Những tồn tại và nguyên nhân cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long (Trang 75 - 80)

3.2.1 .Phát triển theo chiều rộng

3.3.2.Những tồn tại và nguyên nhân cơ bản

3.3. Đánh giá thực trạng phát triền hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập

3.3.2.Những tồn tại và nguyên nhân cơ bản

3.3.2.1. Những tồn tại

Khó tiếp cận với các khách hàng tiềm năng mới

Quản trị khách hàng tốt, duy trì mối quan hệ gắn bó với nhóm khách hàng thân thiết là lợi thế của Vietcombank Thăng Long, tuy nhiên mở rộng quan hệ với những đối tƣợng khách hàng tiềm năng khác bị hạn chế. Các yêu cầu để đáp ứng tín dụng của Vietcombank Thăng Long còn khá cao, các thủ tục, giấy tờ

còn phải qua nhiều khâu thẩm định, quy định còn khá phức tạp, không tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận những đối tƣợng khách hàng mới.

Ngoài ra, việc vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các ngân hang khác cũng gây ra những khó khăn trong việc tiếp cận khách hang mới.

Các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu chƣa đa dạng

Tại Vietcombank Thăng Long, các hình thức tín dụng tài trợ XNK đƣợc sử dụng khá ít. Hiện nay chi nhánh đang tập trung vào các sản phẩm tín dụng cho vay thông thƣờng, tài trợ mở L/C, chấp nhận hối phiếu, chiết khấu bộ chứng từ. Các sản phẩm nhƣ bảo lãnh XNK, bao thanh toán … vẫn chƣa đƣợc triển khai mạnh mẽ, chƣa có nhiều sản phẩm cũng nhƣ điều kiện vay thích hợp với từng loại khách hàng. Trong những năm qua, quy mô tín dụng XNK của Vietcombank Thăng Long tăng lên, nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của khách hàng. Đây là một mặt hạn chế cần đƣợc khắc phục trong dài hạn.

3.3.3.2. Nguyên nhân cơ bản

Quy trình tín dụng chặt chẽ

Năm 2011, lần đầu tiên NHNN chủ động công bố tỷ lệ nợ xấu trong các ngân hàng. Theo đó, nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng ở mức 3,6 - 3,8% tổng dƣ nợ. Con số này tới cuối năm 2012, theo công bố của NHNN là 4,08 %. Mặc dù đã đƣợc kéo giảm về mức thấp, dƣới mức yêu cầu 3%, nợ xấu vẫn là nỗi lo sợ ám ảnh các ngân hàng. Do đó, vấn đề quản lý rủi ro luôn đƣợc các ngân hàng đặt lên hàng đầu trong mọi hoàn cảnh. Vốn là ngân hàng có chính sách cho vay chặt chẽ,Vietcombank cũng thận trọng hơn với các khoản vay để tránh các khoản nợ xấu tiếp theo.Quy trình thẩm định tín dụng và điều kiện cho vay với khách hàng mới của Vietcombank Thăng Long đòi hỏi khách hàng phải có năng lực tài chính thật sự ổn định và vững mạnh, do đó nhiều

doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ bị giới hạn về khả năng tiếp cận nguồn tài trợ của chi nhánh.

Nhân lực trong mảng tài trợ ngoại thƣơng còn mỏng

Nguồn nhân lực của mảng thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thƣơng của Vietcombank Thăng Longcòn khá mỏng và chủ yếu tập trung ở mảng tín dụng cho vay đơn thuần.

- Bộ phận nghiệp vụ thanh toán: 2 nhân viên - Bộ phận tín dụng: 10 nhân viên

- Bộ phận tài trợ thƣơng mại: 1 nhân viên

Với cơ cấu nhân sự nhƣ trên, hầu nhƣ các sản phẩm tín dụng tài trợ cho các doanh nghiệp XNK tại Vietcombank Thăng Long chỉ tập trung vào hình thức tín dụng thông thƣờng , tín dụng trên cơ sở phƣơng thức thanh toán L/C và nhờ thu.

