1.2. LOGISTICS TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
1.2.1. Logistics và vận tả i giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Ở mức độ phát triển thấp hơn logistics là hoạt động vận tải và giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu. Do vậy, để nghiên cứu sâu về logistics thì việc nghiên cứu hoạt động giao nhận này là một bƣớc tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của logistics trong hoạt động ngoại thƣơng.
1.2.1.1. Giao nhận hàng hoá trong ngoại thương.
Cùng với quá trình phát triển của thƣơng mại quốc tế, phạm vi giao lƣu của hoạt động thƣơng mại ngày càng đƣợc mở rộng, hàng hoá xuất nhập khẩu sẽ đƣợc vận chuyển từ nƣớc này sang nƣớc kia thông qua một hay nhiều hình thức vận tải khác nhau. Thƣơng mại càng phát triển thì sự phức tạp của hoạt động vận tải càng tăng và các hình thức vận tải ngày càng đa dạng. Trƣớc đây, ngƣời gửi hàng thƣờng phải tiến hành ký kết các hợp đồng vận tải riêng rẽ cho từng chặng đƣờng, từng loại hình vận tải với chi phí và rủi ro rất lớn. Đó là một trong những cản trở quan trọng cho xu hƣớng phát triển của thƣơng mại. Cùng với những thay đổi nhanh chóng của hoạt động thƣơng mại với sự chuyên môn hoá và tính chất đa dạng, một bộ phận trung gian trong hoạt động thƣơng mại đã đƣợc hình thành mà bản thân họ không phải là ngƣời sản xuất cũng không phải là ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Quá trình phát triển của thƣơng mại đã hình thành nên một bộ phận trung gian chuyên thực hiện các hoạt động liên quan đến quá trình vận tải. Đó là các nhà giao nhận (forwarding agents hay forwarders).
Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận đƣợc định nghĩa nhƣ là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lƣu kho, bốc xếp, đóng gói, phân phối hàng hóa cũng nhƣ các dịch vụ tƣ vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá.
Theo điều 163, Luật Thƣơng mại Việt Nam (1997) thì “giao nhận hàng hoá là hành vi thƣơng mại, theo đó ngƣời làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ ngƣời gửi, tổ chức vận chuyển, lƣu kho, lƣu bãi, thực hiện các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho ngƣời nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của ngƣời vận tải hoặc của ngƣời giao nhận khác (gọi chung là khách hàng)”. Nhƣ vậy, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng. Ngƣời giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý hay thuê dịch vụ của một bên cung cấp thứ ba khác. Hoạt động giao nhận thƣờng chỉ là hoạt động mang tính chất trung gian và không có tác động đến quá trình vận chuyển của hàng hoá.
1.2.1.2. Vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu.
Vận tải là hoạt động quan trọng nhất trong chuỗi logistics. Chi phí cho hoạt động vận tải thƣờng chiếm tới trên 50% chi phí của toàn bộ chuỗi logistics. Hiện nay, trong hoạt động xuất nhập khẩu có sử dụng rất nhiều hình thức vận tải nhƣng quan trọng nhất là vận tải biển, vận tải đƣờng sắt-bộ và vận tải đƣờng hàng không.
a. Vận tải hàng hoá bằng đường biển.
Trong quá trình phát triển của lịch sử, vận tải đƣờng biển ra đời khá sớm so với các phƣơng thức vận tải khác. Ngay từ thế kỷ thứ V trƣớc công nguyên con ngƣời đã biết lợi dụng biển làm các tuyến đƣờng giao thông để giao lƣu các vùng miền, các quốc gia với nhau. Với những ƣu điểm nổi bật nhƣ chi phí vận chuyển thấp, năng lực vận chuyển hàng hoá lớn, các tuyến vận tải đƣợc hình thành tự nhiên, vận tải biển là loại hình phù hợp và phổ biến nhất trong thƣơng mại quốc tế. Vận tải biển hiện đã phát triển mạnh và trở thành ngành vận tải hiện đại, ứng dụng nhiều thành tựu của khoa học công nghệ, đa dạng (gồm tàu chợ, tàu chuyến, tàu chở container, tàu chở hàng hoá đặc biệt, tàu LNG…), đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ thống vận tải quốc tế (chiếm tới 80% tổng khối lƣợng hàng hoá xuất nhập khẩu đƣợc chuyên chở trên toàn
thế giới). Do sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại ngày nay, tốc độ và trọng tải của tàu biển đã tăng lên rất nhiều. Với những con tàu có sức chứa siêu lớn, chi phí vận chuyển cho mỗi đơn vị hàng hoá đã đƣợc cắt giảm đáng kể. Có thể nói, trong vài thập kỷ nữa, vận tải biển trong đó chủ yếu là vận tải container sẽ vẫn đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động chuyên chở hàng hoá đặc biệt là đối với hàng hoá xuất nhập khẩu.
