3.2. Kết quả phân tích dữ liệu
3.2.2 Tính giá trị trung bình của các thang đo
Để tìm hiểu cụ thể sự đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên tại Kiểm toán nhà nƣớc, tác giả đã tiến hành khảo sát và kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
Bảng 3.2.Mức độ hài lòng của nhân viên tại Kiểm toán nhà nƣớc
N Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình
TL 150 3.67 5.00 3.72 DT 150 2.71 4.37 2.88 CT 150 2.77 4.23 2.92 DN 150 3.00 4.50 3.57 CV 150 2.80 4.45 3.66 DK 150 3.00 5.00 3.78 HL 150 3.50 5.00 3.64
Bảng 3.3. Mức độ hài lòng của nhân viên tại Kiểm toán nhà nƣớc đối với yếu tố Đào tạo – thăng tiến và Cấp trên
N Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình TL (Tiền lƣơng) 150 3.67 5 3.72 TL1 150 4 5 3.51 TL2 150 3.5 5 3.37 TL3 150 3.3 5 4 TL4 150 3.88 5 4
DT (Đào tạo & thăng tiến) 150 2.71 4.37 2.88
DT1 150 2.52 4 2.55 DT2 150 3 5 3.37 DT3 150 3 5 3.24 DT4 150 2.34 3.5 2.37 CT (Cấp trên) 150 2.77 4.23 2.92 CT1 150 2.8 4.12 2.5 CT2 150 2.3 3.8 2.64 CT3 150 3 4 3.2 CT4 150 3 5 3.37 DN (Đồng nghiệp) 150 3 4.5 3.75 DN1 150 2.6 4 3.5 DN2 150 3 5 4.5 DN3 150 4 5 4 DN4 150 2.4 4 3 CV (Bản chất công việc) 150 2.8 4.45 3.66 CV1 150 3 5 4.5 CV2 150 2.5 4.3 3.64 CV3 150 2.4 3.2 3 CV4 150 3.3 4.3 3.5
DK (Điều kiện làm việc) 150 3 5 3.78
DK1 150 3 5 4.5 DK2 150 2.85 5 3.02 DK3 150 2.65 5 3.6 DK4 150 3.5 5 4 HL (Sự hài lòng chung) 150 3.5 5 3.64 HL1 150 3.2 5 3.37 HL2 150 3.3 5 3.19 HL3 150 4 5 4.36
Tiền lƣơng và phúc lợi (TL) Đào tạo – thăng tiến (DT) Cấp trên (CT) Đồng nghiệp (DN) Bản chất công việc (CV) Điều kiện làm việc (DK)
2 2.5 3 3.5 4
Hình 3.8 Mức độ hài lòng của nhân viên tại Kiểm toán nhà nƣớctheo các biến nghiên cứu
Kết quả trên cho thấy các thang đo Tiền lương và phúc lợi (TL), Đào tạo – thăng tiến (DT), Cấp trên (CT), Đồng nghiệp (DN), Bản chất công việc (CV), Điều kiện làm việc (DK) và Sự hài lòng chung của nhân viên đối với Cơ quan (HL)đều có điểm đánh giá trung bình chạy từ 2.92 đến 3.78 của thang đo Likert 5 điểm. Thang đo Sự hài lòng chung của nhân viên đối với Cơ quan (HL) có giá trị trung bình là 3.64 cho thấy rằng nhân viên tại KTNN có sự hài lòng với công việc, tuy nhiên, sự hài lòng này đƣợc nhân viên đánh giá ở mức độ vừa phải. Cụ thể, nhân viên tại KTNN hài lòng nhất với yếu tố Điều kiện làm việc và yếu tố Tiền lương với giá trị trung bình cho 2 thang đo này lần lƣợt là 3.78 và 3.72, chƣa hài lòng với yếu tố Đào tạo – thăng tiến (DT) và yếu tố Cấp trên (CT) với giá trị trung bình đạt thấp nhất lần lƣợt là 2.88 và 2.92. Trong thang đo Đào tạo – thăng tiến, nhân viên còn chƣa hài lòng ở yếu tố Nhân viên được đào tạo và phát triển (DT1) và Có sự công bằng trong việc thăng tiến của nhân viên (DT4). Trong thang đo Cấp trên, nhân viên còn chƣa hài lòng ở yếu tố Cấp trên quan tâm và hỗ trợ cấp dưới trong công việc (CT1) và Cấp trên công bằng với các nhân viên (CT2).
