Điều kiện cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 53 - 78)

Điều kiện cầu được đánh giá dựa trên các tiêu thức: Nhận thức của khách hàng về mức độ quan trọng của dịch vụ bảo hiểm, về các DNBH hiện đang hoạt động trên thị trường, kinh nghiệm sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng, thực trạng khai thác bảo hiểm và tiềm năng khai thác bảo hiểm trong tương lai.

2.3.2.1. Hiểu biết của người tiêu dùng

a) Hiểu biết của người tiêu dùng về tầm quan trọng của bảo hiểm và các loại hình bảo hiểm

Qua điều tra bằng bảng hỏi “Theo Anh/chị, Bảo hiểm quan trọng như thế nào?”. Kết quả điều tra bằng bảng hỏi cho thấy, có đến gần 40% cá nhân được hỏi cho rằng không quan trọng. Trong khi đó, có đến 90% các cá nhân thấy rằng bảo hiểm rất quan trọng trong việc đảm bảo cuộc sống cho mình và người thân khi gặp rủi ro (Hình 2.9). Như vậy, các cá nhân có xu hướng coi trọng sự

đảm bảo an toàn cho cuộc sống bản thân và gia đình hơn nhu cầu đảm bảo đối với các tài sản. Đây chính là lý do quan trọng giải thích mức độ BHNT của cá nhân cao hơn nhiều so với BHPNT của cá nhân.

22 22 31 41 55 59 31 19 10 6 4 0 20 40 60 80 100 Đảm bảo sự an toàn cho tài sản Đảm bảo cuộc sống cho

mình và người thân khi về hưu

Đảm bảo cuộc sống cho mình và người thân khi

gặp rủi ro

Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng lắm Hoàn toàn không quan trọng

Hình 2.9. Nhận thức của cá nhân về mức độ quan trọng của bảo hiểm

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả b) Hiểu biết của người tiêu dùng về các nhóm doanh nghiệp trong thị trường bảo hiểm

Theo kết quả điều tra của tác giả, khi được hỏi Anh/chị chủ yếu biết đến dịch vụ bảo hiểm của loại hình doanh nghiệp nào? Thì kết quả cho thấy đa phần các cá nhân tham gia điều tra biết nhiều đến dịch vụ của nhóm các DNBH trong nước (chiếm 49%) và nhóm các DNBH 100% vốn nước ngoài (chiếm 35 %) (Hình 2.10)

Hình 2.10. Hiểu biết của các cá nhân về các DNBH

(Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả)

DNBH trong nuớc 49% DNBH liên doanh 16% DNBH 100% vốn nuớc ngoài 35%

Nguyên nhân là do các yếu tố như: (i) có thời gian hoạt động lâu dài gần như độc quyền trên thị trường (ví dụ như Doanh nghiệp Bảo Việt Nhân thọ, DNBH Dầu khí), hoặc do (ii) đầu tư nhiều cho công tác quảng bá hình ảnh (Doanh nghiệp BH Prudential, Manulife,...)... thì các DNBH trong nước và DNBH 100% vốn nước ngoài được biết đến nhiều nhất. DNBH liên doanh được biết đến ít nhất chủ yếu vì tất cả các doanh nghiệp liên doanh đều hoạt động trong lĩnh vực BHPNT, trong khi đó vai trò của BHPNT lại chưa thực sự được người tiêu dùng hiểu rõ và đánh giá cao, đồng thời các nhà cung cấp BHPNT cũng chưa tập trung phát triển dịch vụ của mình cho các khách hàng cá nhân.

c) Kinh nghiệm sử dụng dịch vụ bảo hiểm của người tiêu dùng

Thị trường bảo hiểm Việt Nam được coi là bắt đầu hình thành từ năm 1993, nhưng BHNT trên thực tế chỉ bắt đầu được cung cấp từ năm 1996, và chỉ thực sự bắt đầu phát triển từ năm 2000 khi có sự tham gia thị trường của một số nhà cung cấp nước ngoài. Đối với BHPNT, đa số các cá nhân chỉ sử dụng sản phẩm bảo hiểm bắt buộc là bảo hiểm trách nhiệm đối với bên thứ ba của chủ xe cơ giới. Loại hình bảo hiểm bắt buộc này được pháp luật quy định chặt chẽ về biểu phí, quy định về bồi thường... nên hầu như không có tranh chấp xảy ra.

