Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Xây lắp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây lắp giao thông công chính (Trang 73 - 100)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Xây lắp giao

3.2.2. Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Xây lắp

giao thông công chính.

3.2.2.1. Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn kinh doanh

Để đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn kinh doanh của Công ty, ta cần phân tích các chỉ tiêu trong bảng dƣới đây:

Bảng 3.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Xây lắp giao thông công chính giai đoạn 2015 –

2017 Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch năm 2016 so với 2015 Năm 2017 Chênh lệch năm 2017 so với 2016

Tuyệt đối Tƣơng

đối

Tuyệt đối

Tƣơng đối

1. Doanh thu thuần 47.822 trđ 51.503 trđ 3.681 trđ 7,7% 51.000 trđ -503 trđ -0,98% 2. Lợi nhuận trƣớc lãi vay

và thuế 1.222 trđ 2.587 trđ 1.365 trđ 111,7% 1.384 trđ -1.203 trđ -46,5% 3. Lợi nhuận trƣớc thuế 203 trđ 1.671 trđ 1.468 trđ 723,15% 587 trđ -1.084 trđ -64,87% 4. Lợi nhuận sau thuế 159 trđ 1.304 trđ 1.145 trđ 720,13% 470 trđ -834 trđ -63,96% 5. Vốn kinh doanh bình quân 132.905 trđ 131.201 trđ -1.704 trđ -1,28% 146.625 trđ 15.424 trđ 11,76% 6. Vốn chủ sở hữu bình quân 12.210 trđ 12.234 trđ 24 trđ 0,2% 12.569 trđ 335 trđ 2,74% 7. Vòng quay toàn bộ vốn 0,36 vòng 0,39 vòng 0,03 vòng 9,1% 0,35 vòng -0,04 vòng -11,39% 8. Tỷ suất lợi nhuận

trƣớc lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh

0,92% 1,97% 1,05% 114,45% 0,94% -1,03% -52,13%

9. Tỷ suất lợi nhuận trƣớc thuế trên vốn kinh doanh

0,15% 1,27% 1,12% 733,84% 0,4% -0,87% -68,57%

10. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)

0,12% 0,99% 0,87% 730,78% 0,32% -0,67% -67,75%

11. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)

1,3% 10,66% 9,36% 718,52% 3,74% -6,92% -64,92%

(Nguồn: Công ty cổ phần Xây lắp giao thông công chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2015, 2016, 2017)

Bảng 3.7 So sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Xây lắp giao thông công chính với chỉ số trung

bình ngành xây dựng giai đoạn 2015 – 2017

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Công ty Trung bình ngành Công ty Trung bình ngành Công ty Trung bình ngành 1. Vòng quay toàn bộ vốn 0,36 vòng 0,47 vòng 0,39 vòng 0,59 vòng 0,35 vòng 0,7 vòng 2. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế

trên vốn kinh doanh (ROA) 0,12% 3% 0,99% 4% 0,32% 4%

3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế

trên vốn chủ sở hữu (ROE) 1,3% 9% 10,66% 12% 3,74% 13%

(Nguồn: Công ty cổ phần Xây lắp giao thông công chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2015, 2016, 2017)

Qua bảng hai bảng số liệu 3.6 và 3.7 ở trên, có thể thấy xu hƣớng biến động chung của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty đó là tăng lên trong năm 2016 và giảm đi ở năm 2017. Điều này thể hiện việc sử dụng vốn năm 2016 hiệu quả hơn so với năm 2015 và kém hiệu quả so với năm 2017. Trong số các chỉ tiêu này cần đi sâu phân tích 3 chỉ tiêu đó là : Vòng quay toàn bộ vốn, ROA, ROE. Cụ thể nhƣ sau:

- Vòng quay toàn bộ vốn:

Là chỉ tiêu phản ánh khái quát nhất về tình hình sử dụng vốn kinh doanh của Công ty. Năm 2016, chỉ tiêu này là 0,39 vòng (tăng 9,1% so với năm 2014 là 0,36 vòng) cho thấy 1 đồng vốn đƣợc Công ty đƣa vào sản xuất kinh doanh năm 2016 tạo ra nhiều doanh thu thuần hơn so với năm 2015. Sang năm 2017, chỉ tiêu này giảm xuống còn 0,35 vòng (giảm 11,39% so với năm 2016), phản ánh 1 đồng vốn kinh doanh năm 2017 tạo ra ít doanh thu thuần hơn so với năm 2016. Nhƣ vậy sự biến động của vòng quay toàn bộ vốn của Công ty là tăng lên trong năm 2016 và giảm đi trong năm 2017.