3.2.3 Phân tích tương quan giữa các biến
Để chỉ ra mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu, tác giả đã tiến hành kiểm tra mối tƣơng quan theo từng cấp biến. Kết quả phân tích tƣơng qua giữa các biến chạy từ -1 đến 1, nếu kết quả càng gần 1 sẽ cho thấy hai biến có mối tƣơng quan thuận,
cùng chiều và tƣơng quan càng mạnh. Kết quả càng gần 0 là giữa hai biến có mối liên hệ yếu dần. Nếu giữa hai biến độc lập có mối tƣơng quan lớn hơn 0,8 thì thƣờng đƣợc xem là quan hệ tƣơng quan mạnh, có khả năng dần đến sự đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy sau này.
Kết quả phân tích tƣơng quan giữa các biến độc lập là Tiền lương và phúc lợi (TL), Đào tạo – thăng tiến (DT), Cấp trên (CT), Đồng nghiệp (DN), Bản chất công việc (CV), Điều kiện làm việc (DK) với biến phụ thuộc là Sự hài lòng chung của nhân viên đối với Cơ quan (HL) lần lƣợt là 0,202; 0,659; 0,532; 0,456; 0,407; 0,179.
Từ kết quả trên cho thấy giữa các biến độc lập là Đào tạo – thăng tiến (DT), Cấp trên (CT) với với biến phụ thuộc là Sự hài lòng chung của nhân viên đối với Cơ quan (HL) có mối tƣơng quan mạnh, tức là khi các biến độc lập nhận giá trị càng cao thì biến phụ thuộc cũng nhận giá trị cao. Điều này phù hợp với thực tế.
Bảng 3.4: Phân tích tƣơng quan TL DT CT DN CV DK HL TL Pearson Correlation 1 Sig. (2-tailed) N 150 DT Pearson Correlation .203 * 1 Sig. (2-tailed) .013 N 150 150 CT Pearson Correlation .343 ** .166* 1 Sig. (2-tailed) .000 .043 N 150 150 150 DN Pearson Correlation .304 ** .259** .338** 1 Sig. (2-tailed) .000 .001 .000 N 150 150 150 150 CV Pearson Correlation .153 .058 .158 .110 1 Sig. (2-tailed) .062 .478 .054 .179 N 150 150 150 150 150 DK Pearson Correlation .209 * .034 .058 .247** .212** 1 Sig. (2-tailed) .010 .684 .478 .002 .009 N 150 150 150 150 150 150 HL Pearson Correlation .202 * .659** .532** .456** .407** .179* 1 Sig. (2-tailed) .013 .000 .000 .000 .000 .028 N 150 150 150 150 150 150 150
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả)
3.2.4 Phân tích hồi quy
Bảng 3.5: Tổng kết mô hình hồi quy
Mô hình R R2 R2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn ƣớc tính Durbin- Watson 1 .810a .656 .641 .29408 1.907
Hệ số R2= 0.656 cho biết 6 biến độc lập bao gồm: tiền lƣơng và phúc lợi, đào tạo và thăng tiến, đồng nghiệp, lãnh đạo, bản chất công việc và điều kiện làm việc giải thích 65,6% sự biến thiên trong mức độ hài lòng của nhân viên tại Kiểm toán nhà nƣớc.
Hệ số Durbin watson = 1.907, nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên không có hiện tƣợng tự tƣơng quan chuỗi bậc nhất xảy ra.
Bảng 3.6: Kết quả phân tích ANOVA cho mô hình hồi quy
ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 23.571 6 3.928 45.424 .000b Residual 12.367 143 .086 Total 35.938 149 a. Biến phụ thuộc: HL b. Predictors: (Constant), VT, DK, DT, CV, TN, DN
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả)
Sig kiểm định F = 0.00 < 0.05 nhƣ vậy mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng đƣợc.
