4. Kết cấu luận văn
2.2. Thu thập dữ liệu
2.2.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp
Tác giả tìm kiếm tài liệu sách báo chuyên ngành thông qua thƣ viện, website của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát Triển Việt Nam, website Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam, các báo cáo, kết luận cuộc họp, quy định nội bộ, quy trình nội bộ của BIDV Chi nhánh Lạng Sơn v.v…Sau khi phân loại tác giả đã xác định các vấn đề liên quan cần đọc. Khi nghiên cứu tài liệu, tác giả đánh đánh dấu toàn bộ các thông tin cần thiết phục vụ cho việc tra cứu sau này. Một số thông tin tác giả đã trích dẫn trực tiếp, một phần tôi tổng hợp hoặc khái quát ý để diễn đạt lại trong luận văn.
2.2.2. Nguồn dữ liệu sơ cấp
2.2.2.1. Thực hiện quan sát thực tế
Đề tài về quy trình tác nghiệp tín dụng trƣớc đó có rất ít tác giả thực hiện, tính kế thừa không có, và nguồn thông tin dữ liệu cũng không cho phép sử dụng mô hình định lƣợng, do vậy những nghiên cứu mang tính định tính nhƣ thăm dò, quan sát thực tế là cần thiết. Thực hiện thăm dò
Là ngƣời trực tiếp làm việc tại BIDV - Chi nhánh Lạng Sơn, tác giả có điều kiện quan sát quy trình làm việc của cán bộ, đồng thời tiếp xúc trực tiếp khách hàng từ đó có thể đƣa ra các nhận xét, đánh giá phù hợp với thực tiễn.
2.2.2.2. Thực hiện thảo luận Cách thức thực hiện chung
Tác giả gửi giấy mời hội thảo cùng với tài liệu nội dung hội thảo và các câu hỏi cần quan tâm cho các đối tƣợng đã chọn mẫu trƣớc một tuần.
Tổ chức họp nhóm, tác giả trình bày lại các vấn đề đã có trong tài liệu (đƣợc gửi trƣớc) về quy trình tác nghiệp tín dụng để mọi ngƣời cùng thảo luận đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu và từ đó tác giả đƣa ra các đề xuất của mình về phƣơng thức tác nghiệp tín dụng để mọi ngƣời tiếp tục thảo luận và đóng góp thêm các ý kiến.
Đối tƣợng cấp quản lý, tác giả tiến hành chọn mẫu bằng cách lựa chọn các đối tƣợng là Phó giám đốc phụ trách tác nghiệp, Trƣởng phòng, Phó phòng của BIDV - Chi nhánh Lạng Sơn nhằm nhận đƣợc thông tin nhiều chiều dựa vào vị trí, trình độ, kinh nghiệm... của họ đồng thời thu thập đƣợc các thông tin mang tính chiến lƣợc nhất.
Đối tƣợng là nhân viên, đƣợc chọn mẫu là cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình tác nghiệp tín dụng nhằm thu nhập đƣợc thông tin một cách thực tiễn nhất.
Nội dung hội thảo
Nội dung hội thảo đƣợc xây dựng nhằm mục đích thu thập thông tin liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu. Nội dung tập trung chủ yếu về quy trình tác nghiệp tín dụng nhƣ văn bản, quy định nội bộ về cho vay; phân công nhiệm vụ của các phòng ban; quy trình xử phạt rủi ro tác nghiệp….
Đồng thời, tác giả cũng đề xuất một số biện pháp liên quan đến quy trình tác nghiệp tín dụng nhƣ: Phân tách lại trách nhiệm của các phòng ban tránh sự chồng chéo, rút gọn quy trình xử lý nội bộ…
Địa điểm thảo luận
Tại cuộc họp của cơ quan về rút kinh nghiệm sau thanh tra kiểm tra có sự tham gia đầy đủ của các lãnh đạo phòng, các cán bộ nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, tác giả đã xin lãnh đạo cấp trên thực hiện thảo luận về quy trình tác nghiệp tín dụng.
