Nguồn vốn cho Quỹ HTND có vai trò quan trọng trong việc đƣa tín dụng ƣu đãi tới những ngƣời nghèo, hộ có thu nhập thấp đang cần vốn để vƣơn lên
trong cuộc sống. Vì vậy, việc bảo đảm đủ nguồn vốn cho vay không chỉ dừng lại ở việc trông chờ vào nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc, nguồn vốn ủy thác từ địa phƣơng mà Ban điều hành Quỹ HTND phải đa dạng hóa các nguồn vốn thông qua nhiều phƣơng thứhuy động phù hợp với điều kiện thực tế.
Nguồn vốn phải tăng trƣởng nhanh hơn so với lạm phát vì nhu cầu vốnsản xuất cũng tăng dần theo lạm phát nên nếu không gia tăng đƣợc quy mô của một khoản vay (hiện nay bình quân 27 triệu đồng/hộ), số tiền này đến đƣợc tay ngƣời nghèo sẽ không đủ để họ chi đầu tƣ sản xuất kinh doanh làm ảnh hƣởng tới hiệu quả của đồng vốn.
Muốn thực hiện đƣợc vấn đề trên cần phải thành lập Ban vận động tăng trƣởng Quỹ các cấp để tổ chức vận động ngoài ngân sách bằng nhiều hình thức nhƣ:
+ Cụ thể trong vận động mỗi cán bô, hội viên nông dân đóng góp tối thiểu 10.000đồng tăng trƣởng quỹ HTND hàng năm: trƣớc hết cần vận động cán bộ Hội các cấp, các hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp đóng góp tăng trƣởng Quỹ vì những đối tƣợng này có điều kiện kinh tế thƣờng khá hơn các hội viên, nông dân khác và hội viên đƣợc hƣởng lợi trực tiếp từ quỹ HTND....
+ Tìm kiếm, xây dựng các đề án để có thể tiếp nhận vốn từ các tổ chức quốc tế, tổ chức và ngƣời nƣớc ngoài...muốn tài trợ để phát triển nông nghiệp, nông thôn.
+ Nhận uỷ thác hoặc đảm nhận một phần nguồn vốn của Nhà nƣớc trong các chƣơng trình nhằm phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.
+ Hội Nông dân các tỉnh Hà Tĩnh cần phát hành các loại phiếu vận động quỹ theo mẫu thống nhất để tổ chức vận động tăng trƣởng quỹ HTND.
+ Xây dựng quy chế, quy trình vận động,trong đó có quy định cụ thể quyền hạn,trách nhiệm của từng bộ phận, từng cá nhân cụ thể; xây dựng hệ thống biểu mẫu, sổ sách chi tiết về quá trình, kết quả vận động Quỹ; khuyến
khích và nhân rộng cách làm mới, hiệu quả của cán bộ, của địa phƣơng trong quá trình tổ chức vận động tăng trƣởng Quỹ HTND.
+ Cần ra soát lại các loại Quỹ hiện nay do HND các cấp đang quản lý và đang cho hội viên vay phát triển sản xuất từ đó đề xuất chuyển vào quỹ HTND để quản lý tốt hơn và tránh cho vay nhỏ lẽ trong các cấp Hội.
4.2.4. Đảm bảo quy trình, thủ tục, đối tượng cho vay và mục đích hoạt động Quỹ hỗ trợ nông dân.
Xây dựng tiêu chí bình xét hộ tham gia các dự án, tiêu chí chấm điểm các dự án vay vốn, thành lập tổ thẩm định có năng lực trình độ để giúp việc cho Ban điều hành quỹ trong thẩm định các dự án vay vốn đảm bảo tính công bằng, khách quan và đảm bảo dự án khả thi khi thực hiện. Hàng năm, cần thực hiện tốt việc dự báo nhu cầu nguồn vốn, khảo sát năng lực tham gia dự án của hội viên nông dân nhƣ trình độ sản xuất, lao động, tƣ liệu sản xuất, vốn đối ứng của hộ nông dânđể bình xét hộ tham gia các dự án cho vay Quỹ HTND.