Vấn đề quan trọng hơn là BHNT. Với kênh phân phối chính là các đại lý cá nhân, các DNBH đã rất thành công trong việc phát triển mạng lưới khách hàng thông qua mạng lưới đại lý này. Tuy nhiên, đây cũng chính là gốc rễ của nhiều tranh chấp bảo hiểm. Các đại lý, để bán được hàng thường không giải thích kỹ về các điều khoản như phạm vi miễn trách, quy trình đòi bồi thường, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn... cho người mua bảo hiểm. Bên cạnh đó, ngành bảo hiểm, tình trạng thông tin bất cân xứng trong được thể hiện rõ ràng khi người tiêu dùng cá nhân không có khả năng tiếp cận với nhiều nguồn thông tin, trong khi các DNBH lại có rất nhiều thông tin.

Ngoài hai yếu tố quan trọng khi ký kết hợp đồng bảo hiểm mà người sử dụng dịch vụ cần biết là (i) DNBH sẽ có trách nhiệm gì đối với mình và (ii) nếu cần phải chấm dứt hợp đồng trước thời hạn mình sẽ bị thiệt hại gì do thời gian đóng phí bảo hiểm tương đối dài, thì người sử dụng cần phải biết các quy định về phạm vi miễn trách và quy trình bồi thường. Thực tế, hầu hết khách hàng Việt Nam có hiểu biết về sử dùng dịch vụ bảo hiểm còn hạn chế, nhu cầu mua bảo hiểm là mục đích tiết kiệm chứ không phải là lá chắn rủi ro. Do vậy, người mua bảo hiểm không nghiên cứu kỹ tất cả các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến một số tranh chấp giữa người mua bảo hiểm và DNBH khi có tổn thất xảy ra. Thêm vào đó, người mua bảo hiểm cũng rất ít để ý đến các quy định về trách nhiệm của mình, dẫn đến tình trạng người mua bảo hiểm do sơ suất không thực hiện đúng các nghĩa vụ quy định trong hợp đồng, và do đó không được nhận tiền bồi thường dẫn tới mất lòng tin và ít sử dụng các dịch vụ bảo hiểm.

2.3.3.2. Khách hàng là doanh nghiệp

a) Đa số các doanh nghiệp đều nhận thức được tầm quan trọng của bảo hiểm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh

Theo số liệu điều tra từ một nghiên cứu thị trường của Cục Quản lý, giám sát Bảo hiểm – Bộ Tài chính (năm 2010), đa số các doanh nghiệp có nhận thức rõ về tầm quan trọng của bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cả 3 tiêu thức: Ổn định hiệu quả kinh doanh, tạo sự tin tưởng cho khách hàng, tạo sự tin tưởng với đối tác và nhân viên. Chỉ có 9,9% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng bảo hiểm không quan trọng hoặc không có ý kiến.

Hình 2.11. Nhận thức về mức độ quan trọng của bảo hiểm

Nguồn: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm

Việc nhận thức tốt vai trò của bảo hiểm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia bảo hiểm (không kể bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế) ngay sau khi thành lập.

b) Hiểu biết của khách hàng tổ chức về các nhóm doanh nghiệp bảo hiểm

Khách hàng tổ chức quan tâm chủ yếu đến các DNBH phi nhân thọ. Các DNBH phi nhân thọ nhà nước và cổ phần được biết đến nhiều nhất trong khi các doanh nghiệp được khảo sát có rất ít thông tin về các DNBH phi nhân thọ có vốn đầu tư nước ngoài. Tương ứng với đó, nhìn chung các doanh nghiệp khảo sát đánh giá các DNBH phi nhân thọ trong nước hơn so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên cả 3 tiêu chí: uy tín, mức độ an toàn tài chính và khả năng tiếp cận khách hàng.

Có nhiều nguyên nhân để lý giải cho thực tế này, nhưng chủ yếu vẫn do các DNBH phi nhân thọ còn bị hạn chế nhiều về lĩnh vực hoạt động cũng như đối tượng khách hàng. Xét về lĩnh vực hoạt động, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm cháy nổ là loại hình bảo hiểm bắt buộc nên số lượng khách hàng của các nghiệp vụ bảo hiểm này là tương đối lớn. Trong khi đó, các nghiệp vụ bảo hiểm này chủ yếu do các doanh nghiệp trong nước cung cấp. Do đó, việc các khách hàng chủ yếu chỉ biết đến các doanh nghiệp trong nước là lẽ đương nhiên. Thêm vào đó, các DNBH 100% vốn nước ngoài hiện chưa được phép cung cấp dịch vụ cho

35,1 37,2 42,1 38,2 54,3 57,4 44,2 51,9 0% 20% 40%60% 80%100%

Ổn định hiệu quả kinh doanh Tạo sự tin tưởng đối với đối tác và nhân viên

Tạo sự tin tưởng cho khách hàng

Tæng Rất quan trọng

Khá quan trọng

Không quan trọng lắm Không quan trọng Không biết

các doanh nghiệp nhà nước, hay các dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Trên thực tế đây là mảng thị trường rất màu mỡ, và hiện là đặc quyền của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt các doanh nghiệp nhà nước. Việc các DNBH 100% vốn nước ngoài chưa được đặt chân vào mảng thị trường này cũng là nguyên nhân chính cho việc tên tuổi họ ít được biết đến trên thị trường, ngay cả đối với các doanh nghiệp có vốn nước ngoài ở Việt Nam.

