Một số chỉ tiêu phát triển cụ thể của ngành bảo hiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 80 - 81)

3.2.1. Phát triển thị trường

Thực hiện chính sách lựa chọn các doanh nghiệp có tình hình tài chính mạnh, có năng lực quản trị điều hành và cam kết hoạt động lâu dài trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, dự kiến đến cuối năm 2020, số lượng các DNBH dự kiến tăng lên thêm 30 doanh nghiệp, trong đó 10 doanh nghiệp phi nhân thọ, 9 doanh nghiệp nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm, môi giới 5 doanh nghiệp, chi nhánh của các DNBH 100% vốn nước ngoài là 14.

3.2.2. Nâng tỷ trọng dịch vụ bảo hiểm trên GDP và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm

- Tốc độ tăng trưởng bình quân tổng doanh thu phí bảo hiểm khoảng 15%/năm, trong đó giai đoạn 2011-2015: khối phi nhân thọ tăng từ 18- 20%/năm, khối nhân thọ tăng từ 10-12%/năm; giai đoạn 2016-2020: khối phi nhân thọ tăng từ 20-25%/năm, khối nhân thọ tăng từ 12-15%/năm;

- Nâng tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm của toàn ngành bảo hiểm so với GDP từ 2% năm 2010 lên khoảng 3% năm 2015 và 5% năm 2020.

3.2.3. Ổn định kinh tế - xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đáp ứng yêu cầu bồi thường và trả tiền bảo hiểm nhanh chóng và đầy đủ, bảo đảm ổn định tài chính cho nền kinh tế và cuộc sống dân cư trước các rủi ro. Nâng tổng vốn đầu tư trở lại nền kinh tế hơn 3 lần, trong 10 năm tới.

3.2.4. Tạo thêm công ăn việc làm và tăng thu cho ngân sách nhà nước

Mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm một cách sâu rộng thông qua việc phát triển hệ thống đại lý khai thác bảo hiểm, qua đó góp phần tạo thêm việc làm cho xã hội.

Tăng tốc độ tăng trưởng nộp ngân sách Nhà nước đạt bình quân khoảng 15%/năm cho đến năm 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)