1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA LOGISTICS
1.1.5. Các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của logistics
Trong những năm gần đây, logistics có những bƣớc phát triển vƣợt bậc cả về phạm vi hoạt động lẫn mức độ chuyên sâu. Sự phát triển này có nhiều nguyên nhân mà một số nguyên nhân chính trong đó có thể kể tới nhƣ:
1.1.5.1. Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại.
Thƣơng mại là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của logistics. Thƣơng mại nội địa, thƣơng mại quốc tế giúp hoạt động logistics vừa đƣợc trải rộng vừa phát triển theo chiều sâu. Logistics giúp cho những luồng hàng hoá, nguyên, nhiên vật liệu đƣợc di chuyển theo yêu cầu và với mỗi thỏa thuận trong thƣơng mại thì hoạt động logistics kèm theo sẽ giúp cho thoả thuận đó đƣợc thực hiện. Không bị giới hạn bởi không gian biên giới nhƣ logistics nội địa, hoạt động ngoại thƣơng giúp logistics quốc tế đƣợc thực hiện trên phạm vi toàn thế giới. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thƣơng mại điện tử hiện nay, các giao dịch, các hoạt động thanh toán có thể đƣợc
thực hiện hoàn toàn trên hệ thống mạng Internet và logistics sẽ thực hiện nốt những phần còn lại để giao dịch đƣợc hoàn thành.
1.1.5.2. Quá trình chuyên môn hoá.
Cùng với sự phát triển ngày càng cao của xã hội thì chuyên môn hoá cũng là một xu thế trong kinh tế hiện đại. Lợi thế chuyên môn chính là động lực đã giúp quá trình chuyên môn hoá diễn ra nhanh chóng trong sản xuất. Tuy nhiên, quá trình này không chỉ giới hạn trong lĩnh vực sản xuất mà hiện nay đã đƣợc thực hiện ở tất cả các khâu, các quá trình giúp cho toàn bộ chu trình sản xuất – phân phối – tiêu dùng đạt đƣợc hiệu quả tối đa. Logistics từ những khâu đơn lẻ dƣới quá trình chuyên môn hoá dần dần hình thành một hoạt động kinh tế độc lập làm cầu nối giữa cung ứng và sản xuất đồng thời cũng đóng vai trò chuyển tiếp giữa sản xuất và phân phối. Hiện nay, logistics đƣợc thực hiện chủ yếu bởi các nhà cung cấp dịch vụ chuyên môn (3PL) và đang có xu hƣớng tách hoàn toàn khỏi sản xuất.
1.1.5.3. Sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ.
Công nghệ hiện đại trong đó nổi bật là công nghệ thông tin hiện nay giúp cho logistics tạo đƣợc sự tin cậy rất lớn về dịch vụ đồng thời toàn bộ các khâu trong chuỗi logistics đều đƣợc gắn kết và thực hiện dễ dàng. Ứng dụng của công nghệ thông tin trong logistics hiện nay không chỉ giới hạn ở việc giao dịch mà còn cả quá trình quản lý đơn hàng, quản lý hàng hoá, vận chuyển, kiểm soát, marketing. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các khâu trong quản trị logistics cũng dần dần đƣợc tự động hoá. Việc phân loại, lập kế hoạch vận tải và toàn bộ quá trình vận chuyển đƣợc thực hiện và kiểm soát chặt chẽ đảm bảo tính hiệu quả và kịp thời.
Tại hầu hết các công ty cung cấp dịch vụ logistics toàn cầu, với chức năng kiểm tra trực tuyến (tracking), mỗi lô hàng dù lớn hay nhỏ đều đƣợc kiểm soát chặt chẽ và đảm bảo lịch trình. Các khách hàng có thể dễ dàng tra cứu hành trình của lô hàng của mình và kế hoạch vận chuyển tại một nơi bất kỳ nhờ mạng Internet. Nhƣ vậy, có thể nói khoa học công nghệ phát triển góp
phần thúc đẩy logistics phát triển và cũng nhờ có khoa học công nghệ mà logistics đã đạt đƣợc những bƣớc tiến nhảy vọt.