4.2.5. Tăng cường tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các hộ vay vốn.
Mục đích của Quỹ HTND là để hỗ trợ, giúp đỡ hội viên nông dân xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế nhằm giảm nghèo bền vững; nâng cao quy mô sản xuất và sản xuất hàng hóa, phát triển ngành nghề. Qua đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các hình thức kinh tế tập thể ở nông thôn; tạo việc làm, thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp; khai thác tiềm năng, thế mạnh từng vùng để tạo ra các loại nông sản hàng hóa, dịch vụ đạt chất lƣợng cao. Vì vậy, Ban Thƣờng vụ Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh cần chỉ đạo Ban điều hành Quỹ HTND cho hội viên nông dân vay vốn phải gắn với thành lập các Tổ hợp tác, Hợp tác xã. Ƣu tiên nguồn vốn cho vay các dự án sản xuất nông nghiệp có áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, sản xuất theo quy trình
VietGap, áp dung công nghệ sinh học, sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không gây ô nhiễm môi trƣờng nhằm tạo ra sản phẩm có chất lƣợng, nâng cao giá trị sản xuất và thu nhập cho hội viên nông dân. Các dự án vay vốnphải có các hộ nghèo, hộ cận nghèo đang có khả năng sản xuất nhƣng thiếu vốn vay ƣu đãitham gia theo tỷ lệ nhất định (50% hộ nghèo, cận nghèo) và số hộ còn lại tham gia dự án phải có trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất đƣợc cam kết trong một dự án vay vốn.
Nâng cao năng lực sử dụng vốn, hay nói cách khác là quản lý tài chính, cho các hộ vay vốn có vai trò quan trọng tƣơng đƣơng với việc hƣớng dẫn họ về cách thức sản xuất kinh doanh. Có một thực tế là giữa việc sử dụng vốn vay và quản lý tài chính luôn đƣợc thực hiện song hành với nhau và có quan hệ mật thiết. Nếu nhƣ hộ vay vốn có kiến thức sản xuất kinh doanh nhƣng họ lại không nắm đƣợc cách thức sử dụng đồng vốn vay, cách thức thu, chi và tiết kiệm tiền thì họ sẽ ít có khả năng hoàn trả đƣợc phí lẫn gốc cho Quỹ HTND. Bên cạnh đó, một trong những rủi ro trong cho cho vay là do trình độ hiểu biết của hộ vay vốn có nhiều hạn chế nên đồng vốn vay thƣờng đƣợc sử dụng kém hiệu quả. Hộ vay vốn không chỉ thiếu vốn mà còn thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật, kiến thức về thị trƣờng... Chính vì lẽ đó cùng với việc cung ứng vốn cần phải giúp đỡ cho họ khắc phục những yếu kém nói trên thì mới có thể nâng cao năng suất trong trồng trọt và chăn nuôi để có thể trả nợ và thoát nghèo. Việc kết hợp cho vay vốn với những chƣơng trình khuyến nông và dạy nghề sẽ hạn chế rủi ro trong việc đầu tƣ, giúp họ sử dụng vốn có hiệu quả, nâng cao đời sống và trả nợ Quỹ HTND đúng hạn.
