Khái quát về hoạt động vận tả i giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) logistics trong ngoại thương tại việt nam (Trang 44 - 45)

2.1. LOGISTICS VÀ VẬN TẢ I GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT

2.1.1. Khái quát về hoạt động vận tả i giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tạ

2.1.1. Khái quát về hoạt động vận tải - giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam. khẩu tại Việt Nam.

Vận tải - giao nhận hàng hoá là một hoạt động quan trọng trong quá trình xuất nhập khẩu cũng nhƣ toàn bộ khâu phân phối hàng hoá. Vận tải và giao nhận đóng vai trò trung gian nối liền hai khâu quan trọng của hoạt động xã hội là sản xuất và tiêu dùng. Trong hoạt động ngoại thƣơng, vận tải đóng vai trò trong sự di chuyển vật chất quốc tế còn hoạt động giao nhận đóng vai trò trong việc giám sát quá trình vận chuyển, thực hiện các thủ tục cho hàng hoá, đƣa hàng hoá từ nơi giao hàng tới phƣơng tiện vận tải và từ phƣơng tiện vận tải tới nơi nhận hàng.

Tại Việt Nam, vận tải và giao nhận trong xuất nhập khẩu cũng chỉ mới thực sự phát triển trong vài năm trở lại đây. Trƣớc đổi mới, ngoại thƣơng là lĩnh vực hoạt động độc quyền của nhà nƣớc và do đó chỉ một số ít các doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc tổ chức với chức năng xuất nhập khẩu. Trƣớc những năm 1970, các doanh nghiệp này tự đứng lên tổ chức hoạt động giao nhận, tự liên hệ để thực hiện các hoạt động vận tải bao gồm cả vận tải nội địa và vận tải quốc tế. Tuy nhiên, do hoạt động phân tán, manh mún và tính kém hiệu quả bởi các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tự đứng ra thực hiện quá trình kho vận, giao nhận nên tới năm 1970, Bộ Ngoại Thƣơng (nay là Bộ Công Thƣơng) đã thành lập hai tổ chức có chức năng hoạt động giao nhận là Cục kho vận kiêm Tổng công ty giao nhận có trụ sở tại Hải Phòng và Công ty giao nhận đƣờng bộ có trụ sở tại Hà Nội. Hai tổ chức này thực hiện chức năng tập trung đầu mối quản lý, chuyên môn hoá khâu vận tải và giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu. Năm 1976, Bộ sáp nhập hai tổ chức này thành một công ty thống nhất là Tổng công ty Giao nhận và Kho vận Ngoại thƣơng (Vietrans). Trong thời kỳ thực hiện cơ chế kinh tế kế hoạch hoá, Vietrans là đơn vị duy

nhất có quyền thực hiện các hoạt động giao nhận ngoại thƣơng trên cơ sở ủy thác của các đơn vị xuất nhập khẩu. Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trƣờng hoạt động giao nhận đã đƣợc mở rộng ra cho các loại hình kinh tế khác tham gia, phá vỡ thế độc quyền của các doanh nghiệp nhà nƣớc. Dịch vụ vận tải và giao nhận hiện nay đƣợc cung cấp bởi rất nhiều các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế (nhà nƣớc, tƣ nhân, có vốn nƣớc ngoài) hình thành nên một thị trƣờng cung cấp dịch vụ khá sôi động. Với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động vận tải và giao nhận tại Việt Nam, năm 2004, “Hiệp hội những nhà giao nhận Việt Nam” (VIFFAS) đƣợc thành lập. Hiệp hội này đóng vai trò trong việc liên kết các thành viên, bảo vệ quyền lợi của các nhà giao nhận, đề ra một số quy định giúp định hƣớng thị trƣờng phát triển lành mạnh và bền vững. Nhƣ vậy, hoạt động vận tải và giao nhận của Việt Nam đã trải qua một quá trình phát triển trong thời gian khá dài. Qua những năm này, Việt Nam cũng đã xây dựng đƣợc hệ thống cơ sở vật chất cơ bản tuy chƣa hiện đại nhƣng cũng đã bƣớc đầu dần đáp ứng yêu cầu cho một nền kinh tế với hoạt động ngoại thƣơng phát triển nhanh. Tuy nhiên, do những yêu cầu mới cũng nhƣ tạo động lực cho nền kinh tế, hoạt động giao nhận cần phải có những bƣớc phát triển tích cực và đầy đủ hơn nữa để trở thành hoạt động logistics. Cùng với đó, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận của Việt Nam cũng cần phải tự đổi mới, mở rộng và nâng cao dịch vụ để dần tiếp cận với thị trƣờng các hoạt động logistics mà nhu cầu đang tăng lên rất cao theo đà phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) logistics trong ngoại thương tại việt nam (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)