Đánh giá chung hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty Cổ phần Xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây lắp giao thông công chính (Trang 100 - 105)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Xây lắp giao

3.2.3. Đánh giá chung hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty Cổ phần Xây

Xây lắp giao thông công chính

3.2.3.1 Những kết quả đạt được

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung là mục tiêu hàng đầu và quan trọng của Công ty. Vì vậy, Công ty cần thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra và giám sát, đánh giá công tác quản lý và sử dụng vốn để tìm ra những điểm đạt đƣợc và chƣa đạt đƣợc để kịp thời đƣa ra biện pháp khắc phục những mặt còn hạn chế.

Trong những năm qua, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam sau khi chịu ảnh hƣởng lớn, đang trên đà hồi phục dần dần.

Chính phủ áp dụng các biện pháp hạn chế tín dụng làm lãi suất tăng cao, việc huy động vốn hết sức khó khăn, số lƣợng các doanh nghiệp phá sản và ngừng hoạt động lớn. Những nguyên nhân này ảnh hƣởng nghiêm trọng đến ngành xây dựng nói chung và công ty cổ phần xây lắp giao thông công chính nói riêng. Tuy vậy Công ty đã đạt đƣợc một số kết quả sau:

Thứ nhất, về bộ máy tổ chức kế toán: Công ty có một cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán khá chặt chẽ, với nhiệm vụ cụ thể của từng kế toán viên dƣới sự điểu hành của Kế toán trƣởng. Công tác hạch toán kế toán, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc tổ chức và thực hiện tốt đã giúp Công ty nắm đƣợc tình hình nguồn vốn, nguồn hình thành, tình hình tăng giảm vốn kinh doanh trong kỳ, tình hình và khả năng thanh toán, trên cơ sở đó giúp Công ty đề ra đƣợc cho mình những giải pháp nhằm đáp ứng các nhu cầu về vốn lƣu động, xử lý các vấn đề tài chính nảy sinh. Phòng tài chính đã kết hợp với các bộ phận đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ thanh quyết toán công trình, tiếp tục đẩy mạnh thu hồi công nợ để tăng nguồn vốn, tăng khả năng thanh toán và giảm bớt gánh nặng về lãi vay cho Công ty.

Thứ hai, về tình hình sử dụng và quản lý vốn kinh doanh:

Giai đoạn 2015-2017 Công ty làm ăn có lãi, lợi nhuận sau thuế dƣơng. Vốn kinh doanh đƣợc Công ty đem vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra lợi nhuận, việc sử dụng vốn có hiệu quả nhất định.

Công tác quản lý nợ phải thu: Trong năm, Ban điều hành công ty hết sức quyết liệt trong công tác thu hồi nợ, các khoản nợ khó đòi giảm đi và hạn chế phát sinh thêm khoản nợ mới. Đặc biệt là cách thức quản lý công nợ của Công ty khá phù hợp với hiện thực quản lý và hoạt động của Công ty.

Cơ cấu vốn lƣu động hợp lý với tỷ lệ các khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn, phù hợp với đặc điểm kinh doanh và sản phẩm của ngành xây dựng.

Tài sản cố định đã đƣợc sử dụng tối đa, một số lƣợng lớn máy móc thiết bị, phƣơng tiện đã khấu hao phần lớn giá trị nhƣng vẫn tiếp tục đƣợc đƣa vào sử dụng và khai thác.

Thứ ba, về công tác huy động vốn, Công ty vẫn huy động đủ số vốn để phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng có sự cạnh tranh gay

gắt giữa các doanh nghiệp, với quy mô hoạt động mở rộng, Công ty cần một lƣợng lớn vốn lƣu động để đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh. Công ty đã có nhiều biện pháp để khai thác nguồn tài trợ, đặc biệt là tăng các khoản chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp, đây đƣợc coi là một khoản tín dụng với chi phí thấp.

Thứ tư, về hiệu quả hoạt động: Công ty trong công tác quản lý, sử dụng và huy động vốn nói chung và công tác quản lý vốn lƣu động nói riêng, nhất là trong 3 năm qua, đã từng bƣớc khẳng định mình trong lĩnh vực xây dựng. Nhiều doanh nghiệp xây dựng bị phá sản và lỗ tiên tiếp nhƣng Công ty vẫn hoạt động có lợi nhuận qua các năm.

Thứ năm, về đời sống của cán bộ công nhân viên: đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty không ngừng đƣợc nâng cao cả về vật chất lẫn tình thần, thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng lên, hàng năm có các phong trào thể thao, cũng nhƣ khen thƣởng đối với những cá nhân xuất sắc.

