Khái quát về Hội Nôngdân và Quỹ hỗ trợ nôngdân tỉnhHà Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân tại Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh (Trang 56 - 61)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về Hội Nôngdân và Quỹ hỗ trợ nôngdân tỉnhHà Tĩnh

3.1.1. Khái quát về Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh

3.1.1.1. Về tổ chức, bộ máy

Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh là tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của giai cấp nông dân tỉnh Hà Tĩnh, đặt dƣới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Hà Tĩnh. Hệ thống Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh có 13 huyện, thành phố, thị xã với 262 xã, phƣờng, thị trấn, có 2.071 chi hội và 234.121 hội viên nông dân.

Bộ máy Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh gồm có lãnh đạo và 05 Ban và 01 đơn vị trực thuộc gồm: Ban Tuyên giáo, Ban Tổ chức - Kiểm tra, Ban Kinh tế - xã hội, Ban vốn quỹ, Văn phòng Hội và Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ Nông dân.

3.1.1.2. Về chức năng, nhiệm vụ

a, Chức năng

+ Tuyên truyền, vận động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt.

+ Đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nƣớc và khối đoàn kết toàn dân tộc.

+ Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; tổ chức các hoạt động dịch vụ, tƣ vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất và đời sống.

b, Nhiệm vụ

+ Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, nông dân về đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; nghị quyết, chỉ thị của Hội, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nƣớc, ý chí cách mạng, tinh thần tự lực tự cƣờng, lao động sáng tạo của hội viên, nông dân.

+ Tập hợp, nâng cao chất lƣợng hội viên. Xây dựng tổ chức Hội các cấp vững mạnh. Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội các cấp có đủ số lƣợng, chất lƣợng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

+Tổ chức thực hiện 3 phong trào thi đua do Trung ƣơng Hội Nông dân Việt Nam phát động với chất lƣợng ngày càng cao. Vận động, tập hợp và làm nòng cốt trong các phong trào nông dân phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với các chƣơng trình kinh tế - xã hội trọng điểm của tỉnh và cuộc vận động “Cả nƣớc chung sức xây dựng nông thôn mới”.

+ Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống. Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả các loại hình kinh tế hợp tác, kinh tế tập thể, liên kết trong sản xuất, kinh doanh gắn với bảo vệ môi trƣờng.

+ Tiếp tục đổi mới phong cách lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Ban Chấp hành, Ban Thƣờng vụ các cấp Hội. Đổi mới nội dung, phƣơng thức hoạt động của các cấp Hội đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và xây dựng khối Đoàn kết toàn dân vững mạnh. Thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các cấp Hội trong công tác kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội theo quy định; tham gia xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; nắm tâm tƣ, nguyện vọng của hội viên, nông dân; đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích

chính đáng, hợp pháp và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, hội viên, nông dân. Tăng cƣờng công tác hoà giải, giải quyết khiếu nại, tố cáo của hội viên, nông dân hạn chế khiếu kiện, khiếu nại vƣợt cấp, kéo dài.

3.1.2. Sự ra đời của Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Hà Tĩnh

Quỹ HTND thuộc HND Việt Nam đƣợc thành lập theo Quyết định số 80 QĐ/HND, ngày 02/3/1996 của Ban Thƣờng vụ Trung ƣơng HND Việt Nam, căn cứ pháp lý thành lập Quỹ HTND là văn bản số 4035/KTTH ngày 26/7/1995 của Thủ tƣớng Chính phủ.

Tại tỉnh Hà Tĩnh, Quỹ HTND đƣợc thành lập theo Quyết định số1825 QĐ/UBNDngày 30/6/2014 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc thành lập Quỹ HTND cấp tỉnh. Ban Thƣờng vụ HND tỉnh đã tham mƣu văn bản chỉ đạo thƣờng trực Huyện uỷ thành lập Quỹ HTND cấp huyện, đến nay đã có 12/13 huyện, thành, thị đã thành lập Quỹ HTND. Đồng thời đề nghị, HĐND, UBND các huyện, thành, phân bổ tăng trƣởng nguồn vốn Quỹ HTND cấp huyện hàng năm.

3.1.3. Quá trình phát triển Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Hà Tĩnh

Sau khi Thủ tƣớng Chính phủ đồng ý cho HND Việt Nam thành lập Quỹ HTND, đến năm 2014 các cấp Hội trong tỉnh chỉ mới quản lý 11.505triệu đồng.Đến hết năm 2016, Quỹ HTND 3 cấp tại tỉnh Hà Tĩnh đã cho vay 82 dự án với 753 hộ vay với tổng số tiền là 19.939 triệu đồng, tăng 8.434 triệu đồng so với năm 2014. Trong đó: có 72 dự án chăn nuôi (chiếm 87%), 3 dự án thủy sản, 6 dự án trồng cây ăn quả và 1 dự án sản xuất nấm sò, mộc nhĩ. Dự án quỹ HTND hiện nay chủ yếu tập trung vào loại hình sản xuất chăn nuôi, trồng cây ăn quả vì phù hợp với cơ cấu sản phẩm chủ lực của tỉnh và các địa phƣơng.

