Thiết kế luận văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên tại cơ quan kiểm toán nhà nước (Trang 38 - 43)

2.3.1 Xác định các nhân tố cần khảo sát

Nhƣ đã nêu ở phần tóm tắt nội dung chƣơng I, mặc dù các mô hình nghiên cứu trƣớc đây đƣa ra những nhân tố khác nhau tác động đến sự hài lòng của nhân viên nhƣng để phù hợp với điều kiện làm việc ở Việt Nam, tác giả đề xuất 06 nhân tố cần khảo sát, gồm: tiền lƣơng và phúc lợi, đào tạo và thăng tiến, đồng nghiệp, lãnh đạo, bản chất công việc và điều kiện làm việc. Qua phỏng vấn sơ bộ 20 nhân viên hiện, kết quả cho thấy phần lớn nhân viên nhất trí với việc sử dụng 06 nhân tố khảo sát trên để nghiên cứu đo lƣờng mức độ hài lòng của nhân viên. Do đó, tác giả quyết định đề xuất mô hình nghiên cứu với 06 nhân tố khảo sát, cụ thể nhƣ thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) * Các giả thuyết nghiên cứu

Trên cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hƣởng tới sự hài lòng của nhân viên trong công việc nhƣ đã đề cập ở Chƣơng I, kết quả các nghiên cứu thực chứng trong và ngoài nƣớc, tác giả đề xuất một số giả thuyết nghiên cứu nhƣ sau:

Tiền lương và phúc lợi

Tiền lƣơng là khoản tiền mà ngƣời lao động nhận đƣợc khi làm việc cho một cơ quan, doanh nghiệp hay tổ chức nào đó. Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu này,

Sự hài lòng công việc Bản chất công việc Lƣơng và phúc lợi Cấp trên nghiệp Đồng Môi trƣờng làm việc Đào tạo và thăng tiến

tiền lƣơng đƣợc hiểu là số tiền nhân viên nhận đƣợc khi làm việc cho cơ quan, số tiền này không bao gồm các khoản tiền có đƣợc khi làm những công việc khác cho những cơ quan, tổ chức khác không phải là cơ quan hiện đang công tác. Tiền lƣơng mà nhân viên nhận đƣợc bao gồm lƣơng cơ bản, các khoản trợ cấp, các khoản thƣởng các loại (định kỳ và không định kỳ) và lợi ích bằng tiền khác phát sinh trực tiếp từ công việc đang đảm nhận tại cơ quan.

Phúc lợi là những lợi ích mà nhân viên nhận đƣợc từ tổ chức ngoài tiền lƣơng mà nhân viên nhận đƣợc, gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đƣợc đi nghỉ mát hàng năm, ….

H1: Tiền lương và phúc lợi có tác động tích cực tới sự hài lòng trong công việc của nhân viên

Đào tạo và thăng tiến

Đào tạo là việc học hỏi, trau dồi những kiến thức, kỹ năng cần thiết để phục vụ công việc. Thăng tiến là việc di chuyển lên một vị trí, cấp bậc cao hơn, quan trọng hơn trong một cơ quan, một tổ chức. Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu này, đào tạo và thăng tiến tạo đƣợc nhóm lại vào một mục vì lý do đào tạo và thăng tiến có mối liên hệ gần gũi với nhau, đào tạo thƣờng tạo cơ hội cho nhân viên phát triển và hoàn thiện bản thân và là cơ sở, điều kiện để nhân viên đƣợc xem xét thăng tiến, đề bạt.

H2: Đào tạo và thăng tiến có tác động tích cực tới sự hài lòng trong công việc của nhân viên

Đồng nghiệp

Là những ngƣời phối hợp làm việc với nhau trong một cơ quan hoặc tổ chức nào đó. Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu này, đồng nghiệp là những ngƣời cùng làm trong cơ quan, những ngƣời mà bạn hàng ngày tiếp xúc, trao đổi, chia sẻtrong công việc. Có thể nói, trong khoảng thời gian 8 tiếng làm việc hành chính, thời gian mà mỗi nhân viên làm việc với đồng nghiệp nhiều hơn thời gian mà nhân viên đó làm việc với cấp trên. Do đó, mối quan hệ với đồng nghiệp có sự ảnh hƣởng nhất định đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên.