3.2.3.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu mà Công ty đạt đƣợc là những mặt còn tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh:

- Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty giai đoạn 2015 - 2017 còn thấp so với trung bình ngành, có xu hƣớng biến động tăng, giảm, chƣa duy trì ổn định qua các năm.

- Doanh thu có sự biến động tăng giảm, cùng với đó là biến động của lợi nhuận, tuy nhiên lợi nhuận có mức độ biến động mạnh hơn doanh thu khá nhiều. Công ty cần phải chú trọng trong việc duy trì ổn định mức lợi nhuận, hạn chế sự biến động mạnh qua các năm.

- Cơ cấu nguồn vốn chƣa thực sự hợp lý, mang lại rủi ro cao. Công ty chủ yếu là sử dụng nợ vay trong tổng nguồn vốn, nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn làm rủi ro của công ty cao, mức độ tự chủ kém. Hệ số nợ đang ở mức báo động, có khoảng cách khá xa so với hệ số nợ trung bình ngành.

- Hệ số thanh toán hiện thời của công ty thấp hơn so với trung bình ngành. Đòi hỏi vấn đề quản lý tài sản ngắn hạn cần có những biện pháp để đảm bảo khả năng

thanh toán của công ty đối với các khoản nợ đến hạn nếu không sẽ ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn lƣu động của công ty.

- Mặc dù công ty đã chú trọng xây dựng chiến lƣợc kinh doanh cho năm kế hoạch nhƣng năm 2017 chƣa sát với thực tế thực hiện. Do vậy có thể thấy việc dự báo thị trƣờng, phƣơng pháp dự tính chi phí, thu nhập ... cần phải thay đổi, chƣa thực sự linh hoạt và hiệu quả cao, nhất là trong bổi cảnh hiện nay.

* Nguyên nhân

Những tồn tại ở trên của Công ty trong những năm qua là do những nguyên nhân khách quan (thị trƣờng, nền kinh tế, chính sách của chính phủ ...) và những nguyên nhân chủ quan mang lại.

- Trong các năm qua, nền kinh tế vẫn khó khăn, lãi suất vẫn còn cao, Công ty vẫn phải vay vốn của các ngân hàng với số dƣ khá lớn để thi công làm tăng chí phí tài chính và giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Hoạt động kinh doanh chính của công ty phụ thuộc nhiều vào chính sách của nhà nƣớc, đặc biệt là những thay đổi của nhà nƣớc về đơn giá đền bù đất, tiền sử dụng đất, lãi suất ngân hàng, giá nguyên vật liệu ...

- Trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, các việc huy động vốn dài hạn vô cùng khó khăn, công ty phải vay bổ xung vốn lƣu động của các tổ chức tín dụng để trả nợ cho công nhân, nhà cung cấp và tiếp tục thi công các công trình để kịp tiến độ. Do đó nợ phải trả chiếm phần lớn trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty.

- Nợ phải thu của Công ty còn ở mức tƣơng đối cao, công tác thu hồi nợ mặc dù đã đƣợc thực hiện quyết liệt, đã có nhiều tích cực xong hiệu quả chƣa cao, số vốn Công ty bị chiếm dụng vẫn còn nhiều trong khi vốn để xây dựng phải duy động với chi phí cao. Khoản chiếm dụng tăng gây ứ đọng vốn trong thanh toán làm chậm tốc độ luân chuyển vốn và phát sinh các khoản chi phí phục vụ cho việc theo dõi và thu hồi nợ, từ đó làm các khoản phải thu tăng lên, hiệu quả sử dụng vốn lƣu động và vốn kinh doanh giảm.

- Trình độ phân tích, dự báo thị trƣờng còn nhiều hạn chế, còn bị động trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh nên đã phải có đợt điều chỉnh kế hoạch, gây ảnh hƣởng đến hoạt động của Công ty khi phải điều chỉnh lại mọi hoạt động.

Tóm lại, mặc dù đã có nhiều biện pháp để vƣợt qua khó khăn trong điều kiện khủng hoảng kinh tế nhƣng Công ty cổ phần xây lắp giao thông công chính vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức khó có thể vƣợt qua nếu không có những đổi mới tích cực hơn nữa trong quản lý và điều hành sử dụng vốn nói riêng và vận hành hoạt động của Công ty nói chung. Việc nghiên cứu hiện trạng tổ chức quản lý, hiệu quả sử dụng vốn và chỉ ra những thành tựu, hạn hế trong việc sử dụng vốn của Công ty đã phản ánh đƣợc khái quát về việc sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Đây là cơ sở cho những đề xuất, giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần Xây lắp giao thông công chính.

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP GIAO THÔNG CÔNG CHÍNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây lắp giao thông công chính (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)