b. Vận tải hàng hóa bằng đường bộ và đường sắt.
Trong ngoại thƣơng, vận tải hàng hoá bằng đƣờng sắt và đƣờng bộ (thƣờng là sự kết hợp giữa ƣu điểm giá thành thấp, khối lƣợng vận chuyển lớn của đƣờng sắt và tính cơ động của vận tải đƣờng bộ) cũng khá phổ biến đặc biệt là tại những nơi không gần biển hay đối với những giao dịch mậu biên. Hiện nay, với sự phát triển ngày càng hoàn thiện của cơ sở hạ tầng, vận tải đƣờng bộ và vận tải đƣờng sắt cũng có những bƣớc phát triển đáng kể. Tại những vùng kinh tế phát triển nhƣ châu Âu hay Bắc Mỹ, hệ thống đƣờng cao tốc nối liền các trung tâm kinh tế lớn, giữa các quốc gia góp phần không nhỏ thúc đẩy giao thƣơng. Cùng với hệ thống đƣờng bộ tƣơng đối hoàn chỉnh, hệ thống đƣờng sắt cao tốc ở châu Âu, Bắc Mỹ (liên kết Mỹ-Canada-Mexico), Nhật Bản cũng là những hệ thống tốt nhất trên thế giới hiện nay. Mạng lƣới này giúp hàng hoá dễ dàng đƣợc lƣu chuyển với chi phí thấp và thời gian ngắn. Sự kết hợp này đã hình thành mạng vận chuyển và phân phối chủ yếu đối với những khu vực có diện tích rộng lớn, gắn kết những điểm trong nội địa với các cảng biển và hệ thống giao thông hàng hải quốc tế.
c. Vận tải hàng hoá bằng đường hàng không.
Đặc điểm nổi bật của hình thức vận tải đƣờng hàng không là tính chính xác và sự nhanh chóng. Tuy ra đời khá muộn nhƣng hiện nay vai trò của vận tải đƣờng hàng không trong thƣơng mại quốc tế giữ vị trí nổi bật ở những hoạt động cần sự nhanh chóng, chính xác đặc biệt là với hàng hoá gọn nhẹ, giá trị cao. Vận tải hàng không kết hợp với vận tải bộ (air-trucking) hoặc vận tải biển (sea-air) cũng là những hình thức vận tải khá phổ biến. Sự kết hợp này vừa tận dụng đƣợc ƣu điểm của vận tải biển là giá cƣớc vận tải thấp, sự
linh hoạt của vận tải đƣờng bộ với tốc độ của vận tải hàng không nhằm vận chuyển một khối lƣợng hàng hoá không quá lớn với thời gian ngắn và chi phí thấp hơn nhiều so với vận tải hoàn toàn bằng đƣờng hàng không. Một trong những nhƣợc điểm lớn nhất và cũng là đặc thù của vận tải đƣờng hàng không là chi phí vận tải quá cao. Chính vì vậy, vận tải hàng không hiện nay chỉ hạn chế trong một số ít những mặt hàng giá trị lớn, cần thời gian vận chuyển nhanh chóng nhƣ hàng may mặc, giầy dép với số lƣợng nhỏ, hàng mẫu, bƣu phẩm, bƣu chính… Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với nhu cầu ngày càng tăng, thị trƣờng vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng hàng không tăng trƣởng rất nhanh. Để tăng khả năng vận chuyển, tăng tính hiệu quả và giảm chi phí trên từng đơn vị hàng hoá, nhiều hãng hàng không và một số công ty cung cấp dịch vụ logistics lớn trên thế giới (Fedex, UPS, DHL…) đã đầu tƣ những đội máy bay chuyên dụng chỉ dùng để chở hàng hoá (freighter) thay vì kết hợp chở khách và chở hàng hóa nhƣ trƣớc đây. Với những freighter này, hoạt động chuyên chở bằng đƣờng hàng không sẽ đƣợc thực hiện dễ dàng, không phụ thuộc vào mạng lƣới đƣờng bay chở khách thƣơng mại, không cần những tuyến cố định mà hoàn toàn chủ động về thời gian và lịch trình, đảm bảo hiệu quả và tiện lợi nhất cho khách hàng.
