự thay đổi rõ rệt khi tỷ trọng huy động vốn từ khu dân cư tăng mạnh từ 49,19% năm 2017 lên 60,85% năm 2018 và trở thành nguồn huy động chính của ngân hàng. Trong bối cảnh các ngân hàng cạnh tranh gay gắt để thu hút tiền gửi tiết kiệm của khách hàng như hiện nay, việc gia tăng được đáng kể nguồn huy động từ dân cư sẽ là tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của ngân hàng do đây là nguồn có tính ổn định và tái tục cao. Trái ngược với các ngân hàng có vốn nhà nước, các ngân hàng thương mại cổ phần sẽ gặp khó khăn hơn trong việc huy động nguồn tiền gửi không kỳ hạn. Trong năm 2018, tiền gửi không kỳ hạn của LienVietPostBank giảm 64,21% so với năm trước xuống 21.294 tỷ đồng, khiến cho tỷ trọng giảm từ 27,26% xuống còn 17,04%. Về nguồn vốn huy động có kỳ hạn, sự biến động thất thường và những khó khăn của thị trường tài chính những năm qua tác động làm cho cơ cấu nguồn vốn huy động chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn khi sự đầu tư dài hạn của dân cư và các tổ chức có thể mang lại rủi ro trong tương lai. Trong đó là phần lớn các sản phẩm tiền gửi ngắn hạn và không kì hạn của ngân hàng đến từ dân cư, phần còn lại là tiền gửi của doanh nghiệp thường và là các khoản tiền dành cho mục đích thanh toán chưa đến hạn.

Về hoạt động cho vay

Nếu như huy động vốn là cơ sở, nền tảng cho các hoạt động khác của NH thì sử dụng vốn đóng vai trò là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu. Do đó việc sử dụng vốn sao cho có hiệu quả và đảm bảo an toàn vốn là một nhiệm vụ rất khó khăn.

Bảng 3.2: Cơ cấu dƣ nợ cho vay của LienVietPostBank trong 2016-2018

STT Chỉ Tiêu 2016 2017 2018 Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 1 Phân loại dƣ nợ theo

thời hạn

a Cho vay ngắn hạn 20.909 26,24% 26.585 26,42% 36.079 30,27% b Cho vay trung dài hạn 58.765 73,76% 74.036 73,58% 83.114 69,73%

2 Phân loại dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng

a Khách hàng cá nhân 26.357 33,08% 38.048 37,81% 49.158 41,24% b Khách hàng DN 53.319 66,91% 62.573 62,19% 70.035 58,76%

3 Phân loại dƣ nợ theo TSĐB

a Nợ có TSĐB 71.867 90,2% 90.961 90,4% 107.989 90,6% b Nợ không có TSĐB 7.808 9,8% 9.659 9,6% 11.204 9,4%

Tổng dƣ nợ 79.676 100% 100.621 100% 119.193 100%

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán của LienVietPostBank)

Tổng dư nợ cho vay của LienVietPostBank qua các năm của LienVietPostBank qua các năm đều tăng cụ thể: năm 2016 dư nợ đạt 79.676 tỷ đồng, năm 2017 đạt 100.621 tỷ đồng và đến năm 2018: 119.193 tỷ đồng. Năm 2018, LienVietPostBank đạt tốc độ tăng dư nợ là 18,4%, ở mức cao so với trung bình ngành năm vừa qua (vào khoảng 14%). Về cơ cấu kỳ hạn dư nợ, có thể thấy các khoản vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng tương đối lớn qua các năm, song nguồn huy động của ngân hàng thường lại tập trung ở các kỳ hạn ngắn nên ở đây tồn tại một số rủi ro nhất định trong quá trình hoạt động. Sự chênh lệch về kỳ hạn này có thể gây mất cân bằng thanh khoản cho ngân hàng trong trường hợp các nghĩa vụ nợ tới hạn cần thanh toán song ngân hàng vẫn chưa thể thu hồi đủ gốc và lãi vay

Theo đối tượng khách hàng vay, chủ yếu là các doanh nghiệp do vậy cho vay doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dư nợ. Tuy nhiên có thể thấy LienVietPostBank đang giảm dần tỷ trọng dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp qua các năm từ 66,91% năm 2016 xuống mức 58,76% năm 2018. Theo phân loại nợ có TSĐB, nợ có TSĐB của LienVietPostBank luôn chiếm tỷ trọng lớn (đều lớn hơn 90% ở cả 3 năm nghiên cứu) và có xu hướng gia tăng. Ngân hàng đã có nhiều biện pháp quản lý rủi ro, danh mục tín dụng được rà soát thuờng xuyên để phát hiện kịp thời các khách hàng có biểu hiện yếu kém về tài chính và có nguy cơ không trả đuợc nợ để chuyển xuống nhóm nợ xấu và đồng thời lên ngay kế hoạch, biện pháp xử lý. Ngoài ra để duy trì và phát triển phân khúc khách hàng doanh nghiệp, LienVietPostBank cũng đưa ra nhiều gói sản phẩm tốt nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp, ví dụ như gói sản phẩm cho vay nhập khẩu và thế chấp hàng hóa cho doanh nghiệp cho phép áp dụng tài sản bảo đảm là hàng hóa nhập khẩu hình thành trong tương lai và hàng hóa trong kho của Công ty Cổ phần LienVietLogistics với quy trình đơn giản, thủ tục nhanh chóng, tăng tính chủ động cho đơn vị kinh doanh.

