Tóm tắt các kết quả nghiên cứu của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên khách sạn melia hà nội (Trang 69 - 70)

CHƢƠNG 4 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Tóm tắt các kết quả nghiên cứu của đề tài

Về mô hình nghiên cứu: Mô hình nghiên cứu đƣợc đề nghị ban đầu bao gồm 6 thành phần sau khi đánh giá độ tin cậy và phân tích nhân tố, kết quả là phù hợp để đƣa vào phân tích hồi quy bội. Và kết quả cuối cùng của phân tích hồi quy bội: chỉ có 4 thành phần có ý nghĩa thống kê bao gồm yếu tố đào tạo, môi trƣờng, bản chất công việc và lãnh đạo.

Về hệ thống thang đo: Theo mô hình nghiên cứu ban đầu thang đo về sự hài lòng của nhân viên gồm 6 thành phần độc lập với 33 biến quan sát. Tuy nhiên sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA chỉ 25 biến quan sát đƣợc giữ lại để xem xét ảnh hƣởng đến sự hài lòng của nhân viên. Đối với biến phụ thuộc là sự hài lòng sau khi đánh giá độ tin cậy thì vẫn giữ nguyên 4 biến quan sát nhƣ ban đầu.

Về sự hài lòng chung: Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hài trung bình trong công việc của nhân viên khách sạn Melia Hanoi là 3.54 với thang đo Likert. Kết quả này cho thấy rằng sự hài lòng của nhân viên là chƣa cao.

Về kiểm định các đặc tính cá nhân: Ngoài các yếu tố về thành phần công việc, sự hài lòng của nhân viên cũng phụ thuộc vào các yếu tố đặc điểm cá nhân. Theo các bảng so sánh mức độ cảm nhận trung bình về các yếu tố theo đặc điểm cá nhân ta thấy đƣợc :

Ngoài lao động phổ thông thì ở mức trình độ càng cao sự hài lòng của nhân viên càng giảm. Những nhân viên có trình độ cao có nhiều cơ hội tiếp cận thông tin về thị trƣờng lao động và đƣợc sự săn đón nhiệt tình từ các khách sạn khác. Cộng với khả năng thích ứng cao với công việc hiện có, họ có nhiều cơ hội để lựa chọn cho mình một công việc thích hợp nhất. Mà cụ thể ở đây là trƣờng hợp những nhân viên trong khách sạn sau khi đƣợc cử đi tập huấn tại nƣớc ngoài hoặc xin nghỉ để đi học nƣớc ngoài về đều nghỉ việc và chuyển ra các khách sạn khác làm việc.

trị thống kê cho thấy nhóm nhân viên cao tuổi thƣờng có sự hài lòng với khách sạn cao hơn nhóm nhân viên trẻ. Điều này xảy ra là do tâm lý của ngƣời lao động về mức độ an toàn, ổn định trong công việc: những nhân viên trẻ luôn có tâm lý tìm kiếm cho mình một vị trí, một công việc tốt hơn vì thế , nếu thấy môi trƣờng khách sạn không đáp ứng đƣợc là họ sẵn sàng từ bỏ công việc hiện tại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên khách sạn melia hà nội (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)