Qua kiểm tra, đánh giá cho thấy các dự án đều phát huy tốt nguồn vốn, các mô hình không chỉ cho thu nhập cao, phát triển kinh tế mà còn tạo thêm việc làm cho nhiều lao động nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội, hội viên an

tâm lao động và hăng hái tham gia sinh hoạt Hội. Qua đó góp phần vào thực hiện thành công chƣơng trình toàn dân xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Thông qua nguồn vốn đã xuất hiện nhiều mô hình điển hình và đáng đƣợc nhân rộng nhƣ mô hình chăn nuôi bò sinh sản tại xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Xuyên, Tƣợng Sơn, Thạch Long huyện Thạch Hà, Kỳ Trung, huyện Kỳ Anh, mô hình nuôi lợn liên kết tại xã Hƣơng Minh, Sơn Thọ, Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang, ...Từ việc vay vốn quỹ HTND, các hộ đã tập hợp thành nhóm hộ liên kết chăn nuôi, chăn nuôi theo chuổi giá trị, có hợp đồng doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, qua đó tăng hiệu quả chăn nuôi quy mô nông hộ, Song song với hiệu quả đồng vốn của các hộ vay, nên đến nay việc cho vay và thu hồi nợ chƣa xảy ra vấn đề gì khó khăn, nhờ việc thẩm định và xây dựng dự án đi đôi với việc xây dựng mô hình đƣợc triển khai chặt chẽ, đúng quy trình, nhằm hạn chế việc tồn đọng nguồn vốn.

Trong quá trình xây dựng, quản lý quỹ HTND, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã thể hiện đƣợc năng lực của đội ngũ cán bộ Hội, việc quản lý tài chính quỹ HTND, quản lý tín dụng uỷ thác đƣợc thực hiện đúng quy định, nguồn vốn đƣợc bảo toàn, công tác thu hồi nợ đến hạn và thu phí thực hiện theo đúng quy định. Việc quản lý điều hành quỹ HTND giúp các cấp Hội tập hợp, thu hút đƣợc nông dân vào Hội.

3.1.4. Bộ máy tổ chức quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân

Bộ máy tổ chức quản lý Quỹ HTND hoạt động có tổ chức và liên kết chặtchẽ giữa các bộ phận trong bộ máy quản lý.

Ban điều hành Quỹ HTND tỉnh Hà Tĩnh do UBND tỉnh ra quyết định công nhận ngay sau khi Quỹ HTND vận động đƣợc từ năm 2014.

+ Trƣởng ban điều hành Quỹ HTND là Chủ tịch HND tỉnh - Chủ tài khoản;

+ Phó trƣởng Ban điều hành Quỹ HTND là 02 đồng chí Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh;

+ Ủy viên Ban Điều hành Quỹ HTND là đồng chí trƣởng ban vốn quỹ và các đồng chí ủy viên Ban Thƣờng vụ Hội Nông dân tỉnh;

+ Kế toán Quỹ HTND là đồng chí Phó ban vốn quỹ kiêm nhiệm.

Hình 3.1. Mô hình tổ chức Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Hà Tĩnh

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Phó Ban điều hành, ủy viên Ban điều hành và kế toán có nhiệm vụ tham mƣu cho Trƣởng Ban điều hành về: Vận động, tạo nguồn vốn, cho vay, trực tiếp kiểm tra hồ sơ vay vốn, giám sát việc thực hiện của Hội Nông dân các xã, thực hiện thu phí và trích nộp cấptrên theo đúng Quy chế quản lý tài chính đối với Quỹ HTND Trung ƣơng.

* Ban điều hành Quỹ HTNDtỉnh có nhiệm vụ:

+ Vận động xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dân, tiếp nhận vốntừQuỹHTND Trung ƣơng ủy thác, tổ chức xét duyệt, phân bổ vốn về các cơ sở đƣợc kịp thời, đúng đốitƣợng.

+Thƣờng xuyên chỉ đạo kiểm tra việc xây dựng Quỹ HTND và sử dụng Quỹ HTND đảm bảo đúng quyđịnh.

+ Tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng nâng cao năng lực quản lý điều hành cho đội ngũ cán bộ tham gia công tác quản lý, điều hành Quỹ HTND.

Trƣởng Ban điều hành

Phó Ban điều hành

Ủy viên Ban điều hành

+Phối hợp với các đơn vị và cá nhân tổ chức các hoạt động tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới kịp thời cho hội viên nông dân, nhằm giúp nông dân sử dụng vốn vay đúng mục đích, đạt hiệu quả cao.

+ Chấp hành chế độ báo cáo hoạt động thu, chi tài chính, chế độ báo cáo tình hình hoạt động Quỹ HTND về Ban điều hành Quỹ HTND Trung ƣơng.

3.2. Phân tíchthực trạng quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân tại tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2014-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân tại Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)