4.2.6. Thực hiện liên kết, phối hợp với các doanh nghiệp giải quyết đầu ra ổn định cho sản phẩm sản xuất của nôngdân.
Tuy vốn hỗ trợ từ quỹ ngƣời nông dân chỉ trả phí vay. Tuy nhiên, họ vẫn phải hoàn trả đúng hạn cho Quỹ và quan trọng là có hiệu quả trong sản
xuất. Ngƣời vay sau khi sử dụng vốn vay tạo ra sản phẩm phải tiêu thụ sản phẩm thu đƣợc lợi nhuận và hoàn trả tiền vay ban đầu cùng với phí cho Quỹ. Nếu nông dân không bán đƣợc sản phẩm sản xuất ra, sẽ không có tiền hoàn trả cả gốc và phí, quá trình luân chuyển của vốn sẽ bị ngừng trệ gây ra những hệ quả xấu, làm giảm kết quả của vốn vay. Do đó, muốn tăng kết quả của vốn vay cần tạo điều kiện để nông dân bán sản phẩm với giá có lãi. Hiện nay, hầu nhƣ toàn bộ các hộ tự tiêu thụ sản phẩm ngoài thị trƣờng tự do. Có rất ít các tổ chức, ngành chức năng, cá nhân đứng ra giúp họ trong khâu này. Giá cả sản phẩm tiêu thụ thƣờng không ổn định, bị tƣ thƣơng ép giá, làm giảm thu nhập của hộ nông dân. Bởi đó, Quỹ cần phối hợp với các ban ngành chức năng giúp bà con nông dân bán đƣợc sản phẩm một cách kịp thời.
4.2.7. Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, hoạt động và hiệu quả của Quỹ hỗ trợ nông dân.
Trong những năm qua, Quỹ HTND đã sát cánh cùng các hộ gia đình hội viên nông dân Hà Tĩnh trong việc phát triển sản xuất, xây dựng đời sống. Tuy nhiên,công tác quản lý Quỹ vẫn còn hạn chế. Chính vì vậy, việc tuyên truyền, vận động đến các cấp, các ngành, các đối tƣợng đƣợc vay và cho vay là vô cùng quan trọng nhằm nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, hoạt động và hiệu quả của Quỹ hỗ trợ nông dân.
Bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động thƣờng xuyên cần tổ chức tập trung vận động thành đợt cao điểm, mỗi năm một lần vào dịp 14/10 (ngày giúp nông dân Việt Nam) để thu hút nguồn lực của toàn xã hội tham gia trợ giúp nông dân thông qua Quỹ Hỗ trợ nông dân thuộc.Tranh thủ vận động các tổ chức quốc tế, cá nhân ngƣời nƣớc ngoài tài trợ, ủng hộ tạo nguồn lực cho Quỹ.
4.2.8. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và thi đua khen thưởng
Trƣớc khi quyết định cho vay, cán bộ thực hiện thẩm định cần đến từng hộ gia đình, kiểm tra thực tế khả năng trả nợ, năng lực sản xuất kinh doanh
của hộ cũng nhƣ các điều kiện đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh của hộ.
Sau khi cấp vốn vay, Quỹ và Hội Nông dân cơ sở theo dõi giám sát việc sử dụng vốn vay tại các hộ. Hoạt động kiểm tra cần hƣớng vào việc xem xét liệu vốn vay đã đƣợc dùng đúng mục đích, liệu nông dân nắm đƣợc kỹ thuật sử dụng vốn vay có hiệu quả? có thể rủi ro nào sẽ xảy ra? có các biện pháp nào cần điều chỉnh? chỉ có trên cơ sở nhƣ vậy, cán bộ nghiệp vụ mới kịp thời giúp đỡ khắc phục những khó khăn phát sinh trong quá trình sử dụng vốn vay của Quỹ HTND.
Cần kết hợp chặt chẽ với các tổ chức chính quyền, đoàn thể địa phƣơng trong việc hƣớng dẫn kiểm tra, sử dụng vốn vay và thu hồi vốn vay Quỹ HTND.
Công tác kiểm tra của Quỹ HTND phải đạt đƣợc những yêu cầu kiểm tra, phối hợp với Ban kiểm tra của Hội, hàng năm phải xây dựng kế hoạch kiểm tra, trình Thƣờng trực Hội Nông dân tỉnh phê duyệt thực hiện. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện những thiếu sót, kịp thời uốn nắn sai phạm, hạn chế thấp nhất các hành vi tiêu cực, để góp phần lành mạnh hoá hoạt động Quỹ HTND.
