Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả đầu tư công ở thanh hóa (Trang 87 - 92)

CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG HIỆUQUẢĐẦUTƢ CÔNG Ở THANH HÓA

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Tập trung đầu tư công cho một số dự án trọng điểm, có tính đột phá

Việc không xác định đƣợc mức độ ƣu tiên của các dự án đã dẫn đến tình trạng án đầu tƣ dàn trải, kéo dài tiến độ thực hiện, gây thiệt hại lớn cho xã hội.Vì vậy, tỉnh cần phải áp dụng những phƣơng pháp đánh giá cụ thể và khách quan hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của từng dự án để từ đó có cơ sở xác định thứ tự ƣu tiên các dự án một cánh thuyết phục. Một phƣơng pháp thẩm định dự án mà tỉnh có thể áp dụng để đánh giá các dự án là phƣơng pháp phân tích lợi ích - chi phí. Qua phƣơng pháp

này, tỉnh có ƣớc lƣợng đƣợc lợi ích ròng mà dự án mang lại cho xã hội ; từ đó xếp thứ tự ƣu tiên và lựa chọn dự án cần thực hiện trong từng giai đoạn cụ thể.

Để hạn chế, tiến tới loại bỏ đầu tƣ sai, cần có cơ quan đánh giá dự án độc lập, là nơi tập trung các chuyên gia đánh giá dự án có đủ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Theo đó, tỉnh chỉ quyết định đầu tƣ khi đã có sự tham gia và có ý kiến của cơ quan đánh giá dự án độc lập.

Tuy vậy, khi đánh giá dự án cần phải chú ý đến yếu tố sau: một công trình hạ tầng chỉ đạt mức độ cao nhất khi xây dựng lần đầu, mức độ sẽ giảm đi nhiều khi nâng cấp và mở rộng nó; thế nhƣng đó vẫn là công việc phải làm sau một thời gian công trình đƣợc đƣa vào sử dụng, nếu không đƣợc duy tu, bảo dƣỡng, qua thời gian thì chi phí bảo dƣỡng sẽ tăng nhiều, nếu không kịp thời đáp ứng công trình sẽ xuống cấp nhanh và giảm hiệu quả. Vì vậy, phải đảm bảo đủ vốn theo tiến độ duy tu, bảo dƣỡng nhằm đảm bảo tuổi thọ công trình và nhƣ vậy trong những trƣờng hợp đặc biệt chúng ta vẫn xếp thứ tự ƣu tiên cho những công trình có hiệu quả thấp hơn.

4.3.2 Đổi mới mô hình khuyến khích, khen thưởng đối với cán bộ công chức

Kiếnnghịchínhphủápdụngmứclƣơngtốithiểukhácnhautheokhu

vựcđốivớibộmáyhànhchính - sựnghiệp.Hiệnnay,mứclƣơngtốithiểu củadoanhnghiệpđƣợcquyđịnhkhácnhaugiữacáckhuvựcdo mặtbằng giácảởcáckhuvựcnàykhácnhaurấtlớn.Việctiếntớiápdụngquyđịnh này đốivớikhu vựchànhchính -sự nghiệpsẽgiúpđảm bảocánbộ-công chức cóthể sốngđƣợc bằnglƣơngcủa mình.

Kiến nghị Bộ Tài chính xây dựng định mức thƣởng cho các cá nhân có các biện pháp giảm chi phí cho các dự án công, mức thƣởng có thể quy định dựa trên một tỉ lệ nhất định với khoản tiền tiết kiệm đƣợc cho ngân sách khi thực hiện dự án công. Tƣơng ứng với việc thƣởng là việc cho phép trích quỹ tiền phạt các vi phạm trong xây dựng cơ bản để làm tiền thƣởng và nâng mức phạt lên tỉ lệ với mức độ thiệt hại, lãng phí, thất thoát ngân sách nhà nƣớc thay vì mức phạt cố định nhƣ hiện nay

4.3.3 Tiếp tục rà soát, điều chỉnh hoàn thiện các luật liên quan đến đầu tư công

Để thực hiện tái cơ cấu đầu tƣ công phải sửa đổi từ thể chế, bộ máy, luật pháp liên quan nhƣ Luật đất đai, Luật đấu thầu, trách nhiệm của bộ máy nhà nƣớc và

ngƣời ra quyết định, trách nhiệm của công chức, viên chức nhà nƣớc. Đồng thời, chủ động hội nhập quốc tế, Việt Nam phải tuân thủ những luật chơi chung và các điều khoản đã cam kết, trong đó có cải cách tài chính công sao cho phù hợp với những quy định và cam kết quốc tế, bảo đảm nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc về kinh tế và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế.

