Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây lắp giao thông công chính (Trang 50 - 53)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.4. Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích kết quả kinh doanh cũng nhƣ trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để xác định xu hƣớng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích giữa kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch, hoặc giữa kỳ thực hiện năm nay so với kỳ thực hiện năm trƣớc. Để thực hiện phƣơng pháp này, cần phải xác định tiêu chuẩn để so sánh, điều kiện để so sánh, kỹ thuật so sánh…

* Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh.

Tiêu chuẩn để so sánh là chỉ tiêu của một kỳ đƣợc lựa chọn làm căn cứ để so sánh, tiêu chuẩn đó có thể là:

Tài liệu của năm trƣớc (kỳ trƣớc), nhằm đánh giá xu hƣớng phát triển của các chỉ tiêu. Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức), nhằm đành giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức.

Các chỉ tiêu của kỳ đƣợc so sánh với kỳ gốc đƣợc gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là kết quả mà doanh nghiệp đã đạt đƣợc.

* Điều kiện so sánh đƣợc.

Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu đƣợc sử dụng phải đồng nhất. Trong thực tế, thƣờng điều kiện có thể so sánh đƣợc giữa các chỉ tiêu kinh tế cần đƣợc quan tâm hơn cả là về thời gian và không gian.

+ Về mặt thời gian: là các chỉ tiêu đƣợc tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán phải thống nhất trên ba mặt sau:

- Phải cùng phản ánh nội dung kinh tế. - Phải cùng một phƣơng pháp phân tích. - Phải cùng một đơn vị đo lƣờng

+ Về mặt không gian: các chỉ tiêu cần phải đƣợc quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tƣơng tự nhau.

* Kỹ thuật so sánh.

Các kỹ thuật so sánh cơ bản là:

+ So sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lƣợng quy mô tăng giảm của các hiện tƣợng kinh tế.

+ So sánh bằng số tƣơng đối: là thƣơng số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tƣợng kinh tế.

+ So sánh bằng số bình quân: số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện tính chất đặc trƣng chung về mặt số lƣợng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung, có cùng một tính chất.

Tuỳ theo mục đích, yêu cầu của phân tích, tính chất và nội dung phân tích của các chỉ tiêu kinh tế mà ngƣời ta sử dụng kỹ thuật so sánh thích hợp.

Quá trình phân tích theo kỹ thuật của phƣơng pháp so sánh có thể thực hiện theo ba hình thức:

- So sánh theo chiều dọc: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ quan hệ tƣơng quan giữa các chỉ tiêu từng kỳ của các báo cáo tài chính, nó còn gọi là phân tích theo chiều dọc (cùng cột trên báo cáo).

- So sánh chiều ngang: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ và chiều hƣớng biến động các kỳ trên báo cáo tài chính, nó còn gọi là phân tích theo chiều ngang (cùng hàng trên báo cáo).

Các hình thức sử dụng kỹ thuật so sánh trên thƣờng đƣợc phân tích trong các phân tích báo cáo tài chính, nhất là bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán và bảng lƣu chuyển tiền tệ là các báo cáo tài chính định kỳ của doanh nghiệp.

Cụ thể trong luận văn, tác giả sử dụng phƣơng pháp này tại chƣơng 3 để so sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Xây lắp giao thông công chính. Số liệu so sánh của năm 2016 so với năm 2015, năm 2017 so với năm 2016 theo kỹ thuật so sánh chiều dọc và so sánh theo chiều ngang. Kết quả so sánh đƣợc biểu hiện dƣới dạng số tuyệt đối và số tƣơng đối để thấy đƣợc sự thay đổi, xu hƣớng biến động của các chỉ tiêu này qua các năm.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây lắp giao thông công chính (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)