Công tác kiểm tra phải bằng nhiều hình thức nhƣ kiểm tra tại chỗ, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra của Ban Điều hành Quỹ HTND, cụ thể:
Kiểm tra tại chỗ, kiểm tra định kỳ: Thƣờng do chi, tổ Hội, cán bộ Quỹ HTND kiểm tra để xác minh đối tƣợng vay, tình hình sử dụng vốn vay của ngƣời vay.
Kiểm tra đột xuất khi phát hiện ngƣời vay có dấu hiệu sử dụng vốn sai mục đích, làm ăn thất thoát vốn vay hoặc hoạt động của chi, tổ Hội vi phạm nguyên tắc nhƣ thu phí của ngƣời vay nhƣng không nộp lên cấp trên.
Kiểm tra của Ban Điều hành Quỹ HTND tổ chức tiến hành, nhằm thực hiện sự giám sát, kiểm tra tronghệ thống, đảm bảo tính nghiêm minh,kháchquan.
Ban điều hành Quỹ HTND cần thƣờng xuyên biểu dƣơng các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp xây dựng Quỹ HTND và các hộ sử dụng vốn vay đạt hiệu quả cao… nhằm tuyên truyền mục đích, ý nghĩa hoạt động và hiệu quả của Quỹ, góp phần nhân rộng mô hình tốt, cách làm hay.
4.2.9. Một sốkiến nghị với các cấp có thẩm quyền liên quan.
4.2.9.1.Với Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương
Hoàn thiện quy trình chuẩn, thống nhất cho công tác vận động nguồn HTND các cấp trong hệ thống Hội.Ban hành quy định, quy chế quản lý và sử dụng về quản lý nguồn vốn cấp xã vận động đƣợc vì hiện nay chƣa có hƣớng dẫn cụ nên mỗi địa phƣơng thực hiện theo một cách khác nhau.
Triển khai phần mềm kế toán và phần mềm tín dụng thống nhất trong toàn hệ thống Quỹ HTND các cấp.
Đề nghị Trung ƣơng hạ phí cho vay (8,4% năm) bằng mức lãi suất của Ngân hàng Chính sách xã hội (6,6% năm) vì có sự tƣơng đồng đối tƣợng vayvà hiện nay hầu hết các ngân hàng thƣơng mại đã hạ lãi suất cho vay.
Thƣờng xuyên tổ chức tập huấn cho cán bộ nghiệp vụ Quỹ cấp tỉnh cũng nhƣ những quy định, chính sách mới của Quỹ nhằm nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý Quỹ HTND.
Tổ chức biểu dƣơng các mô hình, dự án vay vốn Quỹ HTND đạt hiệu quả xuất sắc trong cảnƣớc để tạo sự lan tỏa, học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác quản lý Quỹ HTND.
4.2.9.2. Với Tỉnh ủy,Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh
Đồng ý, tạo điều kiện cho HND tỉnh thành lập tổ chức Quỹ HTND hoạt động độc lập, có tƣ cách pháp nhân, con dấu riêng.
Xây dựng Nghị quyết riêng tạo điều kiện, cơ chế cho HND tỉnh tham gia trực tiếp vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, tổ chức sản xuất trong tiêu chí xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Theo đó Quỹ HTND đƣợc phân khai, tiếp
cận với các nguồn vốn nông thôn mới.Tạo điều kiện cho Ban vận động Quỹ HTND hoạt động tạo nguồn cho Quỹ theo hƣớng xã hộihoá.
4.2.9.3. Với Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh:
Đề xuất với UBND tỉnh và Ban chỉ đạo Trung ƣơng chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới về việc HND các cấp đƣợc tiếp cận nguồn nông thôn mới trong xây dựng dự án, phát triển sản xuất mà cụ thể là tăng nguồn cho Quỹ HTND.
Phối hợp với HND trong công tác tuyên truyền, nhân rộng các dự án thành công của Quỹ HTND trên toàn tỉnh, nhằm giúp nông dân đƣợc tiếp cận với các cách làm mới, cách làm hay.