H3: Đồng nghiệp có tác động tích cực tới sự hài lòng trong công việc của nhân viên.

Cấp trên

Là ngƣời có vị trí, cấp bậc cao hơn trong một cơ quan hoặc một tổ chức nào đó. Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu này, cấp trên là ngƣời trực tiếp quản lý nhân viên trong công việc. Cấp trên là nhân tố quan trọng tác động đến sự hài lòng của nhân viên và tạo sự gắn bó giữa nhân viên và cơ quan. Mức độ hài lòng trong công việc của nhân viên càng tăng cùng với sự tăng lên về mức độ trong các khía cạnh sau của cấp trên: năng lực, tầm nhìn, khả năng điều hành, sự hiểu biết, sự hỗ trợ và bảo vệ nhân viên khi cần thiết, sự thân thiện, sự đối xử công bằng, biết đƣa ra những lời khen ngợi khi nhân viên thực hiện tốt các nhiệm vụ, công việc đƣợc giao, biết lắng nghe ý kiến của nhân viên, quan tâm đến lợi ích của nhân viên, sự ghi nhận những đóng góp, cống hiến của nhân viên.

H4: Cấp trên có tác động tích cực tới sự hài lòng trong công việc của nhân viên.

Bản chất công việc

Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu này, bản chất công việc là sự phù hợp của công việc với nhân viên trên các khía cạnh nhƣ: sự phù hợp của công việc với kiến thức, năng lực chuyên môn và sở trƣờng của nhân viên, công việc có tính thú vị và có nhiều thách thức.

H5: Bản chất công việc có tác động tích cực tới sự hài lòng trong công việc của nhân viên.

Điều kiện làm việc

Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu này, điều kiện làm việc là tình trạng nơi làm việc của nhân viên, hay hiểu một cách đơn giản, điều kiện làm việc là các nhân tố tác động tới sự thuận tiện và thoải mái của nhân viên nhƣ môi trƣờng làm việc an toàn, không gian làm việc đƣợc bố trí một cách hợp lý, nhân viên đƣợc trang bị các phƣơng tiện, dụng cụ và thiết bị cần thiết để thực hiện công việc. Có thể nói điều kiện làm việc là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến sự hài lòng của nhân viên tại nơi làm việc.

H6: Điều kiện có tác động tích cực tới sự hài lòng trong công việc của nhân viên.

Bảng 2.1: Nguồn gốc các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất

STT Các nhân tố Các công trình nghiên cứu đã thực hiện

1 Tiền lƣơng - Smith (1969) - Foreman Fact (1946) - Spector (1977) - Lƣơng Thị Thu (2015) - Trần Văn Huynh (2015) - Võ Hoàng Phúc (2015)

- Nghiên cứu định tính của tác giả

2 Cơ hội đào tạo – thăng tiến - Smith (1969) - Weiss (1967) - Foreman Fact (1946) - Spector (1977) - Lƣơng Thị Thu (2015) - Trần Văn Huynh (2015) - Võ Hoàng Phúc (2015)

- Phạm Thu Hằng, Phạm Thị Thanh Hƣơng (2015) - Nghiên cứu định tính của tác giả

3 Cấp trên - Smith (1969) - Weiss (1967) - Foreman Fact (1946) - Spector (1977) - Lƣơng Thị Thu (2015) - Trần Văn Huynh (2015)

- Phạm Thu Hằng, Phạm Thị Thanh Hƣơng (2015) - Nghiên cứu định tính của tác giả

4 Đồng nghiệp - Smith (1969) - Weiss (1967) - Spector (1977) - Lƣơng Thị Thu (2015) - Trần Văn Huynh (2015) - Võ Hoàng Phúc (2015)

- Phạm Thu Hằng, Phạm Thị Thanh Hƣơng (2015) - Nghiên cứu định tính của tác giả

5 Bản chất công việc - Smith (1969) - Foreman Fact (1946) - Lƣơng Thị Thu (2015) - Trần Văn Huynh (2015)

- Phạm Thu Hằng, Phạm Thị Thanh Hƣơng (2015) - Nghiên cứu định tính của tác giả

6 Điều kiện làm việc - Weiss (1967) - Lƣơng Thị Thu (2015) - Trần Văn Huynh (2015) - Võ Hoàng Phúc (2015)

