Hoạt động sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long (Trang 58 - 62)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Tình hình hoạt động kinh doanh tạiVietcombank Thăng Long

3.1.2. Hoạt động sử dụng vốn

Vấn đề nổi bật trong hoạt động của ngânhàng không chỉ có hoạt động huy động vốn mà còn có cả hoạt động sử dụng vốn và mối quan hệ gắn bó chặt chẽ không tách rời giữa hai hoạt động này.Hoạt động sử dụng vốn và công tác tín dụng đã tạo động lực lớn cho việc huy động vốn. Quan trọng hơn hết thì công tác sử dụng vốn cũng là hoạt động mang lại phần lớn thu nhập cho ngân hàng.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay, đòi hỏi trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp cần phải biết phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của mình một cách có hiệu quả nhất, mỗi doanh nghiệp cần phải tính đến hiệu quả của mỗi đồng vốn bỏ ra, đồng thời cũng phải cân đối tốt mối quan hệ giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn.

Với việc tung ra nhiều sản phẩm tín dụng đa dạng và linh hoạt, thích hợp với từng vùng và nhóm đối tƣợng cụ thể, dƣ nợ cho vay tại Vietcombank Thăng Long đã tăng đáng kể, đồng thời vẫn đảm bảo tốt về chất lƣợng tín dụng.

3.1.2.1. Các loại hình tín dụng

Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm dùng để cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh.

Tín dụng dài hạn:có thời hạn trên 5 năm đƣợc sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến,mở rộng sản xuất đối với các dự án có quy mô lớn.

 Tín dụng ngắn hạn:

Thời hạn dƣới một năm và thƣờng đƣợc sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lƣu động, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân.

3.1.2.2. Quy mô tín dụng

Bảng 3.5: Dƣ nợ tín dụng tại Vietcombank Thăng Long

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 So sánh 2012/ 2011 2013/ 2012 2014/ 2013 2015/ 2014 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền chênh lệch Số tiền chênh lệch Số tiền chênh lệch Số tiền chênh lệch Tổng dƣ nợ tín dụng 2,650 2,915 3,500 3,620 5,732 265 585 120 2,112 Tín dụng ngắn hạn 1,250 1,435 1,880 1,945 3,075 185 445 65 1,130 Tín dụng trung, dài hạn 1,400 1,480 1,620 1,675 2,648 80 140 55 973

Đơn vị: tỷ đồng

Biểu đồ 3.2: Dƣ nợ tín dụng tại Vietcombank Thăng Long

(Nguồn: Phòng Kế toán Vietcombank Thăng Long)

Hoạt động tín dụng của Vietcombank Thăng Long luôn đƣợc điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời, thể hiện vai trò tiên phong trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, đồng thời phù hợp với diễn biến thị trƣờng và tình hình nguồn vốn của Chi nhánh. Nhờ đó, doanh số của Chi nhánh đã tăng liên tục trong nhiều năm. Cụ thể:

- Tổng dƣ nợ tín dụng của năm 2012 so với năm 2011 đã tăng 265 tỷ đồng tƣơng đƣơng tỷ lệ tăng 10%.

- Tổng dƣ nợ tín dụng của năm 2013 so với năm 2012 đã tăng 585 tỷ đồng tƣơng đƣơng tỷ lệ tăng 20.07%.

- Tổng dƣ nợ tín dụng của năm 2014 so với năm 2013 đã tăng 120 tỷ đồng tƣơng đƣơng tỷ lệ tăng 3.43%.

- Tổng dƣ nợ tín dụng của năm 2015 so với năm 2014 tăng vƣợt bậc lên tới2,112 tỷ đồng tƣơng đƣơng tỷ lệ tăng 58.34 %, đây thực sự là con số ấn tƣợng, thể hiện sự thành công vƣợt bậc mà Vietcombank Thăng Long đã đạt đƣợc.

3.1.2.3. Cơ cấu tín dụng

Đơn vị: Phần trăm (%)

Biểu đồ 3.3:Cơ cấu tín dụng tại Vietcombank Thăng Long (xét theo kỳ hạn)

(Nguồn: Phòng Kế toán Vietcombank Thăng Long)

Biểu đồ 3.3 cho thấy trong cơ cấu tín dụng của chi nhánh, tỷ lệ tín dụng ngắn hạn luôn cao hơn tỷ lệ tín dụng trung và dài hạn và tỷ lệ này khá ổn định qua các năm. Do khách hàng của chi nhánh chủ yếu là khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, ít có nhu cầu vay trung – dài hạn, ngoại trừ số ít cá nhân có nhu cầu vay mua nhà hoặc các doanh nghiệp quy mô lớn vay để đầu tƣ cho những dự án kéo dài. Cơ cấu này tạo điều kiện thuận lợi cho Vietcombank Thăng Long trong việc giải ngân các hợp đồng tín dụng, đồng thời giảm thiểu rủi ro thảnh khoản

3.1.2.4. Chất lượng tín dụng

Chi nhánh kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng tín dụng theo thông lệ quốc tế với các biện pháp giảm nợ xấu đƣợc tăng cƣờng sát sao và khoa học. Công tác quản lý chất lƣợng tín dụng và xử lý nợ xấu tiếp tục đƣợc phát huy và chú trọng, Chi nhánh đã nỗ lực vừa kiểm soát không để phát sinh nợ xấu, vừa

giảm nợ xấu hiện hữu.Danh mục tín dụng đƣợc rà soát thƣờng xuyên để phát hiện kịp thời các khách hàng có biểu hiện không trả đƣợc nợ để chuyển xuống nhóm nợ xấu và đồng thời lên ngay kế hoạch, biện pháp xử lý. Nhờ đó, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng dƣ nợ và có xu hƣớng giảm liên tục trong các năm tiếp theo.

Đơn vị: Phần trăm (%)

Biểu đồ 3.4:Tỷ lệ nợ xấu tại Vietcombank Thăng Long

(Nguồn: Phòng Kế toán Vietcombank Thăng Long)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long (Trang 58 - 62)