Kinh nghiệ mở một số nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 30 - 35)

1.5.1. Kinh nghiệm ở Trung Quốc

Ngành bảo hiểm Trung Quốc đã được quốc hữu hoá trong những năm 1950 và dường như không hoạt động trong thời gian diễn ra cuộc Cách mạng Văn hoá. Khi ngành bảo hiểm được hoạt động trở lại vào năm 1978, DNBH Nhân dân Trung Quốc (PICC) độc quyền toàn ngành. Sự thống lĩnh của PICC bắt đầu bị rỡ bỏ vào năm 1988 khi hai DNBH trong nước là Doanh nghiệp TNHH Bảo hiểm Bình An Trung Quốc (PIAC) và DNBH Thái Bình Dương Trung Quốc (CPIC) được cấp phép hoạt động.

Từ khi vào WTO, thị trường bảo hiểm của Trung Quốc đã có những thay đổi quan trọng, đã phát triển từ một thị trường khép kín vào đầu những năm 1990 trở thành một thị trường có hơn một nửa số DNBH là các DNBH 100% vốn nước ngoài. Thị trường phát triển mạnh mẽ và được khuyến khích bởi cải cách về pháp luật, tái cơ cấu hệ thống an sinh xã hội, tiết kiệm cao và chi tiêu bảo hiểm thấp. Hiện nay, ngành bảo hiểm Trung Quốc đã trở thành một trong những ngành phát triển nhanh nhất, kết thúc năm 2010 với tốc độ tăng trưởng khoảng 30% so với năm 2009. Ngành bảo hiểm Trung Quốc được dự tính sẽ tăng trưởng với tốc độ cao trên 24%/năm trong thời gian 2011-2014.

Bảng 1.1. Tổng doanh thu phí bảo hiểm của Trung Quốc, giai đoạn 2001-2010 Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng doanh thu phí (Tỷ USD) 25,4 36,8 43,6 49 61,2 69,8 87,2 121,2 138,2 179,7 Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm (%) 43 46 18 13 22 14 25 39 14 30

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Để đạt được tốc độ tăng trưởng này kèm theo mục tiêu đảm bảo ổn định thị trường với nòng cốt là các DNBH trong nước, Trung Quốc đã có những bước đi cụ thể như:

- Xây dựng các DNBH trong nước và cho phép DNBH nội địa hiện tại mở rộng địa bàn hoạt động của mình sang nhiều thành phố khác;

- Thành lập các liên minh giữa các DNBH và các ngân hàng thương

mại trong nước, bắt đầu là sự kiện liên minh giữa DNBH Thái Bình Dương Trung Quốc (CPIC) và ngân hàng thương mại lớn nhất Trung Quốc (Ngân hàng Công thương Trung Quốc). Việc kết hợp giữa tổ chức bảo hiểm và ngân hàng này đã rất hiệu quả trong việc cung cấp các liên dịch vụ của họ cho các khách hàng;

- Tổ chức các khoá đào tạo nhằm nâng cao năng lực, giúp cho các

DNBH của Trung Quốc cạnh tranh được với các đối tác nước ngoài; cung cấp thêm nguồn nhân lực trình độ cao cho ngành bảo hiểm và thuê các chuyên gia bảo hiểm nuớc ngoài đóng vai trò tư vấn cho các DNBH trong nước; Tăng tỷ phần nắm giữ của các DNBH trong các quỹ đầu tư cổ phiếu…

- Dưới sự quản lý của Ủy ban giám sát bảo hiểm Trung Quốc

(CIRC), việc thực thi các khung pháp lý trong lĩnh vực bảo hiểm đối với cả các DNBH trong nước và nước ngoài được xiết chặt hơn nhằm củng cố một môi trường cạnh tranh bình đẳng và minh bạch hơn trên thị trường bảo hiểm của Trung Quốc.

1.5.2. Kinh nghiệm ở Ấn Độ

Dựa trên các số liệu của Hội đồng BHNT (LIC) Ấn Độ, thị trường bảo hiểm Ấn Độ tăng trưởng doanh thu phí thu hàng năm là 20,5%. Doanh thu phí năm 2010 đạt 8.06 tỷ USD, tăng trưởng 28% so với năm 2009. Các doanh nghiệp tư nhân đang ngày càng đóng vai trò quan trọng khi thị phần của các doanh nghiệp này ngày càng tăng. Theo nghiên cứu của Deloit về thị trường bảo hiểm Ấn Độ, thì tỷ trọng của DNBH tư nhân từ chỗ không hiện diện ở Ấn Độ năm 2000 đã tăng lên chiếm 41% thị phần vào năm 2009 (Hình 1.2).

