1.2 .Cơ sở lý luậnvề quản lýQuỹ hỗ trợ nôngdân
1.2.1 .Khái quát về Quỹ hỗ trợ nôngdân
1.2.2. Quản lýQuỹ hỗ trợ nôngdân
1.2.2.1.Khái niệm và đặc điểm của quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân
a, Khái niệm quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân:
Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát hành động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra.Theo đó, các công việc hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát phải đƣợc thực hiện theo một trình tự nhất định; những hoạt động này còn đƣợc gọi là các chức năng quản lý.
Quản lý Quỹ HTND là sự tác động của chủ thể quản lý Quỹ HTND lên đối tượng quản lý Quỹ HTND trong quá trình tiến hành các hoạt động của Quỹ nhằm đạt được các mục tiêu đề ra với kết quả cao nhất.
Từ quan niệm chung về quản lý nêu trên, áp dụng đối với Quỹ HTND có thể nói: Quản lý Quỹ HTND là sự tác động của chủ thể quản lý Quỹ HTND lên đối tượng quản lý Quỹ HTND trong quá trình tiến hành các hoạt động của Quỹ nhằm đạt được các mục tiêu đề ra với kết quả cao nhất.
Chủ thể quản lý Quỹ HTND là cơ quan Hội Nông dân, cụ thể là Ban điều hành Quỹ HTND.
Đối tƣợng quản lý của Quỹ HTND bao gồm các thành phần chủ yếu sau: Ban điều hành Quỹ HTND cấp dƣới; Cán bộ ban điều hành Quỹ HTND; Ngƣời vay vốn từ Quỹ HTND; Nguồn vốn Quỹ HTND; Các trang thiết bị phục vụ công tác quản lý Quỹ HTND.
b, Đặc điểm của quản lýQuỹ hỗ trợ nông dân:
Thứ nhất, đối tƣợng quản lý của quỹ HTND bao gồm các thành phần chủ yếu sau: Ban điều hành Quỹ HTND cấp dƣới; Cán bộ Ban điều hành Quỹ HTND; Ngƣời vay vốn từQuỹ HTND; Nguồn vốn quỹ HTND; Các trang thiết bị phục vụ công tác quản lý Quỹ HTND.
Thứ hai,cơ cấu tổ chức của Quỹ HTND Việt Nam đƣợc chia thành 3 cấp: Quỹ HTND Trung ƣơng, trực thuộc Trung ƣơng HND Việt Nam. Quỹ HTND cấp tỉnh, trực thuộc HND cấp tỉnh. Quỹ HTND cấp huyện, trực thuộc HND cấp huyện.
Thứ 3, hoạt động củaQuỹ HTND đặt dƣới sự chỉ đạo, điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành. Cụ thể:
Quỹ HTND các cấp chịu sựlãnh đạo, quản lý của Ban Thƣờng vụ HND cấp trên và sự lãnh đạo quản lý trực tiếp của Ban Thƣờng vụ HND cùng cấp và cấp trên. Chịu sự quản lý nhà nƣớc về tài chính của cơ quan tài chính cùng cấp và cấp trên.
Ban điều hành Quỹ HTND cấp dƣới chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn về nghiệp vụ và kiểm tra, kiểm soát của Ban điều hành Quỹ HTND cấp trên.
c, Mục tiêu quản lýQuỹ hỗ trợ nông dân + Mục tiêu kinh tế:
Triển khai các mô hình tăng thu nhập thông qua việc hỗ trợ vốn Quỹ HTND, phấn đấu nâng mức thu nhập của các hộ sau khi vay vốn tăng 1,5 lần so với trƣớc khi vay vốn.Xây dựng các dự án vay vốn Quỹ HTND thành mô
hình sản xuấtđiển hình trong sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp để nông dân tham quan học tập và nhân rộng.
+ Mục tiêu xã hội:
Giải quyết việc làm thƣờng xuyên và thời vụ cho lao động nông thôn và thành thị, từ đó góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên cả nƣớc nói chung, giảm nghèo bền vững cho hộ nghèo tham gia vay vốn nói riêng.