Nguyên nhân là do doanh thu thuần và vốn kinh doanh bình quân biến động ngƣợc chiều nhau qua các năm. Nhƣ đã phân tích ở mục 3.1.3.2, doanh thu thuần trong năm 2016 tăng lên 7,7% so với năm 2015, đến năm 2017 giảm nhẹ xuống 0,98% vì ở giai đoạn này Công ty bắt đầu triển khai một số gói thầu mới và công tác thi công, nghiệm thu, thanh toán các gói thầu cũ đạt đúng tiến độ. Ngƣợc lại vốn kinh doanh bình quân của Công ty năm 2016 giảm nhẹ 1,28% so với năm 2015, đến năm 2017 tăng mạnh lên 11,76% do các khoản phải thu và chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng.

Bên cạnh đó, nếu so sánh với chỉ số trung bình của ngành xây dựng có thể thấy rằng vòng quay toàn bộ vốn của công ty thấp hơn so với trung bình ngành qua từng năm. Vòng quay toàn bộ vốn của trung bình ngành có xu hƣớng tăng dần từ năm 2015 đến năm 2017 (tăng từ 0,47 vòng lên 0,7 vòng) trong khi đó xu hƣớng của công ty sau khi tăng lên trong năm 2016 lại giảm đi trong năm 2017. Nhƣ vậy vòng quay toàn bộ vốn của Công ty còn chƣa ổn định qua các năm và có xu hƣớng biến động khác với trung bình ngành.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA):

ROA là một trong hai chỉ tiêu quan trọng nhất (cùng với ROE) để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của một doanh nghiệp. ROA của Công ty năm 2015 là 0,12%, năm 2016 là 0,99% và năm 2017 là 0,32%. Chỉ tiêu này qua 3 năm đều dƣơng có nghĩa rằng trong 3 năm từ 2015 - 2017 Công ty làm ăn có lãi. ROA năm 2016 cao nhất trong 3 năm phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Công ty năm 2016 là cao nhất, ngƣợc lại ROA năm 2015 thấp nhất cho thấy hiệu quả sử dụng vốn năm 2015 thấp nhất.

Tƣơng tự nhƣ chỉ tiêu vòng quay toàn bộ vốn, xu hƣớng biến động của ROA qua 3 năm đó là năm 2016 tăng lên so với năm 2015 (tăng 0,87%) và giảm đi so với năm 2017 (giảm 0,67%). Điều này phản ánh cùng một đồng vốn kinh doanh Công ty sử dụng, năm 2016 tạo ra nhiều đồng lợi nhuận sau thuế hơn so với năm 2015 và ít hơn so với năm 2017. ROA năm 2017 cao hơn năm 2015 vì lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng trong khi đó vốn kinh doanh bình quân lại giảm, ROA năm 2017 thấp hơn năm 2016 vì lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm trong khi ngƣợc lại vốn kinh

doanh bình quân lại tăng. Sự chênh lệch lợi nhuận sau thuế giữa các năm thể hiện việc quản lý chi phí của Công ty còn chƣa ổn định, chủ yếu là chi phí tài chính do nợ đọng lớn, Công ty vẫn phải đi vay ngân hàng với số dƣ khá lớn để thi công và hỗ trợ công ty thành viên làm chi phí tài chính tăng mạnh. Bên cạnh đó một số khoản chi phí quản lý doanh nghiệp nhƣ chi phí điện, nƣớc, chi phí thuê văn phòng có sự biến động mạnh qua các năm cũng là một nguyên nhân làm cho lợi nhuận sau thuế của Công ty chƣa ổn định.

Tuy nhiên chỉ số ROA của Công ty cả 3 năm so với chỉ số của trung bình ngành xây dựng đều thấp hơn rất nhiều. Điều này chứng tỏ, mặc dù công ty làm ăn có lãi nhƣng lợi nhuận là chƣa cao so với các doanh nghiệp trong cùng ngành. Chỉ số ROA của trung bình ngành có xu hƣớng ổn định trong 3 năm (3% đến 4%) trong khi đó ROA của Công ty lại tăng, giảm mạnh qua các năm. Nhƣ vậy, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty chƣa thực sự hiệu quả và ổn định trong giai đoạn 2015 - 2017.