- Phạm Thu Hằng, Phạm Thị Thanh Hƣơng (2015) - Nghiên cứu định tính của tác giả

Bảng 2.2: Bảng mã hóa các biến quan sát

Các nhân tố

Mã hóa BQS

Tiền lương và phúc lợi

1. Thu nhập mà nhân viên nhận đƣợc phù hợp với khả năng làm việc và đóng góp của nhân viên

TL1 2. Nhân viên có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập TL2 3. Cơ quan phân phối công bằng các khoản thu nhập theo đóng góp của từng nhân viên

TL3

4. Cơ quan có chính sách phúc lợi thỏa đáng TL4

Đào tạo – thăng tiến

5. Nhân viên đƣợc đào tạo và phát triển DT1

6. Cơ quan có chính sách thăng tiến rõ ràng DT2

7. Nhân viên có nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển DT3 8. Có sự công bằng trong việc thăng tiến của nhân viên DT4

Cấp trên

9. Cấp trên quan tâm và hỗ trợ cấp dƣới trong công việc CT1

10. Cấp trên công bằng với các nhân viên CT2

11. Cấp trên lắng nghe và coi trọng ý kiến đóng góp của nhân viên CT3

12. Cấp trên có năng lực và khả năng lãnh đạo CT4

Đồng nghiệp

13. Đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau DN1

14. Đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt DN2

15. Đồng nghiệp hòa đồng, thân thiện DN3

16. Đồng nghiệp đáng tin cậy DN4

Bản chất công việc

17. Công việc phù hợp với trình độ của nhân viên CV1

18. Công việc có nhiều thách thức và thú vị CV2

19. Công việc tạo động lực để sáng tạo phát triên công việc CV3

20. Khối lƣợng công việc phù hợp CV4

Điều kiện làm việc

21. Môi trƣờng làm việc an toàn DK1

22. Trang thiết bị làm việc đầy đủ DK2

23. Thời gian làm việc hợp lý DK3

24. Cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ DK4

Sự hài lòng chung của nhân viên đối với Cơ quan

25. Nhân viên cảm thấy hài lòng khi làm việc tại cơ quan HL1 26. Nhân viên giới thiệu với ngƣời khác về cơ quan HL2 27. Nhân viên rất tự hào khi làm việc tại công ty HL3

Thang đo dự kiến sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo Likert 5 mức độ đƣợc sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao tùy theo câu hỏi.

2.3.2 Thiết kế bảng câu hỏi

Các bƣớc tiến hành thiết kế bảng câu hỏi: + Bƣớc 1: Thiết kế bảng hỏi sơ bộ (Phụ lục 01)

+ Bƣớc 2: Tiến hành phỏng vấn thử 20 nhân viên hiện đang làm việc tại Kiểm toán nhà nƣớc để nắm đƣợc phản ứng, nhận xét của ngƣời đƣợc phỏng vấn đối với thang đo dự kiến và các phát biểu đƣợc nêu trong bảng hỏi.

+ Bƣớc 3: Chỉnh sửa và hoàn thiện bảng hỏi, tiến hành phỏng vấn chính thức nhân viên.

Nội dung bảng câu hỏi:

Phần I: Thông tin cá nhân của ngƣời đƣợc phỏng vấn Phần II: Nội dung các câu hỏi

2.3.3 Thực hiện khảo sát

Sau khi bảng câu hỏi khảo sát đƣợc hoàn thiện, việc khảo sát sẽ đƣợc tiến hành. Bảng câu hỏi khảo sát sẽ đƣợc in ra giấy, phát cùng lúc cho tất cả nhân viên và đƣợc thu lại cùng lúc sau khi tất cả các nhân viên đã hoàn thành. Mô hình có số biến quan sát là 27, theo nghiên cứu của Hair (1998), để có thể phân tích nhân tố khám phá cần thu thập dữ liệu với kích thƣớc mẫu ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát, do đó kích thƣớc mẫu cần thiết là n = 27*5 = 135. Để đảm bảo kích thƣớc mẫu trên, 180 bảng câu hỏi đƣợc sử dụng để phỏng vấn chính thức nhân viên, thu về 150 bảng câu hỏi đã đƣợc trả lời hợp lệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên tại cơ quan kiểm toán nhà nước (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)