Về phương hướng phát triển chung
Để bảo đảm yêu cầu phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nƣớc, mục tiêu phát triển KTNN đến năm 2020 là "Nâng cao năng lực hoạt động, hiệu lực pháp lý, chất lượng và hiệu quả hoạt động của KTNN như một công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; xây dựng KTNN có trình độ chuyên nghiệp cao, từng bước hiện đại, trở thành cơ quan kiểm tra tài chính công có trách nhiệm và uy tín, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế”.
Để thực hiện mục tiêu phát triển này, Chiến lƣợc phát triển KTNN đến năm 2020 đã đề cập đến sự cần thiết phải triển khai thực hiện các nội dung sau:
a. Hoàn thiện cơ sở pháp lý đầy đủ và toàn diện cho tổ chức và hoạt động của KTNN
b. Chiến lƣợc phát triển hệ thống tổ chức bộ máy của cơ quan KTNN c. Chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực
d. Chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng kiểm toán
e. Chiến lƣợc phát triển cơ sở vật chất, thông tin tuyên truyền và phát triển khoa học-công nghệ thông tin
f. Chiến lƣợc hội nhập và hợp tác quốc tế về KTNN
Về định hướngvà kế hoạch liên quan đến đào tạo và phát triển con người
(1) Định hƣớng
* Nguyên tắc xây dựng định hướng đào tạo, bồi dưỡng:
- Đảm bảo phù hợp với Chiến lƣợc phát triển KTNN đến năm 2020, Kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng công chức, viên chức giai đoạn 2016-2020; bám sát nhiệm vụ chính trị của Ngành năm 2018;
KTNN; đảm bảo tính công khai, minh bạch, công bằng, hiệu quả và tăng cƣờng trách nhiệm của các đơn vị trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng của KTNN;
- Tiếp tục thực hiện đổi mới công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cũng nhƣ đổi mới cách thức đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dƣỡng gắn với vị trí làm việc cụ thể.
- Đảm bảo kết hợp hài hòa với kế hoạch công tác của Ngành, đặc biệt là kế hoạch kiểm toán nhằm tránh trùng chéo trong quá trình tổ chức thực hiện.
* Định hướng và kế hoạch liên quan đến đào tạo và phát triển con người
- Tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên tham gia các khóa đào tạo, hội thảo trong và ngoài nƣớc;
- Kết hợp trang bị kiến thức nghiệp vụ với việc đẩy mạnh giáo dục chính trị, tƣ tƣởng nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức văn hoá nghề nghiệp, văn hóa ứng xử, kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chứcnói chung và độingũ kiểm toán viên nhà nƣớc nói riêng nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ công tác;
- Xác định nhu cầu đào tạo trên cơ sở bản câu hỏi điều tra nhu cầu đối với từng đối tƣợng; động viên, khuyến khích cán bộ tăng cƣờng tự học tập nâng cao trình độ;
- Xây dựng các tập bài giảng về các lĩnh vực kiểm toán khác nhau (ngân sách, tài chính doanh nghiệp nhà nƣớc, đầu tƣ dự án, tài chính ngân hàng, ...); Bổ sung một số nội dung đào tạo về một số lĩnh vực kiểm toán mới, nhƣ; kiểm toán môi trƣờng, kiểm toán trách nhiệm kinh tế, kiểm toán hoạt động, kiểm toán chuyên đề;
- Tạo sự hứng thú, say mê cho học viên bằng cách xây dựng tài liệu đào tạo với hình thức đa dạng (bằng slide, bài tập tình huống, bài tập thực hành, thảo luận nhóm, bài kiểm tra, tài liệu đọc thêm; tổ chức biên dịch các tài liệu của nƣớc ngoài và có hình thức phù hợp phổ biến đến đội ngũ kiểm toán viên);
- Tăng cƣờng đào tạo nghiệp vụ kiểm toán trong môi trƣờng công nghệ thông tin; đào tạo ngoại ngữ(tiếng Anh chuyên ngành), tin học cho cán bộ, công chức; bồi
dƣỡng nghiệp vụ trong công tác đối ngoại cho nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế;
- Chứng chỉ của một số khóa học quan trọng, mang tính chuyên môn cao sẽ là một trong những tiêu chí để xem xét nâng lƣơng, thăng chức;
- Đổi mới và nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ trên cơ sở xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, chƣơng trình, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức gắn với đổi mới phƣơng thức đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ (chuyển từ hình thức đào tạo theo mùa vụ sang đào tạo thƣờng xuyên; phân cấp mạnh cho các đơn vị tự tổ chức đào tạonhằm tạo sự tự chủ và nâng cao hiệu quả công tác tự đào tạo, bồi dƣỡng của các đơn vị;phát triển hình thức tổ chức đào tạo từ xa, đào tạo thông qua hình thức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm...); xây dựng đồng bộ các quy định về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ;xây dựng và đổi mới chƣơng trình, nội dung đào tạo phù hợp theo từng chức danh/ ngạch kiểm toán viên, cấp bậc quản lý (cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp phòng, trƣởng đoàn, tổ trƣởng tổ kiểm toán); Chuẩn hóa các loại hình tài liệu giảng dạy trong các lĩnh vực cho các đối tƣợng để phục vụ tốt nhiệm vụ kiểm toán (trong đó, đẩy nhanh việc xây dựng các chƣơng trình đào tạo với các lĩnh vực kiểm toán mới nhƣ kiểm toán công nghệ thông tin, kiểm toán môi trƣờng);
- Đẩy mạnh hợp tác trong nƣớc và quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, tăng cƣờng giao lƣu học tập về nghiệp vụ kiểm toán.