d. Vận tải đa phương thức và cuộc cách mạng container hoá.
Trong quá trình vận chuyển hàng hoá, đặc biệt là với hàng hoá xuất nhập khẩu, việc bảo quản hàng hoá trong một thời gian dài, quãng đƣờng vận chuyển xa gặp nhiều khó khăn, tốn kém. Chính vì vậy, yêu cầu thiết kế những dụng cụ chứa hàng nhằm bảo đảm hàng hoá trong quá trình vận chuyển đƣợc an toàn, quá trình đóng hàng, dỡ hàng diễn ra một cách thuận lợi, nhanh chóng, ít tốn kém luôn đƣợc đặt ra. Với mục đích đó và cùng với quá trình phát triển của vận tải và khoa học kỹ thuật, các công cụ chứa hàng lần lƣợt đƣợc ra đời (pallet, trailer…), cải tiến và hình thành hình thức vận chuyển hàng hoá trong các container nhƣ hiện nay. Theo đánh giá, việc ra đời của container hiện đại đƣợc xem là cuộc cách mạng trong hoạt động vận tải hàng hoá vì nhiều tiện ích nhƣ container giúp cơ giới hoá quá trình bốc xếp, giảm
thời gian làm hàng, tăng quá trình quay vòng của thiết bị và phƣơng tiện chuyên chở, nâng cao rõ rệt năng suất lao động và hiệu quả kinh tế.
Một trong những ƣu điểm nổi bật nữa của vận tải hàng hoá bằng container là sự ra đời của hình thức vận tải hàng lẻ (LCL – Less than container loaded). Hình thức này đƣợc các công ty giao nhận, các công ty cung cấp dịch vụ logistics thực hiện thông qua việc gom những yêu cầu vận chuyển nhỏ (số lƣợng yêu cầu vận chuyển nhỏ hơn đơn vị container nhỏ nhất) có chung hoặc có thể thực hiện trên một tuyến đƣờng thành những đơn vị hàng hoá lớn hơn, phù hợp và đảm bảo hiệu quả kinh tế với khả năng và sức chứa của một container và thuê lại nguyên container từ những nhà chuyên chở hàng hóa có tàu và có thiết bị. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ban đầu hình thành nên một số trung gian trong quá trình vận tải hàng hoá. Dần dần, các doanh nghiệp trung gian này phát triển mạnh, mở rộng các hệ thống dịch vụ khác và hình thành các công ty giao nhận hay phát triển thành các nhà cung cấp dịch vụ logistics.
1.2.1.3. Mối quan hệ giữa hoạt động vận tải – giao nhận hàng hóa
xuất nhập khẩu và logistics.
Cùng với sự phát triển của hoạt động ngoại thƣơng, giao nhận vận tải xuất hiện với tƣ cách là một hoạt động hỗ trợ cũng hình thành khá sớm (vào thế kỷ XVI ở Châu Âu – năm 1522, công ty giao nhận đầu tiên ra đời tại Thụy Sĩ với tên gọi E. Vasnai) và ngày càng thể hiện đƣợc vai trò quan trọng. Trong hoạt động ngoại thƣơng hiện đại, vai trò của giao nhận vận tải thể hiện: - Là ngƣời trung gian giữa chủ hàng và ngƣời chuyên chở thực sự, bằng kinh nghiệm của mình giúp chủ hàng hoàn thành các thủ tục liên quan đến việc chuyên chở hàng hoá.
