Kinh nghiệm quản lýQuỹ hỗ trợ nôngdân ở thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân tại Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh (Trang 49 - 53)

1.3.1 .Kinh nghiệm quản lýQuỹ hỗ trợ nôngdân ở tỉnh Thái Bình

1.3.2. Kinh nghiệm quản lýQuỹ hỗ trợ nôngdân ở thành phố Hà Nội

Hà Nội thành lập ngay Ban điều hành Quỹ HTND khi Quỹ vận động đƣợc từ năm 1996. Điều đặc biệt là Ban điều hành Quỹ HTND của HND thành phố Hà Nội do UBND thành phố ra quyết định thành lập. Các đồng chí trong Ban điều hành ngoài HND còn có đại diện của Sở Lao động thƣơng binh và xã hội, Sở Tài chính.

Điều này thể hiện rõ sự quan tâm của Thành uỷ, Hội đồng nhân dân và UBND thành phố; làm nổi bật tính chủ động, sáng tạo của HND thành phố Hà Nội đã phối kết hợp với các cơ quan liên quan, nâng cao vai trò, vị thế và hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND.

Ban điều hành Quỹ HTND với cơ quan thƣờng trực là HND thành phố Hà Nội đã tham mƣu cho UBND thành phố ban hành các quyết định, chỉ thị, quy

chế nhằm kiện toàn hoạt động, quản lý Quỹ HTND. Đặc biệt, hàng năm, Ban điều hành Quỹ xây dựng kế hoạch, phối hợp với Sở tài chính tham mƣu cho Hội đồng nhân dân và UBND thành phố trích ngân sách bổ sung cho Quỹ.

Ngay từ đầu năm, Ban chấp hành HND thành phố đã tổ chức ký giao ƣớc thi đua về chỉ tiêu tăng trƣởng Quỹ HTND cho các huyện đồng thời yêu cầu các cơ sở Hội xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện để hoàn thành chỉ tiêu tăng trƣởng đƣợc giao. Một trong những giải pháp quan trọng đƣợc Hội đề ra là đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích xây dựng và phát triển Quỹ. Tăng trƣởng Quỹ HTND 25/25 đơn vị cấp huyện xây dựng với tổng số tiền 36.430,1 triệu đồng; 476/480 đơn vị HND cấp xã tổ chức vận động Quỹ HTND với tổng tiền là 22.645,1 triệu đồng. 7/25 (28%) huyện, quận chuyển nguồn Quỹ HTND cấp xã vận động đƣợc lên cấp quận, huyện quản lý với số tiền 7.771 triệu đồng. Quỹ HTND cấp thành phố đạt 392.638,9 triệu đồng; nâng tổng nguồn Quỹ HTND toàn thành phố đạt 451.714 triệu đồng; Tăng so năm 2013 là 34.330,7 triệu đồng, đạt 461% kế hoạch. Nguồn vốn trên đang cho 72.365 hộ vay phát triển sản xuất. Kết quả cho vay và thu nợ nguồn vốn thành phố: Tổng dƣ nợ đầu năm nguồn thành phố và trung ƣơng uỷ thác là 394 tỷ 214,8 triệu đồng của 65.608 hộ vay vốn tham gia 1.344 dự án. Năm 2014, thu nợ 130 tỷ 295 triệu đồng với 26.024 hộ vay vốn của588 dự án đạt 100% kế hoạch, không phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn. Đến nay, mô hình điểm về vay vốn Quỹ HTND đã xây dựng đƣợc 46 mô hình, trong đó có 17 mô hình điểm vay vốn Quỹ HTND kết hợp với mô hình kinh tế tập thể với số tiền là 5.220 triệu đồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Quỹ HTND hàng năm đã góp phần giải quyết việc làm cho trên 70 ngàn hộ lao động trên địa bàn nông thôn. Tổng dƣ nợ các chƣơng trình vay vốn uỷ thác trong toàn thành phố đạt 1.307 tỷ 384 triệu đồng với 2.420 tổ tiết kiệm vay vốn, số hộ là 79.812 so với cùng kỳ năm trƣớc. Số dƣ tăng 306 tỷ

107 triệu đồng, hộ vay tăng 13.871 hộ. Cùng với tăng khối lƣợng vốn uỷ thác, chất lƣợng tín dụng uỷ thác ngày càng đƣợc nâng lên, nợ quá hạn ngày càng giảm. Tỷ lệ dƣ nợ quá hạn năm 2014 giảm 0.12% so với cùng kỳ năm trƣớc. Số tổ tiết kiệm vay vốn giảm 58 Tổ, số hộ vay tăng 21%, số dƣ nợ cuối kỳ tăng 30% so với cùng kỳ năm trƣớc; chƣơng trình vay vốn có số dƣ tăng nhiều là chƣơng trình cho vay hộ cận nghèo188 tỷ 912 triệu đồng; nƣớc sạch vệ sinh môi trƣờng tăng 55 tỷ.