- Tập trung đào tạo, bồi dƣỡng:
+ Đi sâu vào đào tạo, bồi dƣỡng theo kỹ năng chuyên môn (Ngân sách nhà nƣớc, doanh nghiệp, tài chính – ngân hàng, dự án đầu tƣ xây dựng công trình) gắn với nhóm đối tƣợng phù hợp;
+ Tập trung và hƣớng tới đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ công chức, viên chức gắn với quy hoạch cán bộ các cấp và kỹ năng chuyên môn theo lĩnh vực;
+ Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động của Ngành nhất là hoạt động kiểm toán;
+ Tiếp tục thực hiện đào tạo các lĩnh vực kiểm toán mới nhƣ kiểm toán hoạt động, kiểm toán môi trƣờng, kiểm toán CNTT nhằm xây dựng đội ngũ kiểm toán viên nhà nƣớc đủ năng lực thực tiễn và kinh nghiệm trong các lĩnh vực này.
- Tạo điều kiện, khuyến khích nhân viên làm việc theo nhóm, cùng nhau giải quyết các vấn đề. Cấp trên cố gắng tạo cho nhân viên đƣợc tham gia góp ý về những vấn đề, những định hƣớng, chính sách của cơ quan, đƣợc quyền quyết định một số công việc;
- Các hoạt động của nhân viên luôn cần nhận đƣợc sự quan tâm, định hƣớng rõ ràng, chỉ đạo kịp thời của cán bộ quản lý trên các mặt công tác;
- Cán bộ lãnh đạo cần khuyến khích tinh thần, trách nhiệm công việc của các nhân viên; luôn tạo rasự phân công, phân nhiệm rõ ràng để nhân viên có thể chủ động thực hiện công việc và phối hợp nhịp nhàng trong công việc;
(2) Kế hoạch
* Kế hoạch chung:
- Xây dựng tài liệu bồi dƣỡng kiểm toán môi trƣờng
- Tổ chức các lớp bồi dƣỡng các lớp chuyên môn các ngạch KTV nhà nƣớc, gồm: (i) Bồi dƣỡng chuyên môn Tiền kiểm toán viên; (ii) Bồi dƣỡng chuyên môn ngạch Kiểm toán viên; (iii) Bồi dƣỡng chuyên môn ngạch Kiểm toán viên chính; (iv) Bồi dƣỡng chuyên môn ngạch Kiểm toán viên cao cấp;
- Tổ chức các lớp bồi dƣỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý, gồm: (i) Bồi dƣỡng theo tiểu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Vụ; (ii) Bồi dƣỡng theo tiểu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Phòng; (iii) Bồi dƣỡng theo tiểu chuẩn chức danh lãnh đạo quản lý cấp Trƣởng đoàn kiểm toán; (iv) Bồi dƣỡng theo tiểu chuẩn chức danh lãnh đạo quản lý cấp Tổ trƣởng Tổ kiểm toán;
- Tổ chức các lớp bồi dƣỡng kỹ năng kiểm toán theo từng cấp độ trong các lĩnh vực kiểm toán (kiểm toán NSNN; kiểm toán doanh nghiệp; kiểm toán dự án đầu tƣ xây dựng công trình; kiểm toán môi trƣờng; kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất đai);
- Tổ chức tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động kiểm toán trong các lĩnh vực mà Ngành quan tâm;
- Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng cho đội ngũ làm công tác đối ngoại của KTNN về công tác đối ngoại (lễ tân, ngoại giao, khánh tiết, thông tin đối ngoại) bằng tiếng Anh; kỹ năng dẫn chƣơng trình bằng Tiếng Anh; biên/ phiên dịch Tiếng Anh; tin học;
- Cử công chức đi tham gia các khóa đào tạo, bồi dƣỡng tại các cơ sở ngoài ngành: bồi dƣỡng cao cấp lý luận chính trị; Bồi dƣỡng quản lý nhà nƣớc các ngạch; Bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng – an ninh; Cử công chức đi học nâng cao trình độ (sau Đại học); Đào tạo chứng chỉ kiểm toán quốc tế ACCA, CPA Úc;
- Hỗ trợ phí hội viên cho các công chức, viên chức KTNN đã hoàn thành Chứng chỉ ACCA, CPA Úc;
* Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng KTNN giai đoạn 2016 – 2020 đối với các lĩnh vực mới (kiểm toán hoạt động, kiểm toán môi trường và kiểm toán CNTT).
- Về đối tƣợng đào tạo:2 cấp độ, gồm: (i) cấp độ cơ bản dành cho đối tƣợng kiểm toán viên thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo lĩnh vực đƣợc phân công có kinh nghiệm từ 01 – 03 năm và (ii) cấp độ nâng cao dành cho đối tƣợng kiểm toán viên đã tham gia các lớp đào tạo cấp độ cơ bản, có kinh nghiệm kiểm toán theo lĩnh vực đƣợc phân công từ 03 năm trở lên.
- Về số lƣợng đào tạo: (i) đối với kiểm toán hoạt động: khoảng 630 – 660 kiểm toán viên; (ii) đối với kiểm toán môi trƣờng: khoảng 320 – 350 kiểm toán viên; và (iii) đối với kiểm toán CNTT: khoảng 470 – 500 kiểm toán viên.