Một số giải pháp nângcaohiệuquảđầutƣ công tại tỉnhThanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả đầu tư công ở thanh hóa (Trang 82 - 87)

CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG HIỆUQUẢĐẦUTƢ CÔNG Ở THANH HÓA

4.2. Một số giải pháp nângcaohiệuquảđầutƣ công tại tỉnhThanh Hóa

4.2.1. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch phát triển KTXH

Xây dựng quy hoạch chiến lƣợc là sự hợp nhất các quy hoạch: kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trƣờng, cơ sở hạ tầng và quy hoạch đô thị để tìm tiếng nói chung đảm bảo yêu cầu công bằng, sống tốt và tính bền vững. Quy hoạch chiến lƣợc là sự hợp tác về mặt tổ chức giữa Nhà nƣớc, cộng đồng và doanh nghiệp theo phƣơng pháp quy hoạch có sự tham gia. Điều đó là sức mạnh để huy động các nguồn lực và phối hợp hành động trên diện rộng, là công cụ quản lý của chính quyền, quản lý đầu tƣ công hiệu quả. Để chất lƣợng công tác xây dựng quy hoạch phát triển KTXH đƣợc nâng cao cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Nâng cao nhận thức về vai trò của công tác lập, quản lý quy hoạch: Để nâng cao chất lƣợng của chất lƣợng của công tác lập, quản lý quy hoạch trƣớc hết

cần phải nâng cao nhận thức về vai trò của công tác lập, quản lý quy hoạch đối với đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, các ngành, và ngƣời dân. Cần nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác quy hoạch là điều kiện tiền đề để nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch và đảm bảo quy hoạch đƣợc thực hiện đầy đủ, đúng lộ trình, từ đó đƣa ra các định hƣớng và triển khai thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình, DAĐT của địa phƣơng để đạt đƣợc mục tiêu phát triển KTXH của địa phƣơng trong từng thờikỳ.

Đổimớiphươngpháplậpquyhoạch,kếhoạch đầu tư phát triển KTXH: Để góp phần nâng cao hiệu quả ĐTPT trên địa bàntỉnh cần phải tập trung đổi mới phƣơng pháp lập quy hoạch, kế hoạch ĐTPT cũng nhƣ cách thức tổ chức thực hiện các quy hoạch. Để hạn chế những nhƣợc điểm của phƣơng pháp lập quy hoạch, kế hoạch phát triển KTXH truyền thống, tỉnh Thanh Hóa cần phải xem xét chuyển lập quy hoạch, kế hoạch theo hình thức truyền thống trƣớc đây sang các phƣơng pháp lập quy hoạch và kế hoạch hiện đại trên thế giới.

Căn cứ lập quy hoạch: phải căn cứ vào định hƣớng, chiến lƣợc phát triển KTXH; lợi thế về điều kiện tự nhiên, KTXH, tiềm năng phát triển các ngành, lĩnh vực, nguồn lực (vốn, lao động, KHCN, tài nguyên thiên nhiên) của tỉnh, và phù hợp với quy hoạch của vùng Thủ đô Hà Nội và cả nƣớc. Bên cạnh đó để công tác lập quy hoạch đạt hiệu quả cao cần phải nâng cao chất lƣợng cơ sở dữ liệu, công tác dự báo và căn cứ khoa học của quy hoạch. Dựa trên các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: điều tra, khảo sát, thống kê, phân tích số liệu, kết hợp với sự phân tích dự báo tình hình thị trƣờng, kết hợp với việc nghiên cứu các chính sách của nhà nƣớc, tình hình KTXH trong nƣớc, bối cảnh quốc tế, tiến bộ KHCN để xác định rõ những tiềm năng, thế mạnh, đồng thời cũng chỉ rõ những khó khăn, thách thức của tỉnh Hà Nam cần vƣợt qua để nghiên cứu và vận dụng các phƣơng pháp lập quy hoạch, kế hoạch phù hợp với từng nội dung của quy hoạch, kế hoạch nhằm nâng cao chất lƣợng của công tác lập quy hoạch, kế hoạch.

Trong quá trình lập quy hoạch cần phải đảm bảo quy hoạch thống nhất, đồng bộ có tính hệ thống là những cơ sở cho việc lập, thực hiện các dự án mang lại

hiệu quả cao. Tránh tình trạng quy hoạch chắp vá, chồng chéo, sẽ gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch. Cần phải tuân thủ nguyên tắc quy hoạch phải có trọng tâm, trọng điểm từng thời kỳ, đảm bảo tính kế thừa, đƣợc cập nhật,bổ sung kịp thời, có sự thống nhất giữa các quy hoạch từ đó sẽ là cơ sở thuận lợi và mang lại hiệu quả cao cho việc thực hiện quy hoạch và triển khai các chƣơng trình dự án

4.2.2. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong đầu tư công

Cần thay đổi quan điểm đầu tƣ công. Nhà nƣớc chỉ đầu tƣ vào những công trình công cộng mà kinh tế tƣ nhân không hay chƣa đầu tƣ, chỉ đầu tƣ vào những lĩnh vực thƣơng mại, chạy theo lợi nhuận (chứng khoán, khách sạn, nhà hàng). Thu hút nguồn vốn từ khu vực tƣ nhân cùng đầu tƣ với nhà nƣớc theo nguyên tắc công tƣ kết hợp.

