Hệ thống kênh phân phối và mức độ đa dạng hóa của dịch vụ cung cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 48 - 53)

2.2. Năng lực cạnh tranh của ngành bảo hiểm Việt Nam

2.2.4. Hệ thống kênh phân phối và mức độ đa dạng hóa của dịch vụ cung cấp

cung cấp

Các kênh phân phối sản phẩm phát triển, ngày càng đa dạng hóa Kênh môi giới bảo hiểm phát triển theo đúng các giải pháp nêu tại Chiến lược. Số lượng các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tăng từ 2 doanh nghiệp năm 2003 lên 11 doanh nghiệp năm 2010. Các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã giúp cho các DNBH và khách hàng tiết kiệm được thời gian, chi phí cho các giao dịch bảo hiểm. Tỷ lệ phí BHPNT thu xếp qua môi giới tăng từ 5% năm 2003 lên 15,1 % năm 2010.

Kênh đại lý bảo hiểm được phát triển đáng kể về số lượng, từ gần

110.000 đại lý năm 2003 lên gần 230.000 đại lý năm 2010. Với việc Trung

tâm nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm thuộc Cục quản lý, giám sát bảo hiểm (QLGSBH) được thành lập vào năm 2009, chất lượng đại lý đã từng bước được chuẩn hóa. Trên 95% phí BHNT và gần 80% phí BHPNT được thu xếp qua đại lý.

Các kênh phân phối khác (ngân hàng, bưu điện…) đang dần khẳng định ưu thế và góp phần thúc đẩy bảo hiểm phát triển với khoảng 5% phí bảo hiểm được thu xếp qua các kênh phân phối này.

Số lượng sản phẩm bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm phát triển nhanh chóng từ 300 sản phẩm năm 2003 lên 800 sản phẩm năm 2010, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tham gia bảo hiểm. Các DNBH tích cực triển khai các sản phẩm mới, đặc biệt các sản phẩm tích hợp được đặc trưng của sản phẩm ngân hàng và chứng khoán, mở rộng cơ hội kinh doanh cho khách hàng khi tham gia bảo hiểm. Ngoài các sản phẩm do DNBH chủ động triển khai, còn có các chính sách triển khai bảo hiểm bắt buộc (trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, cháy nổ) và các chính sách khuyến khích phát triển sản phẩm (bảo hiểm nông nghiệp, tín dụng xuất khẩu) do nhà nước ban hành, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế và tăng cơ hội kinh doanh cho các DNBH.

Chất lượng sản phẩm được nâng cao: quyền lợi bảo hiểm được tăng thêm, nhiều sản phẩm bảo hiểm trọn gói với mức phí bảo hiểm hợp lý được triển khai, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Quy tắc điều khoản bảo hiểm được quy định rõ ràng hơn về trách nhiệm và quyền lợi của DNBH cũng như của khách hàng, tạo thuận lợi cho các bên khi tham gia thực hiện.

Chất lượng phục vụ có bước cải tiến đáng kể: Các DNBH, nhất là các DNBH nhân thọ đã thành lập bộ phận phục vụ khách hàng độc lập; xây dựng website riêng để quảng bá sản phẩm, hỗ trợ công tác bồi thường cũng như thu nhận và xử lý các thông tin phản hồi từ khách hàng.

Tóm lại, kênh phân phối sản phẩm phát triển, ngày càng đa dạng hóa và dịch vụ cung cấp ngày càng được đa dạng hóa tuy nhiên thông qua một số phân tích các chỉ tiêu cơ bản, có thể thấy rằng, năng lực cạnh tranh của ngành bảo hiểm Việt Nam hiện nay còn yếu và hầu như ở tất cả các mặt cơ bản về năng lực cạnh tranh như năng lực tài chính, nguồn nhân lực, công nghệ. Sự

yếu kém gần như toàn diện trên các mặt đã đề cập khiến cho khả năng cạnh tranh trong tương lai của ngành bảo hiểm Việt Nam sẽ rất thấp. Đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh đang trở thành một vấn đề quan trọng để DNBH có thể hội nhập, cạnh tranh thành công trên thị trường trong nước và từng bước vươn ra thị trường khu vực và quốc tế.

