Phân loại logistics

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) logistics trong ngoại thương tại việt nam (Trang 27 - 30)

1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA LOGISTICS

1.1.6. Phân loại logistics

Nghiên cứu quá trình phát triển của logistics, dựa theo các tiêu chí ngƣời ta phân ra nhiều loại logistics:

1.1.6.1.Phân loại theo các hình thức logistics.

a. Logistics bên thứ nhất (1PL – First Party Logistics).

Đây là hình thức chủ sở hữu hàng hoá tự mình đứng ra tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Hình thức này phát triển ban đầu và thƣờng chỉ thực hiện đƣợc khi quy mô và giới hạn hoạt động logistics còn nhỏ. Với 1PL, chủ hàng phải đầu tƣ toàn bộ phƣơng tiện vận tải, kho bãi, hệ thống thông tin, nguồn nhân lực, hệ thống quản lý cho logistics. 1PL làm quy mô của doanh nghiệp tăng lên và tính hiệu quả của hoạt động logistics giảm đi rất nhiều do thiếu chuyên môn, hoạt động logistics không ổn định, thiếu kinh nghiệm quản lý cũng nhƣ không đảm bảo sự liên tục.

b. Logistics bên thứ hai (2PL – Second Party Logistics).

Là hoạt động logistics đƣợc cung cấp bởi một bên thứ hai nhƣng chỉ giới hạn ở những khâu đơn lẻ nhất định trong chuỗi logistics. Do đặc thù logistics luôn là những hoạt động phức hợp tạo thành chuỗi logistics nên trong thực tế 2PL chỉ giới hạn trong một số trƣờng hợp nhất định với những hoạt động nhất định nhƣ vận tải (đƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng hàng không, đƣờng biển…), thủ tục thuê kho bãi, khai thuê hải quan…

c. Logistics bên thứ ba (3PL – Third Party Logistics).

Hiện nay, do sự phát triển nhanh và chuyên môn hoá của logistics, việc kết hợp các hoạt động dịch vụ tại nhiều khâu đƣợc cung cấp bởi một nhà cung cấp dịch vụ là rất phổ biến và 3PL đƣợc hình thành. Dịch vụ logistics bên thứ ba (3PL) là hình thức cung cấp dịch vụ logistics của một nhà cung cấp dịch vụ mà phạm vi hoạt động rất rộng, thực hiện trên nhiều công đoạn không giới hạn ở việc thay mặt chủ hàng đứng lên quản lý và thực hiện các dịch vụ

logistics cho từng bộ phận chức năng nhƣ đóng hàng, chuyên chở nội địa, làm thủ tục khai báo hải quan, thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu... mà còn thay mặt khách hàng thực hiện tất cả các dịch vụ liên quan từ quá trình sản xuất (quản lý đơn hàng – P/O Management) đến việc đƣa hàng hóa tới tay ngƣời tiêu dùng hoặc thậm chí cả dịch vụ logistics hậu bán hàng. Do đó, 3PL còn có thể đƣợc gọi là logistics toàn bộ. Với sự phát triển của logistics, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 3PL còn có thể thực hiện hoặc giúp chủ hàng thực hiện các khâu gia tăng giá trị nhƣ đóng gói, bảo quản, kiểm tra, thẩm định chất lƣợng, làm các thủ tục cần thiết cho việc xuất nhập khẩu cũng nhƣ đƣa sản phẩm ra thị trƣờng. Do vậy, trên thực tế, 3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau và không giới hạn trong quá trình hàng hoá đƣợc vận chuyển từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng trong đó có sự kết hợp chặt chẽ của vận chuyển, lƣu kho, hoàn thành các thủ thục giấy tờ và cùng với đó là việc xử lý thông tin sao cho các hoạt động đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất.

d. Logistics bên thứ tư (4PL – Forth Party Logistics).

Khi 3PL phát triển tới mức độ cao hơn, lúc đó nhà cung cấp dịch vụ logistics không đơn thuần chỉ cung cấp các dịch vụ thông thƣờng cho khách hàng mà còn hợp nhất các yếu tố nguồn lực, tiềm năng và các cơ sở vật chất kỹ thuật cao của mình với các tổ chức của khách hàng để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics. Đối tƣợng quản lý của 4PL sẽ không phải là các dòng hàng hoá mà chính là các hoạt động của dịch vụ logistics, các chuỗi cung cấp. 4PL cung cấp các giải pháp cho dây chuyền cung ứng, hoạch định các chính sách và tƣ vấn cho hoạt động logistics… Nhƣ vậy, mục đích của 4PL là hƣớng đến sự quản lý toàn bộ chuỗi hoạt động logistics bao gồm và không giới hạn ở việc quản trị hàng hoá từ nơi sản xuất qua các khâu phân phối đến tay ngƣời tiêu dùng mà còn quản lý các hoạt động quản lý hàng hoá, quản lý kho bãi, quá trình quản lý hàng tồn kho, thời điểm giao hàng… Trong hoạt động kinh doanh hiện đại, với những doanh nghiệp hoạt động trên quy mô lớn, việc kết hợp quản trị các hoạt động logistics kết hợp với chính sách marketing hợp lý là chìa khoá quan trọng nhất để đảm bảo sự hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp. Tại một số nƣớc và khu

vực có ngành logistics phát triển cao nhƣ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Tây Âu, Singapore… 4PL đã hình thành và phát triển nhanh trong những năm gần đây bên cạnh hình thức 3PL truyền thống.