Rà soát, sửa đổi, ban hành kịp thời các văn bản quản lý về đầu tƣ và xây dựng của tỉnh theo chỉ đạo của Trung ƣơng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn đầu tƣ. Nâng cao chất lƣợng công tác quản lý xây dựng ở tất cả các khâu trong quá trình đầu tƣ xây dựng, từ quy hoạch, kế hoạch đầu tƣ phát triển đến chuẩn bị phê duyệt các dự án cụ thể, tổ chức thi công, giám sát.

Tăng cƣờng công tác theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra, giám sát việc quản lý và sử dụng các dự án đầu tƣ bằng nguồn vốn của nhà nƣớc. Thực hiện giám sát ngay từ khâu quy hoạch, lập dự án, thẩm định, bố trí vốn đầu tƣ, đảm bảo tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch đƣợc duyệt. Triển khai công tác giám sát cộng đồng đối với đầu tƣ bằng nguồn vốn nhà nƣớc Huy động sự tham gia của các đối tƣợng thụ hƣởng ở các cấp vào quá trình chuẩn bị, tổ chức thực hiện và theo dõi, giám sát các chƣơng trình, dự án đầu tƣ công để góp phần làm cho nguồn vốn này đƣợc quản lý và sử dụng một cách công khai, minh bạch, chống bị thất thoát, tham nhũng

Tăng cƣờng công tác phân cấp trong công tác theo dõi, đánh giá, kiểm tra, giám sát trong quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản để kịp thời xử lý các sai phạm phát sinh, nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn đầu tƣ.

Áp dụng nghiêm ngặt các chế tài trong giám sát, thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán công trình nhằm nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm để đảm bảo chất lƣợng công trình.

Có chính sách bồ thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ hợp lý; đồng thời kiên quyết xử lý những hộ không chấp hành, chậm bàn giao mặt bằng, làm ảnh hƣởng đến tiến độ thi công công trình và làm giảm hiệu quả đầu tƣ.

4.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác đầu tư công

Tăng cƣờng công tác cán bộ, sắp xếp cán bộ có đủ năng lực chuyên môn và khả năng quản lý, điều hành các dự án đầu tƣ nhằm tránh thất thoát, lãng phí. Thƣờng xuyên cập nhật thông tin và nâng cao kiến thức về quản lý dự án, nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý đấu thầu, theo dõi, kiểm tra, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện các công trình, dự án đầu tƣ.

Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý đầu tƣ công cần phải có tinh thần trách nhiệm, sáng tạo trong công việc, kinh nghiệm trong từng lĩnh vực chuyên môn sâu, nắm vững các quy định pháp luật, cần phải có sự phối hợp làm việc theo nhóm tốt để mang lại hiệu quả cao trong công việc.

Các kỳ thi tuyển cán bộ QLNN đối với công chức và các vị trí công việc đảm nhiệm cần phải đƣợc tiến hành minh bạch, công khai từ tiêu chuẩn đến nội dung tuyển dụng, sát hạch phù hợp để có thể lựa chọn đƣợc những ngƣời xứng đáng trong từng vị trí công việc. Cần phải tuân thủ nguyên tắc luân chuyển cán bộ không để cán bộ liên quan trực tiếp đến công tác quản lý đầu tƣ công làm quá 5 năm trên một vị trí côngviệc.

Tăng cƣờng trách nhiệm của ngƣời đứng đầu ở các cấp của địa phƣơng(HĐND,UBND,cácsở,ban,ngành,huyện,thànhphố)đốivớiviệcraquyết

địnhcủahọnhƣ:từviệcphêduyệtchủtrƣơngđầutƣ,đếnviệclậpthẩmđịnhDAĐT,

raquyếtđịnhđầutƣ,tổchứccôngtácđấuthầu,tổchứcthicôngxâydựngcôngtrình và hạng mục công trình, thanh quyết toán vốn đầu tƣ bàn giao công trình đi vào sử dụng... Việc tăng cƣờng trách nhiệm của ngƣời đứng đầu sẽ góp phần nhằm tháo gỡ tìnhtrạngkhépkíntrong đầu tƣ công.