0,00% 2,00% 4,00% 6,00% 8,00% 10,00% 12,00% 14,00%

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

ROA Công ty ROA trung bình ngành ROE Công ty ROE trung bình ngành

Hình 3.5 Xu hƣớng biến động chỉ tiêu ROA và ROE

của Công ty cổ phần Xây lắp giao thông công chính giai đoạn 2015 - 2017

(Nguồn: Công ty cổ phần Xây lắp giao thông công chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2015, 2016, 2017) - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE):

Tƣơng tự nhƣ ROA, ROE của Công ty trong 3 năm đều dƣơng, năm 2015 là 1,3% ; năm 2016 là 10,66% ; năm 2017 là 3,74%. Điều này cho thấy Công ty làm ăn có

lãi trong giai đoạn này. Chỉ số ROE năm 2016 cao nhất và năm 2015 thấp nhất trong 3 năm cho thấy cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu Công ty đem vào kinh doanh thì năm 2016 tạo ra nhiều lợi nhuận nhất và năm 2015 tạo ra ít lợi nhuận nhất. Nhƣ vậy việc sử dụng vốn năm 2016 hiệu quả nhất và năm 2015 kém hiệu quả nhất trong 3 năm.

Nhìn vào hình 3.12 ở trên có thể thấy xu hƣớng biến động ROE của Công ty giống với xu hƣớng biến động của ROA đó là năm 2016 tăng lên so với năm 2015 nhƣng lại giảm đi so với năm 2017. Nguyên nhân là do sự biến động mạnh của lợi nhuận sau thuế qua các năm (năm 2016 tăng 720,13% so với năm 2015, và giảm đi 63,96% so với năm 2017), ngƣợc lại vốn chủ sở hữu bình quân của Công ty lại duy trì ở mức khá ổn định (năm 2016 và 2017 tăng nhẹ lần lƣợt 0,2% và 2,74%). Sự chênh lệch giữa ROE và ROA trong năm 2016 là lớn nhất cũng cho thấy rằng việc sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty năm 2016 có tác dụng tích cực nhất trong 3 năm khi mà trong giai đoạn này Công ty sử dụng một hệ số nợ cao (lớn hơn 90%) tạo ra đƣợc nhiều lợi nhuận.

Tuy nhiên, tƣơng tự nhƣ chỉ số ROA, ROE của Công ty cả 3 năm so với chỉ số của trung bình ngành xây dựng đều thấp hơn rất nhiều. Chỉ số ROE của trung bình ngành có xu hƣớng tăng dần trong 3 năm (năm 2015 là 9% tăng lên 13% năm 2017) trong khi đó ROE của Công ty lại biến động tăng, giảm mạnh qua các năm. Nhƣ vậy, chỉ số ROE duy trì chƣa ổn định và việc sử dụng vốn chủ sở hữu chƣa hiệu quả nếu so với trung bình ngành.

Tóm lại, thông qua phân tích xu hướng biến động các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty và so sánh với trung bình ngành có thể kết luận như sau :

- Giai đoạn 3 năm từ 2015 – 2017, Công ty làm ăn có lãi, trong đó hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh năm 2016 cao nhất và năm 2015 thấp nhất. Tuy nhiên, so với trung bình ngành hiệu quả sử dụng vốn của Công ty chƣa đạt hiệu quả cao và chƣa duy trì ổn định. Công ty cần xem xét và đƣa ra có những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Sau khi phân tích hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của Công ty, để góp phần đánh giá một cách toàn diện, cần xem xét hiệu quả sử dụng vốn ở từng mặt cụ thể, đó là hiệu quả sử dụng vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn lƣu động.

3.2.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định

Vốn cố định là một bộ phận quan trọng trong kết cấu vốn kinh doanh của Công ty. Quy mô vốn cố định quyết định trình độ trang bị tài sản cố định của doanh nghiệp và nó ảnh hƣởng trực tiếp đến năng lực sản xuất kinh doanh. Vốn cố định là vốn đầu tƣ ứng trƣớc về tài sản cố định và sau một thời gian dài mới thu hồi lại đƣợc. Do vậy việc sử dụng tốt vốn cố định hiện có là vấn đề có ảnh hƣởng rất lớn tới sự tăng trƣởng của doanh nghiệp.

a. Cơ cấu vốn cố định của Công ty từ năm 2015 đến năm 2017

Bảng 3.8 Cơ cấu vốn cố định của Công ty cổ phần Xây lắp giao thông công chính giai đoạn 2015 - 2017 Chỉ tiêu 31/12/2015 31/21/2016 31/21/2017 Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) 1. Tài sản cố định hữu hình 1.229 2,26 1.020 1,84 826 1,19 Tài sản cố định hữu hình 1.229 1.020 826 Nguyên giá 5.622 5.465 5.086