Trên cơ sở kết quả đạt đƣợc, HND các cấp phối hợp với các cơ quan chuyên môn tuyên truyền, nhân rộng các mô hình tăng thu nhập, vận động hội viên nông dân đoàn kết, hỗ trợ giúp nhau sản xuất tăng thu nhập, nâng cao đời sống; chủ động giảm nghèo bền vững, thực hiện tốt tiêu chí “kinh tế, tổ chức sản xuất” trong xây dựng nông thôn mới.
Thông qua việc hỗ trợ vốn, xây dựng mô hình nhằm nâng cao vai trò của tổ chức HND các cấp trong tham gia các hoạt động kinh tế -xã hội ở cơ sở; góp phần củng cố tổ chức Hội vững mạnh.
1.2.2.2. Sự cần thiết phải quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân
Quản lý Quỹ HTND là hoạt động khách quan và cần thiết để nâng cao vai trò của Quỹ trong việc giúp nông dân nghèo vƣơn lên thoát nghèo. Cụ thể, sự cần thiết của Quỹ HTND là xuất phát từ những lý do chủ yếu sau:
Thứ nhất, do yêu cầu nâng cao hiệu quả hỗ trợ hội viên nông dân nghèo vƣợt qua khó khăn.
Quản lý Quỹ HTND góp phần đƣa các nguồn vốn huy động từ Nhà nƣớc và xã hội đến tay các hội viên nông dân nghèo với phƣơng pháp phù hợp, chi phí thấp, thời gian nhanh chóng và bảo đảm đúng đối tƣợng thụ hƣởng. Các đối hộ nghèo thƣờng xuyên gặp phải những bất lợi trong cuộc sống, trong đó có việc tiếp cận các nguồn vốn phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất kinh doanh, khiến cho họ khó có thể cải thiện đƣợc cuộc sống và vƣơn lên thoát nghèo. Nếu nhƣ nguồn vốn Quỹ HTND đến tay ngƣời nghèo
với mức chi phí cao, thủ tục vay phức tạp nhƣ các khoản vay thƣơng mại thì ngƣời nghèo sẽ ngần ngại không vay vốn hoặc dù có vay đƣợc vốn thì họ cũng khó lòng tạo ra đƣợc thu nhập để chi trả gốc và phí. Do vậy, công tác quản lý Quỹ HTND là làm sao xác định và chuyển tải đồng vốn tới hội viên nông dân với mức phí phù hợp với khả năng trả nợ của họ. Công tác quản lý Quỹ HTND cần phải đƣợc triển khai chặt chẽ để tránh những trƣờng hợp không đúng đối tƣợng tiếp cận đƣợc nguồn vốn ƣu đãi.
Nhờ tiếp cận đƣợc đồng vốn một cách thuận tiện, đúng mức, kịp thời, mà hội viên nông dân có thể mua sắm nguyên vật liệu, máy móc cho hoạt động sản xuất, hàng hóa…là tiền đề để hội viên nông dân nghèo vƣơn lên thoát nghèo bền vững.
Thứ hai, do yêu cầu của việc cải thiện kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Đại bộ phận hội viên nông dân sống tập trung tại các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa với nghề nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản là chủ yếu. Cuộc sống của họ gắn liền với mức độ phát triển của các lĩnh vực này nên hoạt động Quỹ HTND cũng phải hƣớng theo nhằm bảo đảm tính phù hợp của đồng vốn.
Quản lý Quỹ HTND sẽ phân bổ nguồn vốn huy động đƣợc cho từng địa bàn nông thôn, từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhằm bảo đảm một cơ cấu cho vay hợp lý, tránh tập trung cho vay quá lớn vào một địa bàn, một lĩnh vực và gây ra rủi ro tiềm ẩn cho Quỹ HTND. Trong quá trình cho vay Quỹ HTND không chỉ dừng lại ở việc cấp vốn mà song song với công tác đó là những hỗ trợ về mặt kỹ thuật, tƣ vấn kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cho các hộ gia đình vay vốn. Khi các hộ nghèo vƣơn lên trong cuộc sống, họ sẽ góp phần vào công cuộc phát triển làng, xã thông qua các khoản đóng góp hay đóng góp vào việc phát triển những sản phẩm đặc trƣng của từng vùng, miền. Nhờ vậy, kinh tế của một làng, xã và rộng hơn là một huyện, tỉnh sẽ đƣợc cải thiện đáng kể.