4.2.9.4.Với sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính
Phối hợp cùng nhau cân đối và đề nghị UBND tỉnh cấp ngân sách cho Quỹ HTND tỉnh Hà Tĩnh hàng năm trên cơ sởtrình của HND tỉnh.
KẾT LUẬN
Thời gian qua, công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Hà Tĩnh đã đạt đƣợc những kết quả đáng ghi nhận. Quỹ đã cho vay đúng mục đích, bảo toàn nguồn vốn Quỹ, không những góp phần giúp ngƣời nông dân tiếp cận đƣợc nguồn vốn ƣu đãi của Nhà nƣớc mà còn góp phần nâng cao vị thế, vai trò của HND các cấp trong đời sống nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Hội đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị “trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình đề án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nông thôn” đƣợc Thủ tƣớng chính phủ giao, HND đã nỗ lực hỗ trợ các hộ hội viên nông dân vay vốn đầu tƣ, phát triển sản xuất mà trực tiếp là thông qua Quỹ HTND. Việc hỗ trợ vốn, kỹ thuật, công nghệ... để thay đổi tƣ duy sản xuất của ngƣời nông dân từ sản xuất nhỏ lẽ sang sản xuất hàng hoá là điều tiên quyết ảnh hƣởng tới phát triển bền vững của nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh. Do đó, hiện nay việc hoàn thiện quản lý Quỹ HTND là nhiệm vụ cấp bách của HNDtỉnh Hà Tĩnh.
Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều nỗ lực song hoạt động Quỹ HTND vẫn còn nhiều hạn chế. Những hạn chế lớn, gây tác động làm giảm hiệu quả huy động và cho vay vốn của Quỹ nhƣ: mức tăng trƣởng vốn hàng năm quá thấp so với các tỉnh, thành trong cả nƣớc;phối hợp cùng UBND xã lựa chọn ngành nghề đầu tƣ sản xuất, bình xét hộ tham gia dự án chƣa chặt chẽ, còn mang tính dập khuôn;các mô hình xây dựng đƣợc còn nhỏ bé, tác động giảm nghèo chƣa nhiều; chƣa phát huy tốt các chƣơng trình dự án khác của Hội Nông dân các cấp với hoạt động hỗ trợ vốn; lập sổ theo dõi thu, nộp gốc và phí còn thiếu khoa học và chƣa tuân thủ theo hƣớng dẫn của Hội cấp trên; thẩm định dự án, kiểm tra, kiểm soát hoạt động Quỹ HTND các cấp còn hình thức…
Để hoàn thiện quản lý Quỹ HTND tại HND tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới hội cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó quan trọng và cơ bản là:
Hoàn thiện bộ máy, nâng cao năng lực cho cán bộ và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý; Tăng cƣờng chỉ đạo Ban điều hành Quỹ các cấp trong việc lập kế hoạch quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân; Đa dạng hóa nguồn vốn huy động; Đảm bảo quy trình, thủ tục và đối tƣợng cho vay theo đúng quy định và mục đích hoạt động Quỹ hỗ trợ nông dân; Tăng cƣờng tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các hộ vay vốn; Thực hiện liên kết, phối hợp với các doanh nghiệp giải quyết đầu ra ổn định cho sản phẩm sản xuất của nông dân; Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, hoạt động và hiệu quả của Quỹ hỗ trợ nông dân; Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát và thi đua khen thƣởng và một số kiến nghị, đề xuất với các cấp các ngành liên quan. Tác giả hy vọng việc thực hiện đồng bộ những giải pháp và kiến nghị nêu ra sẽ hoàn thiện công tác quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ HTND tỉnh Hà Tĩnh, góp phần vào công cuộc xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của tỉnh trong thời gian tới./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Kim Anh và Lê Thanh Tâm, 2013. Mức độ bền vững của các tổ