Bảng 3.7: Kết quả hồi quy nhân tố cho mô hình hồi quy mới Coefficientsa Mô hình Hệ số chƣa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Mức ý nghĩa thống kê (Sig.) Đa cộng tuyến B Std. Error Beta Độ chấp nhận Hệ số phóng đại phƣơng sai(VIF) 1 (Constant) 1.089 .373 3.722 .000 TL .005 .067 .014 8.124 .681 .777 1.287 DT .491 .071 .452 1.946 .000 .805 1.241 CT .365 .068 .380 7.274 .000 .881 1.135 DN .127 .054 .244 .342 .549 .929 1.076 CV .112 .055 .106 .266 .583 .911 1.098 DK .020 .062 .017 4.468 .733 .806 1.241
Nếu lấy ngƣỡng mức độ ý nghĩa thống kê là 5%, ta thấy 2/6 biến quan sát thể hiện sự tác động tích cực đáng kể đối với sự hài lòng của nhân viên tại Kiểm toán nhà nƣớc. Trong đó, yếu tố Đào tạo – thăng tiến (DT) và Cấp trên (CT) là hai yếu tố tác động mạnh nhất tới sự hài lòng của nhân viên tại Kiểm toán nhà nƣớc với giá trị hệ số đạt 0,491 và 0,365.
Nhƣ vậy, phƣơng trình hồi qui đƣợc viết nhƣ sau: HL = 1,089 + 0.491*DT + 0,365*CT
3.3 Đánh giá sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Kiểm toán nhà nƣớc
Qua kết quả phân tích dữ liệu ở trên, có thể kết luận rằng nhân viên tại KTNN có sự hài lòng với công việc, tuy nhiên, sự hài lòng này đƣợc nhân viên đánh giá ở mức độ vừa phải. Trong 6 yếu tố tiền lƣơng và phúc lợi, đào tạo - thăng tiến, đồng nghiệp, lãnh đạo,bản chất công việc và điều kiện làm việc, nhân viên tại KTNN hài lòng nhất với yếu tố Điều kiện làm việc và yếu tố Tiền lƣơng và không hài lòng nhất với yếu tố Đào tạo – thăng tiến và yếu tố Cấp trên.
Về tình hình công tác đào tạo, bồi dƣỡng trong những năm gần đây tại KTNN
* Về tình hình thực hiện
Hàng năm, KTNN Việt Nam đều có những chƣơng trình bồi dƣỡng Kiểm toán viên dự bị, kiểm toán viên và kiểm toán viên chính theo nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng kiểm toán viên nhà nƣớc do Tổng KTNN ban hành.
Bên cạnh việc liên tục đào tạo, bồi dƣỡng trong nƣớc, KTNN còn chú trọng không ngừng mở rộng hợp tác với các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) trên thế giới và các tổ chức nghề nghiệp trong việc tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, hội thảo để phổ biến, chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm, các thông lệ quốc tế nhằm tăng cƣờng năng lực chuyên môn và bồi dƣỡng kiến thức bổ trợ cho cán bộ, công chức, đặc biệt là trong các lĩnh vực kiểm toán mới nhƣ kiểm toán hoạt động, kiểm toán môi trƣờng, kiểm toán công nghệ thông tin.
Ngoài ra, KTNN cũng có các khóa bồi dƣỡng kiến thức bổ trợ cho cán bộ trong cơ quan nhƣ: các khóa bồi dƣỡng kiến thức tin học, các khóa bồi dƣỡng kiến
thức ngoại ngữ, đào tạo lý luận chính trị cao cấp, bồi dƣỡng kiến thức quản lý nhà nƣớc.KTNN Việt Nam cũng có các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao ở nƣớc ngoài, cử cán bộ đi học tập, thi chứng chỉ quốc tế về kế toán kiểm toán nhƣ chứng chỉ ACCA của Anh, chứng chỉ CPA của Úc.