Tập quán giao dịch thƣơng mại quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

Các doanh nghiệp XNK Việt Nam chủ yếu sử dụng phƣơng thức thanh toán chuyển tiền, thanh toán tín dụng chứng từ L/C, và nhờ thu. Theo đó, các hình thức tín dụng tài trợ XNK ở Vietcombank Thăng Long chủ yếu liên quan đến thanh toán L/C, thanh toán nhờ thu và cho vay thông thường. Đây cũng là một điểm hạn chế trong hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương của chi nhánh khi tham gia vào các hoạt động tài chính quốc tế.

Áp lực cạnh tranh ngày càng lớn

Đi qua 1 năm kinh tế đầy biến động nhƣ năm 2012, các ngân hàng có thể tồn tại và tiếp tục hoạt động trong thời kỳ hậu khủng hoảng từ năm 2013 đến nay đều là những ngân hàng có khả năng sinh tồn lớn, tiềm lực tài chính vững và cơ cấu nhân lực tốt. Trong đó, những ngân hàng TMCP quy mô vừa

và nhỏ đang dần đi vào ổn định, thƣờng có những gói sản phẩm với cơ chế ƣu đãi, hấp dẫn khách hàng là các doanh nghiệp XNK, Vietcombank Thăng Long đứng trƣớc nguy cơ thị phần bị thu hẹp.

Thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa thị trƣờng tài chính làm tăng số lƣợng các ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và trình độ quản lý, áp lực cạnh tranh cũng tăng dần theo lộ trình nới lỏng các quy định đối với các tổ chức tài chính nƣớc ngoài.

CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI

VIETCOMBANK THĂNG LONG

4.1.Định hƣớng phát triển hoạt động kinh doanh của Vietcombank Thăng Long giai đoạn 2016 – 2020

Năm 2016 – năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2016 – 2020, đánh dấu một bƣớc ngoặt lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Về cơ bản, Việt Nam đã hoàn tất đàm phán hàng loạt các hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới (TPP, AEC và EVFTA) vốn không chỉ bó buộc trong các điều khoản về thƣơng mại truyền thống mà còn mở rộng ra những vấn đề liên quan tới thể chế kinh tế nhƣ: Khung khổ pháp lý liên quan tới sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nhà nƣớc, đầu tƣ, dịch vụ tài chính, mua sắm chính phủ… Điều này củng cố thêm nhiều cơ hội và động lực phát triển cho Việt Nam trong năm 2016, cũng nhƣ tạo thêm lực đẩy cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.

Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho tất cả cả chủ thể trong nền kinh tế của Việt Nam. Hoạt động của ngành ngân hàng sẽ gặp rất nhiều những khó khăn thử thách còn tiềm ẩn. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, các ngân hàng sẽ phải cạnh tranh với nhau rất quyết liệt hơn.

Để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác, Vietcombank Thăng Long cũng phải tự đặt ra cho mình những nhiệm vụ và mục tiêu nhất định cần phải đạt tới, lấy đó làm đích phấn đấu, làm cho ngân hàng ngày càng phát triển về cả quy mô và uy tín, phục vụ khách hàng tốt hơn.

Nhiệm vụ chính của Vietcombank Thăng Long trong giai đoạn 2016 – 2020 là tiếp tục ổn định các hoạt động nghiệp vụ: Tín dụng, quản lý rủi ro, thanh toán quốc tế…, bảo đảm kinh doanh có lợi nhuận, giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu ở mức cho phép, đào tạo một đội ngũ nhân lực trình độ cao, xây dựng số

lƣợng khách hàng thân thiết và ổn định, cùng với toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam hoàn thành mục tiêu phát triển để sớm trở thành ngân hàng số 1 Việt Nam.

Để đạt đƣợc những những nhiệm vụ nêu trên, Vietcombank Thăng Long đã đề ra các mục tiêu cơ bản cần đƣợc hoàn thành về chất lƣợng nhân sự, quy mô và chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ xây dựng bộ máy lãnh đạo có tầm nhìn, lãnh đạo hoạt động của Chi nhánh một cách có hiệu quả để đạt đƣợc các mục tiêu chung của cả hệ thống.

4.2. Bối cảnh trong nƣớc và quốc tế ảnh hƣởng đến phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long (Trang 75 - 80)