Hình 1.2. Thị phần các doanh nghiệp Ấn Độ

Nguồn: Deloitte, General Insurance Industry, 2009

Sự ra đời của một cơ quan quản lý độc lập trong ngành bảo hiểm là một trong những yếu tố giúp cho thị trường bảo hiểm Ấn Độ phát triển minh bạch và có trật tự. Ngành bảo hiểm sẽ đóng góp từ 5,1%-6,2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ấn Độ. Ấn Độ cũng có một số biện pháp như:

- Thu nhập phí bảo hiểm chỉ được phép đầu tư trong nước, theo những danh mục đầu tư nhất định mà không đuợc mang đi đầu tư ở nước ngoài;

- Các trung gian bảo hiểm phải xin cấp giấy phép kinh doanh và giấy phép này sẽ được gia hạn 3 năm/1 lần.

- Yêu cầu về mức vốn pháp định đối với DNBH phi nhân thọ và nhân thọ là 1 tỷ rupi và đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm là 2 tỷ rupi.

- Tăng cường vai trò quản lý thị trường của IRDA. Các quy định do cơ quan này ban hành đã trở thành công cụ định hướng tiến trình tương lai ngành bảo hiểm. IRDA đã ban hành một vài quy định để nâng cao tính minh bạch, lợi nhuận và vốn cũng như bảo vệ người tiêu dùng. Ví dụ, Cục Quản lý và phát triển bảo hiểm Ấn Độ (IRDA) đang xây dựng quy trình cho phép truy cập vào các hệ thống khác nhau của DNBH để kiểm tra ngẫu nhiên bồi thường bảo hiểm. Đây là lần đầu tiên một cơ quan quản lý đề xuất kiểm tra các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của mình thông qua việc truy cập trực tiếp vào hệ thống của doanh nghiệp;

- IRDA đã và đang thắt chặt giám sát hệ thống khiếu nại tại DNBH. Hiện nay, tất cả các DNBH đều phải trình IRDA về cách xử lý khiếu nại trước khi được thực thi. DNBH cũng cần thiết lập quy trình nhận, đăng ký và từ chối các khiếu nại ở các chi nhánh. Tất cả các DNBH cũng phải chỉ định rõ một cán bộ phụ trách về khiếu nại cấp cao, Tổng giám đốc hoặc cán bộ kiểm tra việc tuân thủ. Các DNBH phải quy định khoảng thời gian xử lý, giải quyết khiếu nại theo từng loại. Cơ quan quản lý sẽ phạt các doanh nghiệp nếu chậm trễ trong việc giải quyết khiếu nại;

- IRDA luôn chú trọng nâng cao kỹ năng quản lý tài chính của các doanh nghiệp;

- IRDA cũng khuyến khích các hộ gia đình chuyển từ hình thức tiết kiệm tài sản vật chất sang tài sản tài chính đồng thời triển khai mạng lưới phân phối tới các vùng nông thôn nơi mà dự kiến sẽ có nhiều cá nhân tham gia bảo hiểm;

Tóm lại, từ kinh nghiệm của các nước trong mở cửa và hội nhập của ngành bảo hiểm có thể rút ra một số bài học có thể vận dụng cho Việt Nam như:

Một là, quá trình hội nhập thị trường dịch vụ tài chính trong đó bảo hiểm phải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nước. Mỗi nước, dựa trên cơ sở các thông lệ quốc tế mà tìm ra lộ trình và cách thức hội nhập có hiệu quả đối với lĩnh vực bảo hiểm với nguyên tắc vừa đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi của hội nhập, đồng thời bảo vệ hợp pháp các lợi ích của nền kinh tế, nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của cả ngành. Đối với các nước đang phát triển, quá trình mở cửa và hội nhập của bảo hiểm thường được diễn ra từng bước với một lộ trình phù hợp.

Hai là, các chính sách và công cụ tài chính mà mỗi quốc gia sử dụng trong quá trình mở cửa và hội nhập thị trường bảo hiểm quốc tế cũng rất phong phú và đa dạng, tuỳ thuộc vào chính sách mở cửa kinh tế của từng

nước. Tuy nhiên, những chính sách và công cụ phổ biến thường đuợc các quốc gia sử dụng là: những ràng buộc pháp lý về vốn điều lệ; năng lực thanh toán; tỷ lệ trích lập dự phòng bắt buộc; các quy định về đầu tư… những chính sách và công cụ này ngoài mục đích bảo hộ hợp pháp còn tạo điều kiện thuận lợi để các DNBH trong nước thích nghi dần với môi trường cạnh tranh trong quá trình hội nhập.

Kết luận chƣơng 1:

Chương 1 đã khái quát những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành bảo hiểm đặc biệt đưa ra phương pháp phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong ngành bảo hiểm dựa trên mô hình Kim cương của Micheal Porter về lợi thế cạnh tranh.

Bên cạnh đó, chương 1 cũng giới thiệu kinh nghiệm của Trung Quốc và Ấn Độ trong việc đưa ra các giải pháp để cải thiện năng lực cạnh tranh ngành bảo hiểm nước mình. Trong đó, những giải pháp về nhóm yếu tố tư duy của các cơ quan quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng bởi đó là một yếu tố thể hiện trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hỗ trợ phát triển và tháo gỡ các khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành.

CHƢƠNG 2

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH BẢO HIỂM VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)