Thứ ba, do yêu cầu của mục tiêu tăng trƣởng nguồn vốn, đáp ứng các yêu cầu về chất lƣợng và an toàn hoạt động cho vay.
Huy động vốn Quỹ HTND từ nhiều kênh khác nhau là yêu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng hoạt động cho vay. Do vậy, việc xây dựng chỉ tiêu kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch và tổng kết kinh nghiệm, rút ra bài học cho giai đoạn sau là hết sức cần thiết để hƣớng tới thực hiện mục tiêu quản lý. Các khâu từ xác định căn cứ xây dựng kế hoạch, xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu kế hoạch, quản lý và tổ chức thực hiện kế hoạch (trong đó có thể có khâu điều chỉnh kế hoạch) và tổng kết quá trình thực kế hoạch cần đƣợc từng bộ phận trong Ban điều hành Quỹ HTND thực hiện đồng bộ, kịp thời.
Quỹ hỗ trợ nông dâncho các đối tƣợng vay đặc thù là hộ có thu nhập thấp,không có tài sản lớn để thế chấp vay vốn tại các ngân hàng thƣơng mại. Bên cạnh đó,khách hàng vay vốn cũng ít có kinh nghiệm về quản lý tài chính (đơn cử nhƣ cách phân bổ nguồn vốn vay cho các loại hình sản xuất, kinh doanh hay cách thức tiết kiệm để trả nợ), khả năng chống đỡ trƣớc những rủi ro trong cuộc sống cũng thấp hơn các đối tƣợng khác, chỉ cần một đợt thiên tai nhƣ dịch bệnh, lũ lụt hay có ngƣời trong nhà bị ốm đau sẽ gặp nhiều khó khăn trong trả nợ. Do vậy, rủi ro trong cho vay Quỹ HTND luôn ở mức cao hơn so với tín dụng thông thƣờng.
Thứ tư, do yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ.
Thiết lập đƣợc một quy trình, phƣơng thức, từng bƣớc hoàn thiện công tácquản lý Quỹ HTND vừa bảo đảm duy trì chất lƣợng cho vay, vừa bảo đảm đƣợc đƣa đồng vốn ƣu đãi tới các đối tƣợng thụ hƣởng là nhiệm vụ hết sức cần thiết, quan trọng, có ý nghĩa đối với Ban điều hànhQuỹ HTND các cấp. Một chính sách vay vốn phù hợp sẽ là kim chỉ nam, định hƣớng cho toàn bộ hoạt động của Quỹ HTND. Từ đó, sẽ đƣa ra các chính sách quy định về các điều kiện cần thiết để hội viên nông dân có thể vay vốn, các bƣớc và yêu cầu
của từng bƣớc đối với quy trình quản lý một cách hợp lý, chính xác và bảo đảm an toàn đƣợc đồng vốn cho vay.
Trái lại, nếu công tác quản lý Quỹ HTND theo hƣớng thắt chặt các quy định về cho vay thì hội viên nông dân sẽ khó tiếp cận với vốn vay do bản thân họ rất khó đáp ứng đƣợc các điều kiện cấp tín dụng nhƣ các khách hàng thông thƣờng. Hơn nữa, huy động đƣợc vốn nhƣng lại không đẩy mạnh cho vay ra cho các đối tƣợng thụ hƣởng cũng sẽ khiến bị ứ đọng vốn, và không hoàn thành đƣợc mục tiêu hoạt động của Quỹ.
Mặt khác, quản lý Quỹ HTND theo quy định của cơ quan quản lý cũng là một nhiệm vụ bắt buộc đối với tổ chức Hội Nông dân các cấp. Đây là yêu cầu với tất cả các loại hình tín dụng chứ không riêng gì đối với Quỹ HTND nhằm hƣớng tới một hệ thống quản lý hoạt động Quỹ HTND an toàn, ổn định và đúng hƣớng.
