trình hội nhập kinh tế quốc tế
3.3.1. Cơ hội
Việc hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới sẽ giúp việc trao đổi thương mại hàng hoá giữa Việt Nam và các nước sẽ được đẩy mạnh, luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được lưu thông, là tiền đề quan trọng giải quyết công ăn, việc làm, tăng thu nhập. Điều này sẽ tạo cơ hội cho các DNBH phát triển, mở rộng thị trường.
Có doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với khả năng tài chính mạnh, kinh nghiệm quản lý và xử lý nghiệp vụ chắc chắn, kỹ năng phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, sẽ làm tiền đề giúp tăng niềm tin đối với người tiêu dùng đối với ngành bảo hiểm.
Sự có mặt của các doanh nghiệp lớn với nhiều kênh phân phối hiện đại sẽ làm đa dạng hóa số lượng sản phẩm để đáp ứng các nhu cầu ngày càng phát sinh của người tiêu dùng và từ đó tạo điều kiện tăng doanh thu phí. Đồng thời, việc cho nhiều doanh nghiệp có nhiều lựa chọn để chọn cho mình dịch vụ có phí hợp lý và phù hợp với mình.
Việc có thêm nhiều DNBH có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường bảo hiểm Việt Nam, với thế mạnh dựa trên công nghệ quản lý tiên tiến, cơ cấu sản phẩm bảo hiểm đa dạng, đáp ứng yêu cầu của nhiều đối tượng khách hàng, hệ thống thông tin ngày càng hiện đại…cũng tạo động lực cạnh tranh để các DNBH trong nước nâng cao năng lực quản lý, chất lượng phục vụ, giảm chi phí hoạt động, phát triển nhiều sản phẩm mới hơn phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng…để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường... Do vậy, tạo cho ngành bảo hiểm Việt Nam ngày càng có cơ hội phát triển mạnh hơn dựa trên sự cạnh tranh lành mạnh.
3.3.2. Thách thức
Khi Việt Nam đã gia nhập WTO, chính phủ nhiều nước cùng với DNBH của họ cũng gây sức ép với Việt Nam để được hoạt động trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, nhất là những DNBH nước ngoài đáp ứng đầy đủ mọi điều kiện được quy định trong Luật KDBH và chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam. Sự thị trường xuất hiện các DNBH có vốn đầu tư nước ngoài sẽ dẫn đến tình trạng cạnh tranh không cân sức giữa các tập đoàn bảo hiểm nước ngoài, có doanh thu và vốn lớn, kinh nghiệm hoạt động hàng trăm năm với các DNBH trong nước hầu hết là các doanh nghiệp mới thành lập, vốn không lớn, kinh nghiệm còn rất ít. Hệ thống qui trình quản lý của các DNBH 100% vốn nước ngoài tận dụng được hệ thống quản lý ở các nước ASEAN nên vừa nhanh, tiết kiệm chi phí. Các DNBH có vốn đầu tư nước ngoài với cơ chế tài chính thông thoáng đã tiến hành hàng loạt các biện pháp tuyên truyền, quảng cáo, tài trợ; trong đó các DNBH trong nước không quá 10% tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Hiện có hiện tượng chảy máu chất xám, nhất là đối với hệ thống phân phối làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các DNBH trong nước và sự phát triển ổn định, vững mạnh của thị trường.
Trong công tác quản lý thị trường bảo hiểm do điều kiện hệ thống giám sát còn thiếu và chưa đồng bộ, trình độ cán bộ của các cơ quan quản lý chưa cao; Thị trường phát triển nhanh về qui mô, đa dạng về sản phẩm là sức ép đối với các nhà quản lý đặc biệt khi các doanh nghiệp có vốn nước ngoài du nhập vào Việt Nam những tập quán bảo hiểm quốc tế, kinh doanh những dịch vụ ở Việt Nam không cấm nhưng người tiêu dùng chưa có kinh nghiệm, áp dụng những phương thức kinh doanh không phù hợp với văn hoá của Việt Nam... đều có thể sẽ dẫn đến sự phát triển méo mó hay cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.
Càng hội nhập sâu thì sự bảo hộ của Nhà nước trong KDBH đối với DNBH trong nước sẽ bị xóa bỏ. Sự phân biệt đối xử giữa DNBH trong nước và DNBH có vốn đầu tư nước ngoài cũng sẽ không còn nữa là một thách thức khá lớn đối với các DNBH trong nước. Trong số đó, một số DNBH nhà nước sẽ được tiến hành cổ phần hóa, trong đó sức ép chia lãi cho cổ đông không phải là nhỏ nếu KDBH và đầu tư không có hiệu quả.
Ngành bảo hiểm dễ bị ảnh hưởng bởi nguy cơ khủng hoảng khu vực và thế giới hơn. Bởi bảo hiểm là lĩnh vực hết sức nhạy cảm, kinh doanh dựa trên lòng tin của khách hàng, do đó, cũng giống ngân hàng, khi các khách hàng (chủ yếu của BHNT) ồ ạt rút vốn, ngay lập tức cả ngành bảo hiểm bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thêm vào đó, với chức năng là lá chắn rủi ro, khi khủng hoảng xảy ra, bất cứ ngành nào chịu thiệt hại thì ngành bảo hiểm cũng bị ảnh hưởng theo. Hội nhập với khu vực cũng có nghĩa ngành bảo hiểm Việt Nam sẽ chịu nhiều tác động từ những biến động của ngành bảo hiểm các nước trong khu vực, nên cũng đồng nghĩa với việc trở nên dễ bị tổn thương hơn bởi các nguy cơ ở cấp độ quốc tế và khu vực.
Dân trí Việt Nam chưa cao nên khi các DNBH có vốn đầu tư nước ngoài đưa các sản phẩm bảo hiểm với những khái niệm theo chuẩn mực quốc tế nên đôi khi gây ra sự khó hiểu và ngờ vực từ phía người tham gia bảo hiểm. Các DNBH có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận là chủ yếu, do vậy sẽ khó có thể yêu cầu các doanh nghiệp này triển khai các loại hình bảo hiểm rất cần nhưng mang lại lợi nhuận thấp như bảo hiểm nông nghiệp... hoặc chỉ tập trung khai thác ở địa bàn trọng điểm, không chú trọng đến khách hàng có thu nhập thấp, ở địa bàn nông thôn. Nhà nước rất khó bắt buộc các doanh nghiệp này phải triển khai các loại hình bảo hiểm đến đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Các DNBH trong nước phải đối mặt là về vấn đề “chảy máu chất xám” từ DNBH trong nước sang DNBH có vốn đầu tư nước ngoài có thu nhập cao hơn cũng là điều đáng lo ngại.
Khả năng tài chính mạnh, các DNBH có vốn đầu nước ngoài sẽ tìm mọi cách trong đó có tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mãi, khuếch trương sản phẩm, hạ phí bảo hiểm để gây uy tín và chiếm lĩnh thị trường. Đây là thách thức mà các DNBH trong nước phải đối mặt.