Giá trị hao mòn lũy kế -4.393 -4.445 -4.260

2. Chi phí xây dựng cơ

bản dở dang 53.203 97,74 54.441 98,16 68.863 98,81

3. Vốn cố định = 1+2 54.432 100 55.461 100 69.689 100

(Nguồn: Công ty cổ phần Xây lắp giao thông công chính, bảng cân đối kế toán các năm 2015, 2016, 2017)

Qua bảng 3.8 ở trên, ta có thể thấy cơ cấu vốn cố định của Công ty gồm hai khoản mục đó là tài sản cố định hữu hình và chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Trong đó chi phí xây dựng cơ bản dở dang chiếm tỷ trọng chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2017 tƣơng ứng là: 97.74%, 98.16%, 98.81%. Ngƣợc lại tài sản cố định hữu hình chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu vốn cố định của Công ty giai

đoạn 2014 – 2016 tƣơng ứng là: 2.26%, 1.84%, 1.19%. Cơ cấu này phù hợp với doanh nghiệp thi công xây lắp nhƣ Công ty cổ phần Xây lắp giao thông công chính vì đặc điểm của Công ty đó là có một lƣợng lớn giá trị khối lƣợng xây lắp của các công trình đang đƣợc thi công nằm dƣới dạng chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Tài sản cố định hữu hình của Công ty bao gồm: nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị thi công, thiết bị dụng cụ quản lý. Công ty hiện nay đang sử dụng phƣơng pháp khấu hao theo đƣờng thẳng, tài sản cố định đã đƣợc khấu hao phần lớn giá trị, vì vậy công ty nên chú trọng công tác bảo dƣỡng, sửa chữa bên cạnh việc chú ý đầu tƣ mới tài sản cố định để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh cho công ty trong thời kỳ khoa học kỹ thuật đang phát triển nhanh chóng nhƣ hiện nay.

b. Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty cổ phần Xây lắp giao thông công chính, ta phân tích các chỉ tiêu ở bảng 3.14 dƣới đây:

Bảng 3.9 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty cổ phần Xây lắp giao thông công chính giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016

Chênh lệch 2016/2015

Năm 2017

Chênh lệch 2017/2016

Tuyệt đối Tƣơng

đối

Tuyệt đối

Tƣơng đối

1. Doanh thu thuần 47.822 trđ 51.503 trđ 3.681 trđ 7,7% 51.000 trđ -503 trđ -0,98% 2. Lợi nhuận sau

thuế 159 trđ 1.304 trđ 1.145 trđ 720,13% 470 trđ -834 trd -63,96% 3. Vốn cố định bình

quân 48.880 trđ 54.946 trđ 6.066 trđ 12,41% 62.575 trđ 7.629

trđ 13,88 % 4.Nguyên giá tài sản

cố định bình quân 5.622 trđ 5.543 trđ -79 trđ -1,41% 5.275 trđ -268 trđ -4,83% 5. Khấu hao lũy kế

Tài sản cố định 4.289 trđ 4.419 trđ 130 trđ 3,03% 4.352 trđ -67 trđ -1,52%

6. Hiệu suất sử

7. Hàm lƣợng Vốn cố định (=3/1) 1,02 1,07 0,05 4,38% 1,23 0,16 15,01% 8. Hệ số hao mòn tài sản cố định (=5/4) 0,76 0,8 0,04 4,5% 0,83 0,03 3,49% 9. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (=1/4) 8,51 9,29 0,78 9,23% 9,67 0,38 4,05% 10. Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định ( =2/3) 0,003 0,024 0,021 629,58% 0,008 -0,016 -68,35%

(Nguồn: Công ty cổ phần Xây lắp giao thông công chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2015, 2016, 2017)

0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2 1,4

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Hiệu suất sử dụng vốn cố định Hàm lượng vốn cố định

Hình 3.6 Xu hƣớng biến động của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định và hàm lƣợng vốn cố định của Công ty cổ phần Xây lắp giao thông công chính giai

đoạn 2015 - 2017

(Nguồn: Công ty cổ phần Xây lắp giao thông công chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2015, 2016, 2017)

- Hiệu suất sử dụng vốn cố định và hàm lượng vốn cố định:

Qua hình 3.6 có thể thấy 2 chỉ tiêu này biến động ngƣợc chiều nhau trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2017, hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm dần trong khi hàm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây lắp giao thông công chính (Trang 73 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)