1.2.2.3. Nội dung quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân
a, Lập kế hoạch quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân
Lập kế hoạch là chức năng đặc biệt của quy trình quản lý, nó có ý nghĩa tiên quyết đối với hiệu quả của hoạt động quản lý. Tất cả nhà quản lý và tất cả các lĩnh vực quản lý đều phải thực hiện việc lập kế hoạch. Vì vậy, đối với công tác quản lý Quỹ HTND việc lập kế hoạch quản lý cần sự quan tâm chỉ đạo của Ban Thƣờng vụ HND các cấp đối với Ban điều hành Quỹ nhằm xác định các mục tiêu hoạt động, từ những mục tiêu đƣợc xác định sẽ làm cơ sở bố trí nhân sự, phân công công việc, giao quyền cho Ban điều hành Quỹ và thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát.
Lập kế hoạch còn giúp nâng cao hiệu quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân nhờ tính toán vàlồng nghép đƣợc các chƣơng trình trọng tâm của Hội Nông dân các cấp với công tác quản lý Quỹ nhƣ chƣơng trình đào tạo nghề, tập huấn kiến thức khoa học - kỹ thuật, kiến thức quản lý, cung ứng dịch vụ đầu vào,
quảng bá tiêu thụ sản phẩm từ đó phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ vay vốn.
Lập kế hoạch quản lý quỹ Hỗ trợ Nông dân bao gồm: + Lập kế hoạch huy động nguồn vốn
+ Lập kế hoạch cho vay vốn + Lập kế hoạch thu gốc và thu phí + Lập kế hoạch kiểm tra, kiểm soát
b, Tổ chức thực hiện quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân * Quản lý hoạt động huy động nguồn vốn
+ Lập kế hoạch huy động nguồn vốn:
Dựa vào các nhiệm vụ trong tâm của Hôi Nông dân các cấp gắn với đề án phát triển kinh tế của từng địa phƣơng, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế và các phong trào thi đua để dự báo chính xác nhu cầu vốncủa hội viên nông dân.
Việc xây dựng kế hoạch huy động nguồn vốn là khởi điểm cho toàn bộ nội dung quản lý Quỹ HTND của Hội Nông dân các cấp. Để có thể xây dựng đƣợc kế hoạch phù hợp, Hội Nông dân các cấp cần bám sát vào những chủ trƣơng, chính sách của trung ƣơng, của tỉnh và khả năng hấp thụ vốn của hội viên nông dân. Dữ liệunhững năm trƣớc về huy động nguồn vốn của Hội Nông dân các cấp và các thông tin cập nhật về đƣờng lối, chính sách của Nhà nƣớc là rất cần thiết để dự báo huy động nguồn vốn trong kỳ kế hoạch. Hội Nông dân các cấp có thể tổ chức công tác xây dựng kế hoạch huy động nguồn vốn từ nhiều kênh khác nhau nhƣ:
Nguồn vốn đƣợc cấp từ ngân sách Nhà nƣớc (bao gồm ngân sách trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng).
Nguồn vốn vận động cán bộ, hội viên nông dân, cán bộ công nhân viên chức, cán bộ, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong lực lƣợng vũ trang, các
hộ phi nông nghiệp, các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nƣớc ủng hộ, cho mƣợn không lãi hoặc lãi suất thấp.
Nguồn vốn tiếp nhận từ các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức và ngƣời nƣớc ngoài giúp đỡ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam.
