Hạnchế tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả đầu tư công ở thanh hóa (Trang 76 - 79)

CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG HIỆUQUẢĐẦUTƢ CÔNG Ở THANH HÓA

3.3.2. Hạnchế tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, còn có những nguyên nhân khách quan và chủ quan làm hạn chế tác động của đầu tƣ công, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa:

- Thứ nhất vốn đầu tƣ huy động cho hoạt động đầu tƣ công còn hạn chế, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội. Trong cơ cấu vốn đầu tƣ công, chủ yếu vẫn là vốn NSNN và vốn vay, tỷ trọng vốn vay cao làm tăng gánh nặng nợ công cho tỉnh. Chƣa thu hút đƣợc các thành phần kinh tế khác tham gia xây dựng, nhất là chƣa thực hiện đƣợc dự án BOT, BT; vận động, thu hút vốn ODA còn hạn chế.

- Thứ hai việc phân bổ vốn đầu tƣ còn dàn trải, chƣa tập trung cao theo cơ cấu, chƣa gắn công tác quy hoạch với kế hoạch đầu tƣ phát triển. Các dự án đầu tƣ của tỉnh còn phạm nhiều nhƣợc điểm, chƣa có dự án đầu tƣ công nào phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội một cách thực sự khoa học. Phần lớn vốn đầu tƣ công đƣợc đầu tƣ vào xây dựng và phát triển KCHT KTXH, đầu tƣ vào lĩnh vực y tế, giáo dục và

môi trƣờng còn thấp, đầu tƣ vào NCKH chƣa đƣợc quan tâm thỏa đáng.

- Thứ ba, nhu cầu đầu tƣ lớn trong khi nguồn cân đối ngân sách tỉnh cho đầu tƣ phát triển còn hạn hẹp vì thế tỉnh rất khó khăn trong việc bố trí vốn đầu tƣ cho các dự án bức xúc, các công trình trọng điểm theo kế hoạch đề ra, nhất là các dự án về giao thông, về phát triển kinh tế của tỉnh.

- Thứ tƣ, hiệu quả kinh tế của đầu tƣ công tuy có gia tăng nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển KTXH của tỉnh, thể hiện ở chỉ tiêu hiệu suất đầu tƣ công của tỉnh còn thấp (0,3 – 0,4). Hiệu quả xã hội, môi trƣờng cũng còn hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, số giƣờng bệnh chƣa đủ đáp ứng nhu cầu của nhân dân, tỷ lệ hộ đƣợc dùng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh còn thấp (<25%).

- Thứ năm, vẫn tồn tại sự thất thoát và lãng phí trong đầu tƣ công. Năng lực của chủ đầu tƣ và tƣ vấn còn hạn chế, chủ trƣơng chuẩn bị đầu tƣ nhiều nhƣng nguồn lực không đủ để cân đối dẫn đến lãng phí chi phí chuẩn bị đầu tƣ; công tác chuẩn bị đầu tƣ chƣa tốt, thƣờng kéo dài thời gian. Áp dụng phổ biến hình thức chỉ định thầu trên cơ sở tách nhỏ các hạng mục của dự án nên không tiết kiệm đƣợc vốn. Ngoài ra, chƣa có biện pháp chế tài các hợp đồng xây dựng, nhiều dự án lớn có tiến độ chậm, làm mất đi hiệu quả kinh tế, làm mất đi cơ hội thu hút đầu tƣ. Cơ chế chính sách về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ còn nhiều bất cập; chƣa thật sự kiên quyết đối với những hộ dân không chấp hành, chậm bàn giao mặt bằng, ảnh hƣởng đến tiến độ thi công công trình, làm giảm hiệu quả đầu tƣ.

Nguyên nhân của hạn chế

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác đầu tƣ công trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, song có thể tổng kết thành một số nguyên nhân chính sau:

Thứ nhất, các chính sách về đầu tƣ thực hiện chƣa hiệu quả. Trên cơ sở các chính sách, chủ trƣơng của Nhà nƣớc, thời gian qua Thanh Hóa đã tiến hành khá nhiều giải pháp khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ vào các dự án công, tuy nhiên hiệu quả đạt đƣợc chƣa cao. Công tác lập quy hoạch phát triển KTXH, theo các ngành, lĩnh vực hiện nay còn chƣa có tầm nhìn dài hạn, vẫn còn mang tính truyền thống. Kế hoạch đầu tƣ công còn nhiều bất cập, cùng một lúc vẫn

còn đƣa racác mục tiêu đầu tƣ mang tính tổng hợp quá nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, trong khi đónguồn lực để thực hiện lại có hạn dẫn đến việc thực hiện khó khả thi.

Thứ hai, trình độ đội ngũ cán bộ QLNN đối với hoạt động đầu tƣ công còn chƣa phù hợp với chức năng, công việc đảm nhiệm, do đó không có khả năng để thực hiện tốt công việc đƣợc giao. Trong quá trình phê duyệt quy hoạch, kế hoạch đầu tƣ công thì một số đơn vị tƣ vấn; cán bộ tham gia phê duyệt còn thể hiện những bất cập: chƣa có trách nhiệm cao; chƣa thực sự am hiểu về những tiềm năng, hạn chế của địa phƣơng đối với quá trình phát triển; còn thiếu các cán bộ có chuyên môn sâu cũng nhƣ kinh nghiệm thực tế. Công tác quản lý đầu tƣ còn nhiều yếu kém, dẫn đến tình trạng lãng phí, thất thoát vốn đầu tƣ, làm giảm hiệu quả đầu tƣ.

Thứ ba, công tác thanh tra, giám sát hoạt động đầu tƣ công chƣa thực sự phát huy hiệu quả. Thanh tra, giám sát các dự án chƣa triệt để, một số dự án có dấu hiệu viphạmnhƣđầutƣsaimụcđíchtuynhiênchếtàixửphạtcònnhẹchonênđãgiảmhiệu quả của công tác thanh tra, giám sát. Các thông tin về các dự án đầu tƣ công có khi chƣa đƣợc cung cấp đầy đủ, công khai, minh bạch do đó vai trò giám sát củacộngđồngdâncƣ,cáctổchứcxãhộicònhạnchế.

Thứ tƣ, hệ thống pháp luật về quản lý đầu tƣ phát triển nói chung, đầu tƣ công nói riêng còn nhiều điểm chƣa hợp lý, nhiều bất cập nhƣng chậm đƣợc sửa đổi. Phân cấp đầu tƣ công hiện nay theo luật pháp căn cứ theo quy mô vốn chứ không theo giá trị của đầu tƣ, dẫn đến hiệu quả của đầu tƣ không cao.

CHƢƠNG 4 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả đầu tư công ở thanh hóa (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)