2.3.2.3. Thực trạng và tiềm năng khai thác bảo hiểm trong tương lai

Tỷ lệ khai thác bảo hiểm tăng phần nào cũng góp phần làm tăng phí bảo hiểm trên đầu người. Từ năm 2002 đến năm 2004 tỷ lệ này đã tăng gấp đôi, từ 88.000 VND lên đến 152.000 VND và đạt 347.000 VND vào năm 2010.

Bảng 2.5. Phí bảo hiểm bình quân đầu ngƣời từ năm 2002 đến năm 2010:

Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Phí bảo hiểm bình quân (nghìn VND/Người) 88 125 152 164 177 207 249 295 347

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam 2003 – 2010 a) Thực trạng khai thác bảo hiểm nhân thọ

Sau cơn bão phát triển BHNT trong khoảng 2000 đến 2003, thị trường bắt đầu bình ổn và có phần nào đi xuống. Số hợp đồng BHNT khai thác mới giảm từ 1.024.802 năm 2003 hợp đồng xuống còn 808.514 hợp đồng năm 2004 và tỉ trọng hợp đồng mới trong tổng hợp đồng giảm từ 60,63% năm 2001 xuồng còn 44,85% năm 2004. Sự xuất hiện ồ ạt của các DNBH nhân thọ nước ngoài như Prudential, AIA, Manulife năm 1999 đã tạo ra làn sóng phát triển cho thị trường BHNT Việt Nam những năm 2000-2003. Sự ra đời của Prevoir, ACE, New York Life trong nửa đầu năm 2005 cũng đã lại tạo ra một làn sóng phát triển mới cho BHNT Việt Nam những năm gần đây thể hiện qua số lượng tăng từng năm của số hợp đồng BHNT (Bảng 2.6).

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng hợp đồng

(số hợp đồng) 589.535 483.527 630.319 555.226 679.710 807.772

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam 2005 – 2010 b) Thực trạng khai thác bảo hiểm nhân thọ

Tỷ lệ khai thác BHPNT đang ngày càng tăng. Thể hiện qua việc tăng

trưởng doanh thu phí trong toàn ngành bảo hiểm.

- 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 16.000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Sức khỏe và tai nạn con người Tài sản và bảo hiểm thiệt hại Hàng hóa vận chuyển Hàng không Xe cơ giới Cháy nổ

Thân tàu và TNDS chủ tàu Trách nhiệm chung Tính dụng và rủi ro tài chính Thiệt hại kinh doanh Nông nghiệp

Hình 2.12. Tăng trƣởng doanh thu phí các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam 2005 – 2010

Tuy nhiên, mức độ khai thác bảo hiểm còn thấp, đặc biệt đối với các nghiệp

vụ như xây lắp, hàng hoá xuất khẩu, nông nghiệp. Số liệu thống kê về tỉ lệ khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây lắp của Cục QLGSBH cho thấy đa số các công trình xây lắp sử dụng vốn trong nước không được bảo hiểm. Tới trên 90% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được bảo hiểm trong khi chỉ có khoảng 7.17% vốn đầu tư trong nước được bảo hiểm. Đây là một con số đáng báo động không phải vì nó ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của ngành bảo hiểm, mà chủ yếu là các rủi ro lớn của xã hội không được rào chắn. Phần lớn vốn đầu tư trong nước trong xây lắp là vốn ngân sách hoặc vốn ODA cho các công trình xây dựng lớn, cơ sở hạ tầng. Việc các công trình này hoặc không hoặc được bảo hiểm nhưng không đầy đủ là một rủi ro lớn không chỉ đối với ổn định kinh tế mà cả ổn định xã hội.