Luật đầu tƣ công ra đời và có hiệu lực từ 2015 là một yếu tố quan trọng nâng cao hiệu quả đầu tƣ công. Cùng với thực hiện Luật Đầu tƣ công, Luật mua sắm công, thực hiện triệt để nguyên tắc công khai, minh bạch, giám sát độc lập, quy chế độ trách nhiệm cá nhân trong từng khâu của quá trình đầu tƣ, thiết kế, thẩm định, thi công, giám sát, quyết toán ... Nâng cao vai trò, trách nhiệm của báo chí trong việc phát hiện, giám sát đầu tƣ công. Nâng cao vai trò của Kiểm toán Nhà nƣớc trong toàn bộ quá trình thực hiện đầu tƣ công.

Để tăng cƣờng mức độ toàn diện và minh bạch của ngân sách, cần bảo đảm nhất quán từ khâu dự toán đến quyết toán cho cả chi thƣờng xuyên lẫn chi đầu tƣ; hợp nhất dữ liệu kế toán của các đơn vị khu vực công trong báo cáo tài chính hợp nhất của Chính phủ, để tạo ra bức tranh toàn diện về hoạt động của khu vực công. Theo đó, cần có cơ chế tăng cƣờng trách nhiệm giải trình và báo cáo theo hiệu quả hoạt động; từng bƣớc triển khai lập ngân sách theo đầu ra tại các cơ quan, đơn vị phù hợp.

4.3.4. Mở rộng ràng buộc về ngân sách Nhà nước chi cho đầu tư công.

ĐềnghịTrungƣơngđiềuchỉnhlạitỉlệ điềutiếtngânsáchđƣợcgiữ lại chođịa phƣơngtheo hƣớngkhuyếnkhích,khen thƣởng.Nhữngđịa phƣơng thựchiệntốtviệctăngnguồnthu,cầnđƣợcchophépgiữnguyêntỉlệđƣợc giữ lạiđể tiếptục táiđầutƣ,nângcaochấtlƣợngtăngtrƣởngthay choviệc cànglàm tốtcôngtácthu - chingânsáchthìcàngcóxuhƣớngbịgiảm tỉlệ đƣợcgiữ lại.Bêncạnhđó,BộTàichính

vàBộKếhoạchvàĐầutƣcầnphối hợpvớinhauđểxây

dựngkhuônkhổTàichínhtrunghạnnhằm gắnkếtmục tiêupháttriểnquốcgiavới quá trìnhlậpkếhoạch ngân sách.Từ đó,dựatrên mụctiêu phát triểnđãđềraChínhphủsẽ cómứcphân bổngân sáchchotừng địaphƣơngmộtcáchphùhợptrong từngthời kỳ.

KẾT LUẬN

Thực tế cho thấy sự phát triển của xã hội trong giai đoạn kinh tế thị trƣờng hiện đại đã cho thấy đầu tƣ công hoàn toàn không mất đi mà trái lại nó tạo ra sự tái phân phối giữa các khu vực trong nền kinh tế mà Chính phủ phải là ngƣời đóng vai trò một trung tâm của quá trình tái phân phối thu nhập thông qua các khoản đầu tƣ bằng vốn ngân sách nhà nƣớc. Với ý nghĩa đó, đầu tƣ công đóng vai trò rất quan trọng trong giai đoạn nền kinh tế đang có những bƣớc chuyển đổi nhằm sử dụng các nguồn vốn đầu tƣ có hiệu quả. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trƣờng, đầu tƣ công chuyển mạnh sang đầu tƣ phát triển cho các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, cho sự nghiệp giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo mà nguồn vốn từ ngân sách nhà nƣớc có một vai trò rất lớn trong đầu tƣ công để tạo bƣớc đột phá phát triển đất nƣớc.