* Kết quả đạt được:
Trong năm 2016:
- Tổ chức 15 lớp đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn cho 1.057 lƣợt công chức, trong đó tập trung đào tạo đội ngũ KTV mới tuyển dụng, bồi dƣỡng các kỹ năng về kiểm toán hoạt động, kiểm toán môi trƣờng, phƣơng pháp khai thác dữ liệu của ngành thuế, hải quan, kho bạc nhà nƣớc, hệ thống chuẩn mực KTNN;
- Tổ chức 33 lớp đào tạo tin học cho 1.515 lƣợt công chức;
- Cử nhiều cán bộ, công chức tham gia các hội thảo, khóa đào tạo nƣớc ngoài;
- Các đơn vị trực thuộc cũng đã chủ động bồi dƣỡng, trao đổi trong nội bộ 190 lƣợt chuyên đề trƣớc khi triển khai công tác kiểm toán; hoàn thành 54 bộ tài liệu thuộc Chƣơng trình đào tạo bồi dƣỡng các ngạch KTVNN, Chƣơng trình bồi dƣỡng kỹ năng kiểm toán các lĩnh vực;
- Trƣờng ĐT & BDNVKT đã tổ chức thẩm định 08 tài liệu đào tạo, trình lãnh đạo KTNN thành lập hội đồng thẩm định 45 tài liệu.
Trong năm 2017:
- Tổ chức 56/63 lớp đào tạo, tọa đàm, hội thảo (đạt 89%) và cử tổng số 2.735 lƣợt công chức theo kế hoạch đã đề ra;
- Tổ chức thẩm định và nghiệm thu 80/84 tài liệu thuộc chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng các ngạch KTVNN, Chƣơng trình bồi dƣỡng kỹ năng kiểm toán các lĩnh vực;
- Cử hơn 100 lƣợt cán bộ, công chức, KTV tham gia các khóa đào tạo, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ tại các tổ chức hội nghề nghiệp các SAI tiên tiến trên thế giới thông qua các hoạt động hợp tác song phƣơng và đa phƣơng;
- Cử hơn 100 lƣợt cán bộ, công chức, kiểm toán viên tham gia các khóa đào tạo, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ tại các tổ chức hội nghề nghiệp các cơ quan kiểm toán tối cao trên thế giới thông qua các hoạt động hợp tác song phƣơng và đa phƣơng;
- Mời các chuyên gia quốc tế hàng đầu về lĩnh vực kiểm toán công đến giảng dạy và tập huấn cho hơn 450 lƣợt cán bộ, công chức, KTV của KTNN.
7 tháng đầu năm 2018:
- Tổ chức 22 lớp tọa đàm, hội thảo với tổng số 959 lƣợt công chức;
- Tổ chức các lớp tập huấn và đi thực địa cho các cán bộ, công chức của KTNN nhằm trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết phục vụ Đại hội ASOSAI 14. Cụ thể: mở 05 lớp tập huấn và khảo sát thực địa với 437 lƣợt cán bộ, công chức và các thành viên tiểu ban nhằm trang bị các kỹ năng phục vụ Đại hội ASOSAI 14;
- Phối hợp với Dự án ADB và Ngân hàng thế giới (WB) tổ chức các hội thảo, tập huấn trao đổi kinh nghiệm về kiểm toán dự toán ngân sách nhà nƣớc, kiểm toán tài chính các dự án do ADB tài trợ cho 175 lƣợt công chức KTNN;
- Trƣớc khi triển khai kiểm toán, các đơn vị KTNN chuyên ngành và KTNN khu vực đã tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ với nhiều nội dung thiết thực nhằm triển khai các cuộc kiểm toán đảm bảo chất lƣợng nhƣ: cập nhật các chính sách, chế độ mới của nhà nƣớc liên quan đến hoạt động kiểm toán; bồi dƣỡng các kỹ năng, kinh nghiệm đối với các lĩnh vực kiểm toán;
- Cử 56 lƣợt cán bộ, công chức tham gia 18 đoàn công tác, học tập, hội thảo tại nƣớc ngoài;
- Ban hành 06 bộ tài liệu bồi dƣỡng của các chƣơng trình bồi dƣỡng sau: Chƣơng trình bồi dƣỡng kỹ năng kiểm toán các tổ chức tài chính ngân hàng;Chƣơng trình bồi dƣỡng kỹ năng kiểm toán doanh nghiệp, Chƣơng trình bồi dƣỡng kỹ năng kiểm toán NSNN, Chƣơng trình bồi dƣỡng kỹ năng kiểm toán dự án ĐTXD công trình, Chƣơng trình bồi dƣỡng chuyên môn ngạch kiểm toán viên chính.