Một số chỉ tiêu tài chính của LienVietPostBank

Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu tài chính của LienVietPostBank trong giai đoạn 2016 - 2018 STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 1 Tổng tài sản 141,865 163,434 175,095 2 Vốn chủ sở hữu 8,332 9,383 10,201 3 Cho vay khách hàng 79,676 100,621 119,193 4 Huy động của khách hàng 110,985 128,275 124,948

5 Tiền gửi và cho vay TCTD khác 9,282 12,357 5,113 6 Tiền gửi và vay từ TCTD khác 14,797 13,539 16,441

7 Gửi ròng liên ngân hàng -5,515 -1,182 -11,328

8 Gửi ròng liên ngân hàng/Tổng nợ phải trả (%) -4.13% -0.77% -6.87%

9 Chứng khoán đầu tư 34,050 32,650 36,356

10 Tài sản có khác 6,177 6,214 6,838

11 Phát hành GTCG 4,100 6,157 10,120

12 Tỷ lệ an toàn vốn N/A N/A 9.35%

13 VCSH/TTS 5.87% 5.74% 5.83%

14 LDR (%) 64.82% 69.03% 81.00%

15 Tỷ lệ nợ xấu (%) 1.11% 1.07% 1.41%

16 Tỷ lệ nợ xấu (tính cả VAMC + Các khoản nợ

khoanh chờ xử lý) 3.00% 2.73% 2.37%

17 Dự phòng rủi ro (bao gồm VAMC)/Nợ xấu thực tế 61.75% 70.88% 74.25% 18 Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay

trung và dài hạn N/A N/A 65.85%

19 Tài sản có tính thanh khoản cao/Tổng nợ phải trả N/A N/A 16.70% 20 Lợi nhuận thuần từ HĐKD trước chi phí DPRRTD 1,840 2,290 1,831

21 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 492 522 618

22 Lợi nhuận sau thuế 1,063 1,368 960

23 ROAA sau thuế (%) 0.85% 0.90% 0.57%

24 ROAE sau thuế (%) 13.34% 15.45% 9.80%

 Tình hình dư nợ cho vay theo quy mô khoản vay:

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu tín dụng của LienVietPostBank theo quy mô khoản vay

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp của LienVietPostBank)

Theo định hướng của ban lãnh đạo LienVietPostBank là tập tài trợ cho các doanh nghiệp vừa nhỏ, thể nhân. Điều này một lần nữa được thể hiện trên quy mô khoản vay. Tới 48% các khoản vay của LienVietPostBank dưới 500 triệu đồng và 33% các khoản vay đến 5 tỷ đồng (tính theo số lượng khoản vay). Với việc phần lớn các khoản vay có trị giá nhỏ dẫn đến đa dạng hoá giỏ đầu tư, theo thuyết “ Không bỏ hết trứng vào một giỏ”. Như vậy, độ rủi ro tín dụng của LienVietPostBank cũng giảm được đi đáng kể.

 Tình hình dư nợ cho vay theo ngành nghề

Bảng 3.4: Cơ cấu dƣ nợ cho vay của LienVietPostBank theo ngành kinh tế 2016-2018

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2016

2017 2018

Số

tiền trọng Tỷ tiền Số trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ

Lĩnh vực thương mại 34.260 43% 43.643 43,37% 62.222 52,2% Lĩnh vực bất động sản, xây dựng,

công nghiệp 42.858 53,79% 53.275 52,94% 52.472 44,02% Lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp 2.564 3,21% 3.703 3,68% 4.499 3,78%

Về cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế ta nhận thấy có sự dịch chuyển khi mà trong 2 năm 2016 và 2017, dư nợ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực xây dựng, công nghiệp, chiếm 53,79% và 52,94% tương ứng 2 năm. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi khi trong năm 2018, LienVietPostBank đã chuyển đổi trọng tâm cho vay của mình sang lĩnh vực thương mại (chiếm 52,2% dư nợ) mà cụ thể hơn là các hoạt động buôn bán sửa chữa ô tô xe máy và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình. Việc giảm tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực xây dựng, công nghiệp và chuyển hướng sang cho vay lĩnh vực khác giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng đồng thời phù hợp với chủ trương của NHNN trong các năm tới đây là hạn chế dòng vốn vào lĩnh vực bất động sản. Theo đó, tại dự thảo thông tư quy định các giới hạn, tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động NH mới đây, NHNN đã tăng hệ số rủi ro vay mua nhà ở cao cấp nhằm hạn chế dòng vốn vay tiêu dùng đổ vào kinh doanh BĐS. Việc tăng hệ số rủi ro đối với các khoản vay tiêu dùng, vay mua nhà ở cao cấp trên 3 tỉ đồng giúp giảm vốn NH đổ vào BĐS, giảm thiểu rủi ro khi thị trường có biến động xấu.

Tình hình dƣ nợ cho vay theo loại tài sản đảm bảo

Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm. Đây là phao cứu sinh cuối cùng của ngân hàng khi rủi ro tín dụng xảy ra. Tài sản đảm bảo là điều kiện đủ trong quá trình xét duyệt cho vay, là nguồn dự phòng trong trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán một phần hoàn toàn bộ gốc và lãi vay. Các loại tài sản đảm bảo hiện nay được chấp nhận đảm bảo cho nghĩa vụ nợ tại LienVietPostBank cũng rất linh hoạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt (lienvietpostbank) (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)