Để đảm bảo tính công khai, minh bạch, Ban điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân tiếp tục xây dựng hệ thống quản lý Quỹ từ Thành phố đến cơ sở đảm bảo đúng điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ theo hƣớng dẫn của Trung ƣơng Hội. Hệ thống sổ sách, chứng từ, kế toán, các báo cáo hoạt động và báo cáo tài chính thực hiện thống nhất theo quy định. Chính vì thế, nguồn vốn, chất lƣợng tín dụng đƣợc đảm bảo, giảm bớt những sai phạm và ngăn chặn đƣợc những biểu hiện tiêu cực. Nguồn vốn Quỹ HTND đƣợc các cấp hội sử dụng cho vay đúng đối tƣợng, việc sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả và bảo toàn vốn, không có nợ đọng vốn. Nhìn chung, hoạt động của Ban điều hành đang từng bƣớc đƣợc đổi mới. Trong đó, đổi mới cơ bản nhất là về trình độ của đội ngũ cán bộ với việc duy trì thƣờng xuyên các lớp tập huấn nghiệp vụ.

Nhƣ vậy, với kết quả hoạt động Quỹ HTND thành phố Hà Nội dẫn đầu cả nƣớc cả về huy động nguồn vốn và cho vay, cả về chất lƣợng và số lƣợng, Hà Nội trở thành một biểu tƣợng phát triển của Quỹ HTND. Có đƣợc điều đó là do sự ủng hộ, quan tâm của đảng uỷ, chính quyền địa phƣơng, kết hợp cùng với sự đồng lòng của các cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn thành phố.

1.3.3. Một số bài học kinh nghiệm đối với Hà Tĩnh

Từ kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình và thành phố Hà Nội, có thể giúp ích cho tỉnh Hà Tĩnh rất nhiều trong công tác quản lý QuỹHTND:

Một là, thành lập Ban điều hành Quỹ HTND hoạt động độc lập, không kiêm nhiệm, có con dấu và tƣ cách pháp nhân riêng, ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, cũng nhƣ quan tâm đầu tƣ cơ sở vật chất khác nhƣ: phòng làm việc, máy tính, máy in, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý Quỹ HTND các cấp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ...là bƣớc đầu tiên để hoàn thiện quy trình quản lý Quỹ HTND.

Hai là, thƣờng xuyên tƣ vấn, hƣớng dẫn phƣơng án sản xuất, kinh doanh, cách quản lý, sử dụng vốn vay. Tập huấnchuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, dịch bệnh cho đàn vật nuôi đểđạt hiệu quả cao nguồn vốn vay, các cấp Hội Nông dân đã phối hợp với các ngành, chính quyền địa phƣơng khảo sát địa bàn, cho vay đúng đối tƣợng.

Ba là, tổ chức ký giao ƣớc thi đua về chỉ tiêu tăng trƣởng Quỹ HTND các cấp xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện để hoàn thành chỉ tiêu tăng trƣởng đƣợc giao. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích xây dựng và phát triển Quỹ, tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, sự ủng hộ của chính quyền để các tổ chức, cá nhân, cán bộ, hội viên nông dân hiểu rõ và đóng góp tăng trƣởng Quỹ HTND.

Bốn là, lựa chọn xây dựng những mô hình phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế của địa phƣơng, những sản phẩm chủ lực,dễ tiêu thụ, giá cả ổn định và có xu hƣớng phát triển tốt để cho vay vốn Quỹ HTND. Phát triển sản xuất, gắn vay vốn với thành lập Tổ hợp tác, Hợp tác xã liên kết theo chuổi giá trị nhằmtiêu thụ sản phẩm ổn định cho hội viên nông dân.

Năm là, hoạt động của Quỹ HTND các cấp cần có quy chế, quy định về tổ chức, điều hành, nghiệp vụ, kiểm soát... cụ thể, rõ ràng, nhƣng không cứng nhắc, máy móc, áp đặt. Mọi quy chế của Quỹ HTND đều phải xuất phát từ lợi ích của hội viên và vì hội viên nông dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân tại Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)