Đồng thời, đối với các cán bộ trực tiếp tác nghiệp, tác giả có buổi trao đổi thân tình tại bữa ăn chiều.
Cách lập và sử dụng câu hỏi thảo luận
Đối với các cấp quản lý tác giả lập và sử dụng câu hỏi mở và câu hỏi gây tranh luận để mọi ngƣời có thể thảo luận kỹ và rõ từng vấn đề.
Đối với nhân viên tác giả chia thành hai nhóm, tác giả chỉ lập và sủ dụng câu hỏi mở để mọi ngƣời trình bầy kỹ các vấn để đƣợc và những ngƣời khác có thể bổ sung thêm các ý kiến. (Thực hiện theo mẫu Phụ lục 01).
2.2.3. Phân tích kết quả
Kết quả buổi thảo luận đƣợc chia làm hai phần. Phần thứ nhất bao gồm toàn bộ thông tin ghi nhận đƣợc từ các buổi thảo luận, các ý kiến phát biểu của từng đối tƣợng trong từng buổi thảo luận. Phần thứ hai đánh giá mức độ hài lòng của các đối tƣợng đƣợc thảo luận đối với quy trình tác nghiệp tín dụng hiện hành.
Sau khi tổng hợp thông tin, tác giả đã tiến hành phân tích. Đầu tiên dựa vào đánh giá chung theo mức độ để biết xu hƣớng đánh giá của một hoặc toàn bộ nhóm đối tƣợng. Để phân tích sâu hơn, tác giả đã trích dẫn các câu đánh giá chi tiết của ngƣời phát biểu trong từng buổi thảo luận để làm rõ vấn đề. Cuối cùng, tác giả đã kiểm chứng lại kết quả phân tích qua việc trao đổi thông tin về kết quả đối với một số đối tƣợng tham gia hội thảo và ý kiến của Phó giám đốc phụ trách tác nghiệp về quy trình tác nghiệp tín dụng.
2.2.4. Tính xác thực và độ tin cậy của dữ liệu
Nghiên cứu của tác giả đƣợc xây dựng dựa trên mức độ đảm bảo cao về tính xác thực và độ tin cậy của thông tin. Kết quả nghiên cứu đƣợc thực hiện dựa vào các dẫn chứng nhƣ sau: Phƣơng pháp nghiên cứu đã đƣợc xây dựng phù hợp với câu hỏi nghiên cứu và mục đích nghiên cứu , cụ thể việc lựa chọn phƣơng pháp định tính đã cho phép tác giả tiếp xúc và phỏng vấn và thảo luận trực tiếp với ngƣời tham gia tác nghiệp thay vì gửi bảng hỏi để họ lựa chọn phƣơng án, từ đó tác giả đã thu thập đƣợc nhiều thông tin và hiểu sâu hơn các quan điểm của ngƣời đƣợc hỏi.
Nội dung thảo luận đƣợc đƣa ra phù hợp với mục tiêu nghiên cứu; Đối tƣợng mời thảo luận đã đƣợc lựa chọn kỹ càng với những ngƣời sẵn sàng trả lời câu hỏi, hiểu thực trạng của rủi ro tác nghiệp và quy trình tác nghiệp tín dụng của BIDV - Chi nhánh Lạng Sơn; Việc phân tích kết quả một cách chính xác, khách quan cũng góp phần nâng cao tính xác thực của kết quả nghiên cứu.
Các đề xuất đƣợc đƣa ra dựa vào hai nguồn kết quả khách quan từ nguồn dữ liệu sơ cấp là kết quả hội thảo nhóm, từ nguồn dữ liệu thứ cấp nhƣ nghiên cứu, phân tích tổng hợp tài liệu và từ quan sát và đánh giá của tác giả trong quá trình làm việc