Kiến nghị đối với NHNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quy trình tác nghiệp tín dụng trong quản lý rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh lạng sơn (Trang 123 - 124)

4. Kết cấu luận văn

4.3. Kiến nghị đối với cơ quan chủ quản

4.3.1 Kiến nghị đối với NHNN

Một là, Ngân hàng Nhà nƣớc nên ban hành văn bản hƣớng dẫn chung về

công tác QLRR tác nghiệp để có cơ sở cho các Ngân hàng thƣơng mại trong đó có BIDV áp dụng các thông lệ quốc tế trong việc quản trị điều hành đặc biệt là QLRR, Ngân hàng Nhà nƣớc nên sớm ban hành quy định cũng nhƣ lộ trình áp dụng các khuyến nghị của Basel II trong QLRR ngân hàng.

Hai là, Thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 và số 19/2010/TT-NHNN

ngày 27/9/2010 quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng trên cơ sở xem xét áp dụng thông lệ Basel II. Song các NHTM vẫn đang mong đợi NHNN sớm ban hành những quy định cụ thể hƣớng dẫn triển khai hoạt động QLRRTN trên tất cả các mặt từ thiết lập chính sách, quy định, quy trình cho đến phƣơng pháp đo lƣờng, yêu cầu vốn tối thiểu đối với RRTN.

Ba là, Ngân hàng Nhà nƣớc nên ban hành văn bản hƣớng dẫn cơ chế trích

lập dự phòng cho rủi ro tác nghiệp. Hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro, các biện pháp quản lý chỉ nhằm ngăn chặn chứ không thể xoá bỏ đƣợc hoàn toàn rủi ro xảy ra. Để có thể duy trì hoạt động liên tục thì ngân hàng cần phải có quỹ dự phòng (ngoài việc sử dụng vốn chủ sở hữu) để bù đắp cho các rủi ro phát sinh.

Bốn là, Ngân hàng Nhà nƣớc cần đổi mới, nâng cao chất lƣợng của hệ thống

thanh tra giám sát ngân hàng. Cần phải xây dựng đội ngũ thanh tra, kiểm tra chuẩn về nghiệp vụ ngân hàng, nghiệp vụ kiểm tra, có phẩm chất đạo đức tốt, đƣợc cập nhật thông tin về chính sách pháp luật, thị trƣờng, để một mặt thực hiện công tác thanh tra, mặt khác cần phải thực hiện tốt hơn chức năng giám sát và đƣa ra các nhận định, cảnh báo, có biện pháp ngăn chặn từ đầu, tránh để đến khi hậu quả đã xảy ra rồi mới can thiệp, giúp NHTM nâng cao hiệu quả hoạt động.

Hiện nay hoạt động thanh tra ngân hàng của NHNN chủ yếu là kiểm tra tính tuân thủ pháp luật trong hoạt động ngân hàng và đánh giá về sự an toàn của NHTM. Về việc đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro của các NHTM thì thanh tra NHNN chƣa thực hiện việc này một cách có hệ thống, chƣa có tiêu chí để thực hiện việc đánh giá này và chƣa thực sự đánh giá toàn diện, kiến nghị cụ thể về hệ thống kiểm soát rủi ro của NHTM qua các cuộc thanh tra. Vì vậy để thanh tra NHNN thực hiện đƣợc vai trò đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro của NHTM, cần xây dựng tiêu chí cụ thể về đánh giá rủi ro khi thực hiện thanh tra, nội dung hoạt động ngoài thanh tra tuân thủ cần có sự giám sát, theo dõi rủi ro và tiến tới xây dựng hệ thống giám sát từ xa của thanh tra NHNN thông qua mạng thông tin trực tuyến với các NHTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quy trình tác nghiệp tín dụng trong quản lý rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh lạng sơn (Trang 123 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)