Phương pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây lắp giao thông công chính (Trang 48)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu là một nhóm các phƣơng thức dùng để thu thập, tìm kiếm dữ liệu đầu vào cho một quá trình nghiên cứu cụ thể. Thu thập dữ liệu là một phƣơng pháp cơ bản đầu tiên, là cơ sở để thực hiện các phƣơng pháp nghiên cứu tiếp theo cho bộ dữ liệu thu thập đƣợc nhƣ phƣơng pháp thống kê mô tả, phân tích tổng hợp, so sánh... Việc thu thập dữ liệu thƣờng tốn nhiều thời gian, chi phí, công sức bỏ ra do đó cần phải hiểu rõ những đặc điểm của đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài để có phƣơng pháp tiếp cận, thu thập dữ liệu chính xác, khoa học nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trong giai đoạn này và cơ sở cho những giai đoạn nghiên cứu tiếp theo.

Dữ liệu thu thập đƣợc chia thành 2 loại là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp: + Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chƣa có sẵn, đƣợc thu thập lần đầu, do chính ngƣời nghiên cứu thu thập.

+ Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu đã có sẵn, không phải do ngƣời nghiên cứu thu thập, tuy nhiên đây là loại tài liệu quan trọng trong quá trình nghiên cứu.

Phƣơng pháp thu thập dữ liệu gồm: Phƣơng pháp hiện trƣờng và phƣơng pháp bàn giấy.

+ Phƣơng pháp hiện trƣờng là phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp; + Phƣơng pháp bàn giấy là phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp.

Trong phạm vi luận văn này, dữ liệu tác giả thu thập là dữ liệu thứ cấp và sử dụng phƣơng pháp bàn giấy với nội dung cụ thể nêu trong bƣớc 4 mục 2.1 ở trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây lắp giao thông công chính (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)