- Giúp hình thành một thị trƣờng vận chuyển thứ cấp trong đó các doanh nghiệp giao nhận là khách hàng của các nhà vận chuyển có phƣơng tiện nhƣ các hãng tàu biển (shipping lines), các hãng hàng không (airlines), các công ty vận chuyển nội địa (railroad, trucking) đồng thời cũng đóng vai
trò ngƣời chuyên chở (ngƣời chuyên chở không có phƣơng tiện – Non-vessel carriers) đối với khách hàng trực tiếp.
- Thực hiện các nghiệp vụ mà ngƣời chuyên chở thực sự (có phƣơng tiện) không có (hoặc không muốn) thực hiện nhƣ nghiệp vụ gom hàng lẻ (LCL), cấp vận đơn thứ cấp trong trƣờng hợp hàng hoá vận chuyển vào Hoa Kỳ (do quy định của Ủy ban Hàng hải liên bang Mỹ - FMC)...
- Thực hiện các hoạt động vận tải đa phƣơng thức, các yêu cầu vận tải chi tiết hơn so với dịch vụ mà ngƣời chuyên chở có tàu cung cấp (ví dụ nhƣ việc tổ chức thực hiện việc phân loại, giao hàng hóa tới tận nơi cho khách hàng theo yêu cầu hay tới những nơi mà các hãng tàu chƣa cung cấp dịch vụ).
- Ngƣời giao nhận phát triển và cung cấp các dịch vụ gia tăng nhƣ một nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba (3PL) nhƣ nhận làm các thủ tục xuất nhập khẩu, khai báo hải quan, tổ chức vận chuyển hàng hoá theo hình thức từ “cửa tới cửa” (Door to Door)…
Với các vai trò nhƣ vậy, hiện nay các doanh nghiệp giao nhận đều có xu hƣớng phát triển trở thành những nhà cung cấp dịch vụ logistics (3PL) thay vì chỉ tổ chức hoạt động giao nhận (forwarding) đơn thuần. Rất nhiều trong số các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu thế giới hiện nay đã phát triển lên từ các doanh nghiệp giao nhận nhƣ Kuehne Nagel, Panalpina, Expeditors of Washington, EGL… Ở Việt Nam, những doanh nghiệp giao nhận vận tải cũng đang có xu hƣớng dần chuyển thành những nhà cung cấp dịch vụ logistics (ở một nghĩa hẹp và chƣa đầy đủ) nhƣ Vinatrans, Vietrans, Sotrans, Vinafco, Thái Minh (TMC), M&P Logistics…
Xét theo nghĩa nguyên gốc, giao nhận chỉ giới hạn trong các hoạt động trung gian giữa khách hàng trực tiếp (actual/real shippers, actual/real consignees) với ngƣời chuyên chở (carriers). Thực chất, vận tải – giao nhận hàng hoá là những khâu trong toàn bộ chuỗi logistics cho hoạt động xuất nhập khẩu. Mối quan hệ giữa logistics, vận tải và giao nhận hàng hoá trong ngoại thƣơng có thể đƣợc mô hình hoá qua sơ đồ sau:
giao nhận vận tải (đa phƣơng thức) giao nhận
Biên giới Biên giới
Logistics
Hình 1.2: Sơ đồ mối quan hệ giữa vận tải, giao nhận và logistics.
Hoạt động vận tải và giao nhận có đặc điểm là hoạt động “giao” chỉ diễn ra tại nƣớc xuất khẩu và hoạt động “nhận” diễn ra tại nƣớc nhập khẩu. Hai khâu này đƣợc liên kết bởi hoạt động vận tải do ngƣời chuyên chở thực hiện. Vai trò của ngƣời giao nhận trong quá trình trên đơn thuần là ngƣời trung gian trong mối quan hệ giữa ngƣời gửi hàng, ngƣời nhận hàng và ngƣời chuyên chở.