- Hiện nay, Trƣờng Đào tạo và Bồi dƣỡng nghiệp vụ kiểm toán – đơn vị chức năng của KTNN đang tiếp tục hoàn thiện các tài liệu bồi dƣỡng của các chƣơng trình sau để trình Tổng KTNN ban hành nhƣ: Chƣơng trình bồi dƣỡng chuyên môn tiền kiểm toán viên; Chƣơng trình bồi dƣỡng kỹ năng lãnh đạo quản lý cấp Trƣởng đoàn kiểm toán; Chƣơng trình bồi dƣỡng kỹ năng lãnh đạo quản lý cấp Tổ trƣởng Tổ kiểm toán; Chƣơng trình bồi dƣỡng kỹ năng lãnh đạo cấp phòng (sửa đổi). Đồng thời, KTNN đang khẩn trƣơng hoàn thành việc biên soạn 04 tài liệu bồi dƣỡng sau: Tài liệu bồi dƣỡng kiểm toán CNTT;Tài liệu bồi dƣỡng kiểm toán việc quản lý và sử đụng đất đai; Tài liệu bồi dƣỡng kiểm toán môi trƣờng, Tài liệu bồi dƣỡng kiểm toán chƣơng trình mục tiêu quốc gia.
Từ năm 1994-2017:
- Tổ chức 4,561 lƣợt công chức, viên chức tham gia 63 lớp bồi dƣỡng các ngạch kiểm toán viên nhà nƣớc và gân 1091 lớp bồi dƣỡng tập huấn, cập nhật kiến thức cho hơn 58.598 lƣợt công chức, viên chức;
- Tổ chức 252 lƣợt công chức, viên chức theo học các lớp bồi dƣỡng lý luận chính trị cao cấp và 1650 lƣợt công chức, viên chức theo học các lớp bồi dƣỡng kiến thức quản lý nhà nƣớc các ngạch chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp;
- Tổ chức 330 lớp đào tạo, bồi dƣỡng cho 9.142 lƣợt công chức, viên chức về kiến thức tin học và ngoại ngữ;
- Tổ chức 1.705 lƣợt cán bộ, công chức và viên chức tham gia các đoàn công tác đi khảo sát, tham quan, học tập kinh nghiệm nƣớc ngoài về công tác kiểm toán;
- Cử 385 công chức, viên chức tham gia học tập, nâng cao trình độ: Văn bằng 2, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, chứng chỉ kiểm toán ACCA, CPA Úc.
Từ kết quả phân tích dữ liệu ở trên, qua thực tế công tác tại Kiểm toán nhà nƣớc, với sự quan sát và trải nghiệm của bản thân,tác giả đƣa ra một số nhận định, đánh giá về các ƣu điểm,hạn chế và nguyên nhân của các yếu tố, đặc biệt là hai yếu tố Đào tạo – thăng tiến và yếu tố Cấp trên hiện đƣợc xem là hai yếu tố tác động mạnh nhất tới sự hài lòng của nhân viên tại Kiểm toán nhà nƣớc, cụ thể nhƣ sau:
3.3.1 Ưu điểm
- Về tiền lƣơngvà phúc lợi:
Về tiền lương
(1) Tại Kiểm toán nhà nƣớc, về cơ bản, nhân tố tiền lƣơng đáp ứng đƣợc nhu cầu cơ bản của nhân viên. Nhân viên nhận đƣợc lƣơng đúng hạn hàng tháng.
(2) Các chính sách về tiền lƣơng tuân thủ theo định mức và chính sách chung của nhà nƣớc, các chính sách rõ ràng và đƣợc phổ biến tới toàn thể nhân viên trong cơ quan.Việc nâng lƣơng của cơ quan thực hiện theo quy định chung của nhà nƣớc, theo đó, nhân viên thuộc biên chế đƣợc nâng lƣơng thƣờng xuyên định kỳ 3 năm/ lần. Để khuyến khích, động viên nhân viên, cơ quan còn có chính sách nâng lƣơng trƣớc hạn đối với những nhân viên có các thành tích đặc biệt.
(3) Công tác tiền lƣơng luôn đƣợc quan tâm đúng mức nhằm tạo điều kiện