CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG HIỆUQUẢĐẦUTƢ CÔNG Ở THANH HÓA
3.1. Tổng quan về tỉnhThanh Hóa
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.
Tỉnh Thanh Hoá thuộc vùng Bắc Trung Bộ, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 150 km về phía Nam, có tọa độ địa lý từ 19o18 - 20o00 vĩ độ Bắc và 104o22 - 106o04 kinh độ Đông; phía Bắc giáp 3 tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình; phía Nam giáp tỉnh Nghệ An; phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn của nƣớc CHDC nhân dân Lào; phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ. Tỉnh Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 02 thị xã và 24 huyện, với tổng diện tích tự nhiên 1.113.194 ha, chiếm 3,4% diện tích cả nƣớc.
Nằm ở cửa ngõ giao lƣu giữa Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, giữa Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) Bắc Bộ với Vùng KTTĐ Trung Bộ, đồng thời nằm trên các tuyến giao lƣu quan trọng của hệ thống đƣờng quốc tế và quốc gia nhƣ: tuyến đƣờng sắt Thống Nhất, quốc lộ 1A, quốc lộ 10; đƣờng 15A và đƣờng Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng Trung du Miền núi của tỉnh; có đƣờng 217 nối Thanh Hóa với tỉnh Hủa Phăn của Lào; về đƣờng không có sân bay Thọ Xuân mở cảng hàng không dân dụng...nên tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Thanh Hoá có đƣờng biên giới chung với nƣớc CHDC nhân dân Lào dài trên 190 km; có các cửa khẩu Na Mèo, Tén Tằn...Đây là những lợi thế lớn để Thanh Hóa phát triển kinh tế cửa khẩu, mở rộng hợp tác và giao lƣu thƣơng mại quốc tế với các tỉnh Bắc Lào, Đông Bắc Thái Lan và các vùng lân cận thông qua hệ thống các tuyến đƣờng xuyên Á trong khu vực.
Thanh Hoá có địa hình khá phức tạp, bị chia cắt nhiều và nghiêng theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam: phía Tây Bắc có những đồi núi cao trên 1.000 m đến 1.500 m, thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía Đông Nam; đồi núi chiếm trên 3/4 diện tích tự nhiên của cả tỉnh. Địa hình Thanh Hoá có thể chia thành 3 vùng rõ rệt: vùng đồng bằng, vùng ven biển và vùng trung trung du miền núi.
Thanh Hoá nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa hạ nóng, ẩm mƣa nhiều và chịu ảnh hƣởng của gió Tây Nam khô, nóng. Mùa đông
lạnh và ít mƣa.Thanh Hóa thuộc vùng Bắc Trung Bộ, là vùng dễ bị tổn thƣơng do tác động của biến đổi khí hậu. Những năm gần đây, đã có nhiều biểu hiện khá rõ những thay đổi về thời tiết và các thiên tai thƣờng xuyên xảy ra với mức độ ngày càng khắc nghiệt hơn: Bão, lốc, nƣớc biển dâng... Nhiệt độ các tháng VI, VII, VIII có xu thế tăng lên khá rõ. Lƣợng mƣa tháng VIII những năm gần đây cao hơn trung bình nhiều năm
3.1.2. Kinh tế - xã hội.
- Về kinh tế: Năm 2016, tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm trên địa bàn ƣớc đạt 9,05%, vƣợt kế hoạch đề ra. Thu Ngân sách nhà nƣớc ƣớc đạt 12.300 tỉ đồng, vƣợt 10,8% dự toán tăng 12,8% so với năm 2015 (10.900 tỉ đồng), tăng 43% so với năm 2012 (8.600 tỷ đồng), trong đó thu nội địa đã trừ tiền sử dụng đất là 8.700 tỉ đồng, vƣợt 18% dự toán. Đây là con số chứa đựng nhiều sự cố gắng lớn của tỉnh Thanh Hoá trong bối cảnh kinh tế trong nƣớc có chiều hƣớng chậm lại, dự ƣớc không đạt kế hoạch. Cơ cấu các ngành kinh tế đã chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tỉ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 16,6% (giảm 1,3%); công nghiệp – xây dựng chiếm 40,6% (tăng 1,4%); dịch vụ chiếm 38,5% (tƣơng đƣơng cùng kỳ), thuế sản phẩm chiếm 4,3% (giảm 0,1%). GRDP bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 1.620USD,gần bằng mục tiêu đã đề ra.
- Về xã hội: Dân số trung bình năm 2016 ƣớc đạt 3.528 nghìn ngƣời, tăng 13,8 nghìn ngƣời so với năm 2015, tốc độ tăng dân số 0,39%. Năm 2016, sắp xếp đƣợc khoảng 64 nghìn lao động có việc làm mới, đạt 100% kế hoạch, tăng 1,6% so với cùng kỳ (trong đó xuất khẩu lao động 10.000 ngƣời, đạt 100% kế hoạch, tăng 0,76% so với cùng kỳ).Tính chung 11 tháng 2016 tỷ lệ hộ thiếu đói 0,01%, giảm 0,02% so với cùng kỳ. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 (theo chuẩn mới nghèo đa chiều) ƣớc còn 11,00%, đạt mục tiêu đề ra và giảm 2,51% so với năm 2015. Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 6 đợt thiên tai làm chết 8 ngƣời, mất tích 3 ngƣời và bị thƣơng 3 ngƣời; thiệt hại về tài sản ƣớc tính khoảng 670 tỷ đồng. Công tác cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ, giúp đỡ các nạn nhân, hộ gia đình, đơn vị gặp thiên tai đƣợc các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể quan tâm kịp thời.