e. Logistics trong thương mại điện tử (Fifth Party Logistics - 5PL).

Với sự phát triển nhanh chóng của thƣơng mại điện tử, mọi hoạt động giao dịch, mua bán, thanh toán hiện nay đều có thể thực hiện qua mạng Internet. Kết quả của giao dịch sẽ đƣợc thực hiện thông qua nhà cung cấp dịch vụ 5PL. Hàng hoá sẽ đƣợc giao tận nơi theo yêu cầu của ngƣời mua. Nhƣ vậy, ngƣời cung cấp dịch vụ logistics 5PL là các 3PL và 4PL đứng ra quản lý chuỗi phân phối hàng hoá trên nền tảng là hoạt động thƣơng mại điện tử. Hiện nay trên thế giới và đặc biệt là ở Mỹ, 5PL đã hình thành một số nhà cung cấp nổi tiếng nhƣ UPS, Target.direct, Fedex…

1.1.6.2.Phân loại theo quá trình.

Dựa theo thời điểm thực hiện hoạt động logistics trong các giai đoạn của quá trình sản xuất và tiêu dùng, logistics đƣợc phân thành các loại:

a. Logistics đầu vào.

Logistics đầu vào là hoạt động logistics đƣợc thực hiện trong quá trình cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất nhƣ thu thập nguồn thông tin đầu vào, chuẩn bị nguồn vốn của doanh nghiệp, nhập nguyên, nhiên vật liệu, các hoạt động lƣu trữ các yếu tố đầu vào của sản xuất. Trong điều kiện sản xuất chuyên môn hoá cao nhƣ hiện nay, logistics đầu vào đƣợc chú ý bởi ngoài hiệu quả kinh tế thu đƣợc nhờ sự tối ƣu hoá về thời gian và địa điểm, việc đảm bảo các yếu tố đầu vào còn giúp cho doanh nghiệp có thể lên kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý, thực hiện các chiến lƣợc kết hợp nhằm đạt mục tiêu chung của cả doanh nghiệp.

b. Logistics đầu ra.

Là hoạt động logistics đƣợc thực hiện đối với những sản phẩm của doanh nghiệp. Quá trình này đảm bảo sự tối ƣu hoá về vị trí, thời gian và chi phí trong quá trình phân phối lƣu thông các sản phẩm từ doanh nghiệp đến tay ngƣời tiêu dùng. Đầu ra luôn là yếu tố quan trọng nhất trong tất cả các hoạt

động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, vai trò của logistics đầu ra luôn đƣợc các doanh nghiệp đề cao và nghiên cứu thực hiện với mục đích chung là hiệu quả kinh tế lớn nhất. Kết hợp với các hoạt động quảng bá, các chiến lƣợc marketing, logistics đầu ra luôn là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp.

c. Logistics ngược.

Cùng với quá trình chuẩn bị cho đầu vào và các chiến lƣợc thúc đẩy đầu ra, việc tiết kiệm và quản lý hiệu quả trong quá trình sản xuất cũng là một trong những yếu tố quan trọng mang lại thành công cho doanh nghiệp. Hơn nữa, với những yêu cầu ngày càng chặt chẽ về bảo vệ môi trƣờng từ các nhà quản lý và cả ngƣời tiêu dùng đòi hỏi việc quản lý và thu hồi để tái chế hoặc tái sử dụng các yếu tố phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối, tiêu dùng nhƣ rác, phế liệu, phế phẩm, phụ phẩm… cần đƣợc thực hiện một cách hiệu quả. Logistics ngƣợc chính là hoạt động logistics nhằm đảm bảo sự hiệu quả cho quá trình thu hồi này.

Logistics ngƣợc

Phế phẩm, rác sản xuất Rác, phế phẩm trong tiêu dùng

Xử lý Thông tin, nguyên liệu Hàng hoá, dịch vụ

nhiên liệu, lao động.. thành phẩm

Logistics trong sản xuất, phân phối, tiêu dùng

Hình 1.1: Sơ đồ phân biệt các hình thức logistics theo quá trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) logistics trong ngoại thương tại việt nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)