4.2.4. Đổi mới cơ cấu nguồn vốn đầu tư và cơ cấu đầu tư công

Vốn đầu tƣ công đƣợc lấy chủ yếu từ nguồn thu của Nhà nƣớc (thuế, lệ phí, khoản thu từ quỹ đất). Để tăng nguồn vốn đầu tƣ công thì phải tăng các nguồn thu từ thuế, phí, các khoản thu từ quỹ đất: trong trƣờng hợp các yếu tố khác không đổi mà để tăng các khoản thu từ thuế, phí thì phải tăng sản xuất, tăng sản xuất sẽ là điều kiện tiền đề để tăng các nguồn thu từ thuế, lệ phí. Kể cả muốn tăng các khoản thu từ quỹ đất để góp phần tăng nguồn vốn đầu tƣ công thì cũng phải tăng phát triển sản xuất còn nếu không tăng phát triển sản xuất thì cũng không thể tăng các nguồn thu trên đƣợc.

Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, để tăng nguồn vốn đầu tƣ công có thể giảm chi thƣờng xuyên nhƣ là: giảm chi lƣơng, muốn giảm chi lƣơng thì phải tinh gọn bộ máy quản lý đầu tƣ công, có thể áp dụng các hệ thống quản lý thông tin hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tƣ qua việc tinh giảm bộmáy. Ngoài ra, chi thƣờng xuyên còn biểu hiện thông qua chi sửa chữa nhỏ, chi phí điện, nƣớc, điện thoại. Vậy thì có thể giảm chi sửa chữa nhỏ thông qua việc địa phƣơng sử dụng hiệu quả các TSCĐ. Nếu máy móc, nhà cửa, các thiết bị văn phòng, chi phí điện, nƣớc, điện thoại mà sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, hay ít phải chi sửa chữa nhỏ thì cũng tác động đến giảm chi thƣờngxuyên.

Để thay đổi cơ cấu đầu tƣ công thì có thể tăng đầu tƣkếtcấuhạtầngKTXH:TrongĐTPTkếtcấuhạtầngKTXHcầnphảitậptrung

vàoĐTPTKCHTgiaothôngvậntảitheohƣớngđồngbộvàtăngcƣờngtínhhệthống và tính kết nối của mạng lƣới KCHT giao thông vận tải đƣờng bộ thì mới góp phần thúcđẩy,thuhútcácnguồnvốnĐTPTởcáckhuvựckhác(khuvựctƣnhân,khuvực

cóvốnđầutƣnƣớcngoài)nhằmđápứngnhucầuĐTPTtrênđịabàntỉnh.

Để thay đổi cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ công có thể giảm chi phí ĐTPT mua sắm tài sản thông qua việc sử dụng có hiệu quả các tài sản sẵn có. Điều này đòi hỏi khi đầu tƣ mua sắm tài sản khu vực công cần phải lựa chọn đƣợc phƣơng án mua sắm tài sản tối ƣu (tối ƣu ở đây đƣợc đề cập cả về: chất lƣợng tốt, giá thành rẻ, tính năng phù hợp, tính hiện đại của các tài sản)

Phƣơng án thay đổi cơ cấu đầu tƣ công có thể thực hiện thông qua việc tăng ĐTPT nguồn nhân lực. Để tăng ĐTPT nguồn nhân lực cần phải tập trung vào tăng vốn đầu tƣ công vào đội ngũ giáo viên, bác sĩ, nhân viên công tác trong những lĩnh vực y tế, giáo dục. Bởi vì, nếu đội ngũ giáo viên không có trình độ, chất lƣợng cao thì không thể đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực cho địa phƣơng có trình độ cao, chuyên môn tốt. Bên cạnh đó, nếu đội ngũ bác sĩ, nhân viên công tác trong lĩnh vực y tế không giỏi, có trình độ chuyên môn không tốt sẽ không thể thực hiện tốt các công tác chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh cho ngƣời lao động trên địa bàn tỉnh nhất là chú trọng ĐTPT đối với đội ngũ nguồn nhân lực khu vực công. Có thể thấy ĐTPT nguồn nhân lực giáo dục đào tạo và y tế là hai lĩnh vực quan trọng hàng đầu nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng đội ngũ nguồn nhân lực của địa phƣơng, là tiền đề mang lại hiệu quảcao trong các hoạt động đầu tƣ công, vì vậy đầu tƣ công phải đầu tƣ một cách thỏa đáng cho ĐTPT nguồn nhân lực công.

Đổi mới đầu tƣ công phải hƣớng tới mục tiêu thúc đẩy mạnh mẽ cải cách hành chính nhà nƣớc, bảo đảm cho bộ máy hành chính hoạt động tốt hơn, chuyên nghiệp hơn, điều hành có hiệu quả hơn hoạt động kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Đầu tƣ công không chỉ có tác dụng cung cấp nguồn lực cho bộ máy công quyền hoạt động, mà điều quan trọng là phải thông qua đó có tác động mạnh mẽ đến việc điều chỉnh tổ chức và tính hiệu quả của hoạt động bộ máy. Vì vậy, gắn việc đổi mới đầu tƣ công với xây dựng bộ máy trong sạch vững mạnh đƣợc coi là một trong những mục tiêu quan trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả đầu tư công ở thanh hóa (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)