Đối với hoạt động xuất nhập khẩu, tỉ lệ khai thác thấp lại không phải do hàng hoá xuất nhập khẩu không được bảo hiểm, mà do đối tác nước ngoài mua bảo hiểm của các DNBH 100% vốn nước ngoài. Thực tế, hầu hết các hợp đồng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam được ký theo phương thức “Mua CIF Bán FOB” do đó trách nhiệm bảo hiểm hàng hoá trên đường vận chuyển chủ yếu thuộc về đối tác nước ngoài, đặc biệt trong trường hợp xuất khẩu hàng. Thêm vào đó, ngành bảo hiểm Việt Nam mới phát triển, trước đây các DNBH trong nước còn chưa đủ tiềm lực nên chủ hàng, bao gồm cả chủ hàng Việt Nam lẫn các chủ hàng nước ngoài đều chưa yên tâm ký kết hợp đồng bảo hiểm với các DNBH trong nước. Do đó, mặc dù còn tiềm năng phát triển, việc gia tăng mức độ khai thác các nghiệp vụ cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

c) Tiềm năng khai thác bảo hiểm trong tương lai

Mặc dù ngành bảo hiểm tăng trưởng nhanh nhưng đóng góp của ngành bảo hiểm Việt Nam vào GDP thấp hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới (6.98%) và khu vực (3.43%).

Hình 2.13. Phí bảo hiểm/GDP so với các nƣớc trên thế giới

Nguồn: Swiss Re, Sigma No.2/2010

Phí bảo hiểm bình quân đầu người của Việt Nam là 347.000 đồng (tương đương 17 USD) thấp hơn nhiều so với mức trung bình trên thế giới (595 USD) và khu vực (74 USD) (Hình 2.14).

Mức trung bình thế giới: 6.98 1.92 % 7.58% 2.75% 10.33% 3.43% 1.54% 3.26% 7.94% 2.82% 6.91% 6.08% 8.46% 6.24% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00%

Việt Nam Châu Mỹ Bắcc Mỹ Châu Mỹ La tinh

Châu Âu Tây Âu Trung- Đông Âu

Châu Á Nhật Bản Đông Nam Á

Trung Á- Đông

Châu Phi Châu Đại Dương

Hình 2.14. Phí bảo hiểm bình quân đầu ngƣời của các nƣớc trên thế giới

(Nguồn: Swiss Re, Sigma No.2/2010)

Mức phí khai thác bảo hiểm thấp. Để tìm hiểu một số nguyên nhân từ phía khách hàng cá nhân, kết quả khảo sát với câu hỏi “Theo bạn, lý do không sử dụng sản phẩm bảo hiểm?”, đa số các cá nhân chưa sử dụng dịch vụ bảo hiểm là do: (i) chưa thực sự cần thiết (chiếm 41%) hoặc (ii) chưa đủ khả năng tài chính trong đó lý do chưa đủ khả năng tài chính phổ biến nhất đối với đối tượng có thu nhập trung bình (chiếm 21%) (Hình 2.15).

Chưa cần thiết; 41% Không biết là có; 8% Khó tiếp cận; 1% GT hoàn lại thấp; 6% Thủ tục phức tạp; 5% Chưa chọn được nhà cung cấp; 4% Chưa có sản phẩm phù hợp; 14%

Không có điều kiện kinh tế; 21%

Hình 2.15. Lý do không sử dụng sản phẩm bảo hiểm

(Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả)

Tóm lại, mặc dù mức phí khai thác bảo hiểm thấp nhưng một số yếu tố của điều kiện cầu đang có tác động tích cực tới năng lực cạnh tranh của ngành

Mức trung bình thế giới: 595 USD 17 1470 3634 192 1862 2922 263 243 3308 74 92 49 1863 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 2200 2400 2600 2800 3000 3200 3400 3600 3800 4000 Việt Nam Châu Mỹ Bắc Mỹ Châu MỹLa tinh Châu Âu Tây Âu Trung- Đông Âu Châu Á Nhật Bản Đông Nam Á Trung Á- Đông Châu Phi Châu Đại Dương USD

bảo hiểm như nhu cầu bảo hiểm của các doanh nghiệp trong nền kinh tế ngày càng gia tăng; cơ cấu dân số trẻ; thu nhập, mức sống của người dân đang dần được cải thiện. Có được những tác động tích cực này là bởi sự ổn định về chính trị, kinh tế cũng như chính sách mở cửa làm cho Việt Nam trở thành thị trường đầu tư hấp dẫn của các doanh nghiệp nước ngoài từ đó làm gia tăng và thu hút nhiều hơn vốn đầu tư phục vụ phát triển kinh tế. Cùng với sự phát triển kinh tế là sự phát triển của các DNBH, các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế cũng ngày càng hiểu được tầm quan trọng của việc tham gia bảo hiểm. Thêm vào đó, thu nhập của người dân cũng đang dần được cải thiện, thúc đẩy nhu cầu bảo hiểm.

Tuy nhiên, một số yếu tố của điều kiện cầu trong thời gian qua đang có ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của ngành bảo hiểm như: hiểu biết về bảo hiểm, DNBH và kinh nghiệm sử dụng sản phẩm của khách hàng còn hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 53 - 78)