2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh ngành bảo hiểm Việt Nam

2.3.1. Chiến lƣợc, cơ cấu và cạnh tranh của doanh nghiệp

2.3.1.1. Chiến lược phát triển dài hạn

Trong kỳ trước khi gia nhập WTO và những năm đầu sau khi trở thành thành viên WTO, sử dụng chiến lược thiết lập mạng lưới trải dài và ngày càng mở rộng là một trong nhưng yếu tố quan trọng trong việc phát triển thị trường bảo hiểm của Ấn Độ. Trong thời kỳ này, tại Trung Quốc các doanh nghiệp trong nước đang không ngừng áp dụng trong nước áp dụng chiến thuật “biển người” - tuyển rất nhiều đại lý và thay đổi đại lý rất nhanh. Và hiện nay ngành bảo hiểm Việt Nam cũng đang trải qua các giai đoạn phát triển tương tự ngành bảo hiểm của hai quốc gia này. Điều này được thể hiện rất rõ trong lĩnh vực BHNT khi các DNBH cạnh tranh nhau bằng cách tuyển nhiều đại lý.

Trong lĩnh vực BHNT, nếu như các DNBH 100% vốn nước ngoài thường có chiến lược đặt khách hàng lên hàng đầu, tiêu chí sự hài lòng của khách hàng được đặt lên cao hơn là một dấu hiệu tốt cho sự cạnh tranh trong thị trường bảo hiểm. Chiến lược hoạt động ở mọi cấp của họ thể hiện rất rõ điều này. Ngoài ra, họ còn có kỹ năng để phục vụ khách hàng. Các doanh nghiệp nước ngoài biết rõ hơn ai hết làm cách nào để khách hàng cảm thấy thuận tiện hỏi thông tin, thanh toán phí bảo hiểm, tiến hành thủ tục yêu cầu bồi thường. Các doanh nghiệp trong nước cũng hiểu rằng điều này rất quan trọng nhưng họ lại không đưa ra được chiến lược cũng như chưa xây dựng được quy

trình thực hiện phù hợp như giảm giá phí bảo hiểm, mở rộng điều khoản bảo hiểm… mà phần lớn chiến lược đã lựa chọn không thể giúp các DNBH tồn tại và phát triển được bởi nó là những biểu hiện của việc cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, chiến lược này không thể là cách các DNBH tồn tại, phát triển và có thể gây ảnh hưởng đến sự an toàn tài chính của cả ngành bảo hiểm.

Đối với doanh nghiệp nước ngoài đặt khách hàng làm trung tâm nhưng nếu căn cứ vào độ lớn của các hợp đồng với mức phí bảo hiểm bình quân năm trên dưới 2 triệu đồng/hợp đồng/năm có thể thấy rằng các DNBH vẫn chủ yếu tập trung khai thác ở các thành phố lớn, phục vụ cho các tầng lớp dân cư có thu nhập cao.

2.3.1.2. Đặc điểm cạnh tranh của các DNBH

Trong lĩnh vực bảo hiểm, để phân tán rủi ro, các doanh nghiệp thường duy trì hoạt động tái bảo hiểm cho nhau, vì vậy các sản phẩm bảo hiểm có tính tương đồng và tính quốc tế rất cao. Khi một doanh nghiệp mới vào thị trường hoặc muốn giành khách hàng từ các doanh nghiệp khác để tăng thị phần, thì biện pháp cạnh tranh phổ biến nhất là hạ phí, tăng tỷ lệ hoa hồng trong khai thác hay áp dụng các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh khác. Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp này về lâu dài vừa gây ra rủi ro cho chính DNBH vừa làm thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển không lành mạnh.