Với nhu cầu đầu tƣ giai đoạn tới rất lớn nhƣng nguồn lực nhà nƣớc có hạn, tỉnh cần thực hiện tốt các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của vốn đầu tƣ công, đồng thời cần có những cơ chế, chính sách hợp lý để thu hút các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tƣ; kinh doanh cơ sở hạ tầng bằng các hình thức thích hợp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, rút ngắn tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

Thông qua việc đánh giá tác động của đầu tƣ công đến kinh tế, xã hội và môi trƣờng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2012 - 2016 về mặt định lƣợng, luận văn đã đƣa ra một số giải pháp để thực hiện đầu tƣ công có hiệu quả hơn, nhằm thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế xã hội, bảo vệ môi trƣờng trong dài hạn. Trên thực tế, những giải pháp trình lên các cấp lãnh đạo thƣờng ít đƣợc chấp nhận áp dụng do nhiều nguyên nhân nhƣ là vƣớng các cơ chế, chính sách đã tồn tại từ rất lâu, không muốn làm trái ý cấp trên, động chạm đến quyền lợi của một số nhóm ngƣời hoặc làm cho họ thêm vất vả hơn… Chính vì vậy, bƣớc nghiên cứu tiếp theo của tác giả sẽ là từng bƣớc chia nhỏ các kiến nghị, giải pháp nêu trên vào trong nội dung các văn bản khác nhau dƣới những điều kiện thích hợp trình lãnh đạo tỉnh nhằm giúp việc thực hiện các giải pháp này có thể đạt đƣợc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu trong nƣớc:

1. Chính phủ, 2013. Báo cáo phân tích thực trạng đầu tư sử dụng vốn nhà nước.

2. Chính Phủ,2013. Báo cáo tổng hợp kinh nghiệm Quốc tế về đầu tư công.

3. Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa, 2014,2015,2016.Niên giám Thống kê Thanh Hóa, Nhà xuất bản thống kê.

4.Dƣơng Đăng Chính và Phạm Văn Khoan, 2007.Giáo trình Quản lý Tài chính công, Nhà xuất bản Tài chính.

5. Luật đầu tƣ công, khoản 15 điều 4 luật đầu tƣ công số 49/2014/QH13.

6. Nguyễn Bạch Nguyệt vàTừ Quang Phƣơng, 2003. Giáo trình kinh tế Đầu tư,

Nhà xuất bản Thống kê.

7. Nguyễn Xuân Thành, 2013.Tái cơ cấu kinh tế - Một năm nhìn lại, Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân - Kinh tế Việt Nam, Nha Trang tháng 4/2013

8.Nguyễn Minh Phong, 2010.Phối hợp chính sách để nâng cao hiệu quả đầu tư công, Nxb Kinh tế quốc dân

9. Phạm Thị Dung, 2010. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ĐTPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.

10. Phan Thị Thu Hiền, 2015.Đầu tƣ phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phƣơng trên địa bàn tỉnh Hà Nam, luận án tiến sĩ, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội

11. Sở KHĐT tỉnh Thanh Hóa, Báo cáo tổng kết năm 2016.

12. Sở KHĐT tỉnh Thanh Hóa, Báo cáo thƣờng niên năm 2012, 2013, 2014, 2015,2016

13. Trần Thị Kim Thu, 2014.Giáo trình Lý thuyết thống kê, Nhà xuất bản Thống kê.

14. Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và UNDP, 2010. Tái cơ cấu đầu tư công trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế ở Việt Nam, thành phố Huế, 29/12/2010.

15. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2012 - 2016; phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2015 - 2020.

16. Website:

Sở kế hoạch đầu tƣ tỉnh Thanh Hóa.<http://skhdt.thanhhoa.gov.vn> Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa.<http://ctk.thanhhoa.gov.vn>

B. Tài liệu nƣớc ngoài:

17. Anand Rajara, B.et al, 2010. A Diagnostic Framework for Assessing Public Investment Management.

18. Era Dabla-Norris, B.et al, 2011.Investing in Public Investment: An Index of Public Investment Efficiency, IMF Working Paper, Authorized for distribution by Catherine Pattillo.

19. Mizell, L. and D. Allain-Dupré, 2013. Creating Conditions for Effective Public Investment: Sub-national Capacities in a Multi-level Governance Context.

20. OECD, 2013.Draft OECD principles on Effective Public investment: a shared responsibility across levels of government”, For external consultation.

21. World Bank, 2013. Đánh giá Khung Tài trợ cho Cơ sở Hạ tầng Địa phương ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả đầu tư công ở thanh hóa (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)