Bối cảnh chung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 78 - 80)

3.1.1. Bối cảnh quốc tế

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã tác động đến ngành bảo hiểm. Chỉ tính riêng ở Châu Á, trong năm 2008, 10 DNBH nhân thọ hàng đầu đã lỗ 260 tỷ USD, giảm 60% so với con số sụt giảm 45% của chỉ số các dịch vụ tài chính toàn Châu Á. Hàng loạt dự án tầm quốc tế hoặc bị trì hoãn hoặc bị huỷ hoàn toàn do các tổ chức tài chính không còn đủ sức tiếp tục cung cấp vốn cho các giai đoạn tiếp theo của dự án. Một số tập đoàn tài chính bảo hiểm hàng đầu thế giới đã tái cấu trúc, làm thay đổi tính năng động của nhiều thị trường, như Tập đoàn AIG bán hàng loạt danh mục đầu tư, Tập đoàn Fubon (Đài Loan) mua lại ING… Hậu quả của khủng hoảng kinh tế sẽ tiếp tục kéo dài trong những năm tiếp theo.

Quá trình toàn cầu hóa về thương mại và dịch vụ tài chính sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ cả chiều rộng và chiều sâu. Mọi diễn biến liên quan đến tình hình và bối cảnh quốc tế về thương mại và dịch vụ tài chính ngày càng có ảnh hưởng đến thị trường dịch vụ tài chính của từng nước. Hệ thống chính sách về quản lý, giám sát dịch vụ tài chính của các nước có xu hướng hồi quy trong một hành lang chung. Ngoài ra, xu hướng đan xen giữa các định chế kinh tế, tài chính theo mô hình hình thành các tập đoàn kinh doanh đa lĩnh vực, xuyên quốc gia sẽ phát triển và lan rộng, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, giám sát thị trường dịch vụ tài chính của các nước.

Tình hình biến đổi về môi trường, thời tiết, khí hậu ngày càng khó dự đoán. Trong những năm qua, thiên tai đã gây ra thiệt hại lớn đối với ngành

của Doanh nghiệp tái bảo hiểm Munich Re AG (Đức), năm 2010 là năm thiệt hại lớn nhất của ngành bảo hiểm thiên tai toàn cầu kể từ năm 1980 với 950 thảm họa thiên nhiên, cao hơn mức trung bình 785 thảm họa/năm trong một thập kỷ qua. Đông Nam Á tiếp tục được xem là “rốn bão” của thế giới, dễ bị ảnh hưởng nhất cuả biến đổi khí hậu do lụt, bão, nước biển dâng, hạn hán,...

3.1.2. Bối cảnh trong nước

Theo Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 (Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI), nền kinh tế Việt Nam được dự kiến tiếp tục tăng trưởng cao với tốc độ bình quân đạt khoảng 7-8%/năm; cơ cấu kinh tế được chuyển dịch, theo đó tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ được nâng cao chiếm khoảng 85% trong GDP; tỉ lệ đô thị hóa đạt trên 45%; thu nhập thực tế của dân cư gấp khoảng 3,5 lần so với năm 2010; khoảng cách thu nhập giữa các vùng và nhóm dân cư được thu hẹp;.... Bên cạnh đó, theo Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020 (Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 27/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ), nhà nước sẽ huy động mọi nguồn lực để phát triển đồng bộ, hoàn chỉnh và hiện đại, đạt chất lượng và năng lực cạnh tranh quốc tế các loại thị trường dịch vụ.

Sự tăng trưởng kinh tế và các chính sách hỗ trợ phát triển thị trường dịch vụ của Chính phủ trong thời gian sắp tới sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện của TTBH. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chưa thực sự bền vững, chất lượng tăng trưởng, năng suất và sức cạnh tranh còn thấp, hiệu quả sử dụng nguồn lực còn hạn chế, kết cấu hạ tầng yếu kém. Trong ngắn và trung hạn, kinh tế Việt Nam vẫn phải đương đầu với sức ép lạm phát. Bên cạnh đó, thị trường tài chính Việt Nam phát triển chưa đồng bộ, chưa có sự gắn kết giữa các mảng thị trường. Trong công tác điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước chưa có sự phối hợp chặt chẽ, gây khó khăn trong việc phát triển từng mảng thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)