Cạnh tranh thông qua hình thức hạ phí bảo hiểm: Thị trường bảo hiểm Việt Nam đã xuất hiện tình trạng có những sản phẩm bảo hiểm mức phí đã giảm từ 40-50%, thậm chí còn thấp hơn quy định của Bộ Tài chính rất nhiều lần. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh nói trên bắt đầu lan trên diện rộng từ khi các doanh nghiệp sử dụng những cán bộ nhân viên không có nghiệp vụ bảo hiểm hay thực hiện chế độ khoán doanh thu phí bảo hiểm cho các chi nhánh, phòng bảo hiểm khu vực hay đại lý. Để đạt chỉ tiêu được giao khoán, các bộ phận này buộc phải chạy theo doanh số, không đánh giá, khảo sát rủi ro, bán sản phẩm.

Tăng chi phí hoa hồng khai thác không đúng với quy định của nhà nước: Theo quy định, khi ký được hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được phép chi từ 0,5% đến 20% hoa hồng (tùy loại hợp đồng) cho đại lý bảo hiểm hoặc tối đa không quá 15% cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, các đơn vị phải chi nhiều hơn để có được dịch vụ. Với tình trạng cạnh tranh như hiện nay, hoa hồng chi cao, phí bảo hiểm thấp và như vậy sẽ không đủ chi trả bồi thường cho khách hàng. Nếu xảy ra tổn thất phải bồi thường thì coi như hết lãi. Cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế phát triển nhưng lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm ngày càng thấp là một nghịch lý trong kinh doanh tại thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Mở rộng quá mức quyền lợi bảo hiểm không tính đến hiệu quả kinh doanh. Sản phẩm bảo hiểm thường có tính tương đồng và tính quốc tế rất cao. Vì vậy, để có thể thâm nhập thị trường và nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần, ngoài cạnh tranh hạ phí bảo hiểm, tăng chi phí hoa hồng khai thác, các DNBH còn áp dụng biện pháp mở rộng quá mức quyền lợi bảo hiểm để có thể dễ dàng ký kết được hợp đồng mà không tính đến hiệu quả kinh doanh.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm trong nước có thể do thiếu kiểm tra kiểm soát của nhà nước và muốn thuyết phục khách hàng nên môi giới đưa ra các điều khoản mở rộng không đúng với tập quán bảo hiểm như bảo hiểm hàng thiếu trong container còn nguyên kẹp chì, bảo hiểm các rủi ro bị loại trừ trong qui tắc bảo hiểm quốc tế…

Ngoài các hình thức cạnh tranh nói trên, một số doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo hiểm còn sử dụng các biện pháp hành chính để gây sức ép, lôi kéo, ép buộc người tham gia bảo hiểm phải mua bảo hiểm hoặc sử dụng dịch vụ môi giới bảo hiểm tại một doanh nghiệp, trái với quyền tự do lựa chọn và giao kết hợp đồng.

Tóm lại, nhóm yếu tố Chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh của doanh nghiệp đang có những tác động tiêu cực đến ngành bảo hiểm Việt Nam. Dường như các chiến lược của DNBH vẫn chưa hiệu quả để khai thác hết tiềm năng nhu cầu bảo hiểm của ngành bảo hiểm Việt Nam. Bên cạnh đó, những hành động phi cạnh tranh là một trong những nguyên nhân của việc bảo hiểm Việt Nam không thể phát triển lành mạnh gắn liền với sự vận động của các quy luật giá trị, quy luật cung – cầu trong nền kinh tế thị trường. Nguyên nhân là do các DNBH còn thiếu định hướng dài hạn cho hoạt động kinh doanh, đồng thời, việc xử lý các vi phạm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các DNBH với mức tiền xử phạt còn thấp, thiếu các biện pháp mạnh cũng như các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả. Do chưa đủ khả năng răn đe nên tình trạng vi phạm của các doanh nghiệp diễn ra khá phổ biến

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)