Vốn uỷ thác của Nhà nƣớc, của các tổ chức trong và ngoài nƣớc tài trợ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.Vốn tự bổ sung hàng năm từ thu phí Quỹ HTND % theo quy định và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch huy động vốn:
Ban Thƣờng vụ HND các cấp có trách nhiệm chủ động báo cáo, đề xuất với cấp uỷ, phối hợp với chính quyền cùng cấp xin chủ trƣơng về việc tổ chức các hình thức vận động xây dựng Quỹ HTND thông qua thành lập Ban vận động.Để công tác vận động xây dựng Quỹ HTND đạt kết quả tốt, HND nên đề xuất đồng chí lãnh đạo cấp uỷ hoặc UBND cùng cấp làm trƣởng Ban vận động, số lƣợng thành viên Ban vận động tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của từng địa phƣơng nhƣng cần quan tâm đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động.
Hội Nông dân các tỉnh phát hành các loại phiếu vận động quỹ theo mẫu thống nhất trên toàn quốc, gồm: phiếu ủng hộ, mƣợn và vay. Các phiếu này do Chủ tịch HND tỉnh ký đƣợc sử dụng nhƣ là chứng từ gốc.
* Quản lý cho vay vốn
+ Xây dựng kế hoạch cho vay vốn:
Dựa trên tổng nguồn vận động đƣợc theo năm hoặc theo thời từng thời kỳ, vốn đƣợc HND cấp trên uỷ thác và thời gian đến hạn của các dự án đang triển khai; đầu năm Ban điều hành quỹ các cấp xây dựng kế hoạch cho vay vốn tại cấp mình.
Kế hoạch đặt ra đảm bảo sử dụng tối đa nguồn vốn đang có, tránh ứ đọng lâu ngày (không quá 30 ngày) gây lãng phí.
Trong giai đoạn hiện nay, vốn Quỹ HTND chỉ cho vay theo dự án nhóm hộ, không cho vay đơn lẻ tới từng hội viên.
+ Xác địnhđối tƣợng đƣợc vay vốn Quỹ hỗ trợ nông:
Các đối tƣợng đƣợc vay vốn phải có đầy đủ hồ sơ vay vốn theo quy định của pháp luật. Có 2 đối tƣợng đƣợc vay vốn của Quỹ HTND:
Một là, hộ gia đình hội viên nông dân tự nguyện tham gia dự án nhóm hộ vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh theo sự chỉ đạo, hƣớng dẫn của Hội Nông dân các cấp.
Hai là, thành viên Tổ hợp tác của hội viên nông dân, thành viên Hợp tác xã sản xuất kinh doanh nông nghiệp và Các đối tƣợng khác khi có quyết định của Ban Thƣờng vụ Trung ƣơng Hội Nông dân Việt Nam.
+Xác định hoạt động đƣợc vay vốn Quỹ HTND:
Quỹ Hỗ trợ nông dân cho vay 4 lĩnh vực, ngành nghề:Sản xuất nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp;Phát triển ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp; Chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản và muối và Kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm, thủy sản, diêm nghiệp và đời sống nông dân.
+Xác định phƣơng án cho vay vốn Quỹ hỗ trợ nông dân:
Quỹ HTND cho vay theo các dự án, gồm hai hình thức: dự án nhóm các hộ hội viên nông dân và dự án của các Tổ hợp tác, Hợp tác xã. Đặc biệt,các dự án vay vốn quỹ HTND đều đƣợc tín chấp bằng uy tín của HND cấp xã, chứ không sử dụng bất kì tài sản thế chấp nào.
Thời hạn cho vay đƣợc căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay; chu kỳ sản xuất, kinh doanh; khả năng tài chính của ngƣời vay; nguồn vốn của Quỹ HTND. Tuy nhiên thời gian cho vay vốn Quỹ HTND ít nhất là 12 tháng và nhiều nhất là 60 tháng.
Đối với dự án nhóm hộ là tổng các phƣơng án sản xuất kinh doanh của các hộ hội viên có nhu cầu vay vốn, thuộc đối tƣợng đƣợc vay vốn Quỹ HTND nhƣ đã nêu ở trên, đƣợc xây dựng theo mẫu nhƣ sau:
Chủ dự án có thể là chủ tịch, phó chủ tịch hoặc ngƣời tham gia thực hiện dự án đƣợc các hộ khác bầu chọn.
Các hộ tham gia dự án phải cùng mục đích sản xuất và có địa điểm sản