Phương pháp case study

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long (Trang 53)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.5. Phương pháp case study

Phƣơng pháp case study đƣợc sử dụng trong chƣơng 1, học viên đã đƣa vào thực tế về hoạt động XNK tại một số ngân hàng thƣơng mại trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển hoạt động tín dụng XNK cho các NHTM Việt Nam nói chung và Vietcombank Thăng Long nói riêng.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIETCOMBANK THĂNG LONG 3.1. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Vietcombank Thăng Long

3.1.1. Hoạt động huy động vốn

3.1.1.1. Thực trạng huy động vốn tại Vietcombank Thăng Long

Huy động vốn là một nghiệp vụ hết sức quan trọng, Vietcombank Thăng Long luôn định hƣớng rõ ràng rẳng hoạt động huy động vốn là cốt yếu đem lại nguồn vốn cho hoạt động, nhằm mở rộng kinh doanh và nâng cao vị thế cũng nhƣ là năng lực cạnh tranh của chi nhánh. Chính vì thế, Ban lãnh đạo cùng với đội ngũ chuyên viên quan hệ khách hàng của chi nhánh đã quán triệt thực hiện cung cấp những sản phẩm chủ yếu để huy động vốn dƣới nhiều hình thức nhƣ sau: nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ trong dân cƣ, và các tổ chức kinh tế khác. Ngoài ra, Chi nhánh có các gói tiết kiệm đa dạng nhằm phục vụ cho gần nhƣ tất cả nhu cầu của khách hàng đến với Chi nhánh.

Bảng 3.1: Thực trạng huy động vốn tại Vietcombank Thăng Long

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2011 2012 2013 2014 2015 So sánh

2012/2011 2013/2012 2014/2013 2015/2014 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Chênh lệch

(Tỷ đồng) Chênh lệch (Tỷ đồng) Chênh lệch (Tỷ đồng) Chênh lệch (Tỷ đồng) Tổng vốn huy động 4,516.00 5,863.00 6,950.00 8,458.00 10,830.00 1,347.00 1,087.00 1,508.00 2,372.00

(Nguồn: Phòng Kế toán Vietcombank Thăng Long)

Đơn vị : Tỷ đồng

Biểu đồ 3.1: Tổng số vốn huy động tại Vietcombank Thăng Long

(Nguồn: Phòng Kế toán Vietcombank Thăng Long)

Từ số liệu ở bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 ta nhận thấy số vốn huy động của chi nhánh đều tăng qua các năm. Cụ thể:

- Tổng số vốn huy động năm 2012 tăng 1,347.00 tỷ đồng so với năm 2011, tăng 29.83%.

- Tổng số vốn huy động năm 2013 tăng 1,087.00 tỷ đồng so với năm 2011, tăng 18.54%.

- Tổng vốn huy động năm 2014 tăng 1,508.00 tỷ đồng so với năm 2013, tăng 23.70%.

- Tổng vốn huy động năm 2015 tăng 2,372.00 tỷ đồng so với năm 2014, tăng 23.90%.

Có thể thấy tổng vốn huy động đƣợc của chi nhánh Thăng Long tăng qua từng năm. Mặc dù tỷ lệ tăng trƣởng vốn của năm 2015 chỉ là 23.90 % gần nhƣ không đổi so với tỷ lệ tăng trƣởng của năm 2014, nhƣng về con số thực tế tổng vốn huy động đã tăng lên rất nhiều lên tới 2,373.00 tỷ. Đó là kết quả rất đáng khích lệ của tập thể cán bộ, nhân viên của Vietcombank Thăng Long.

3.1.1.2. Về cơ cấu nguồn vốn xét theo đối tượng huy động

Bảng 3.2: Tổng số vốn huy động tại Vietcombank Thăng Long (Xét theo đối tƣợng huy động)

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 So sánh 2012/ 2011 2013/ 2012 2014/ 2013 2015/ 2014 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền chênh lệch Số tiền chênh lệch Số tiền chênh lệch Số tiền chênh lệch Tổ chức kinh tế 1,234 1,948 2,503 3,149 4,260 714 555 646 1,111 Dân cƣ 3,282 3,915 4,447 5,309 6,570 633 532 862 1,261

(Nguồn: Phòng Kế toán Vietcombank Thăng Long)

Bảng 3.2 cho thấy, số vốn huy động từ đối tƣợng dân cƣ luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với vốn huy động từ các tổ chức kinh tế. Tổng vốn huy động tăng nhờ chủ yếu cũng nhờ vào lƣợng tăng tiền gửi của đối tƣợng dân cƣ.

Vietcombank Thăng Longđã tích cực khai thác đối tƣợng tiềm năng lớn, đó là tiền gửi từ dân cƣ.Tổng vốn huy động tăng nhờ chủ yếu cũng nhờ vào lƣợng tăng tiền gửi của đối tƣợng dân cƣ, dù tỷ lệ tăng thấp hơn tỷ lệ tăng của tiền gửi từ các tổ chức kinh tế nhƣng về giá trị tăng lại luôn lớn hơn.

3.1.1.3. Về cơ cấu nguồn vốn xét theo kỳ hạn

Xét theo thời gian, cơ cấu nguồn vốn huy động của Vietcombank Thăng Long gồm có: tiền gửi ngắn hạn và tiền gửi trung dài hạn. Tiền gửi theo từng loại hình huy động theo thời gian nhìn chung đều tăng mạnh qua các năm gần đây.

Bảng 3.3: Tổng số vốn huy động tại Vietcombank Thăng Long (Xét theokỳ hạn) Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 So sánh 2012/ 2011 2013/ 2012 2014/ 2013 2015/ 2014 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền chênh lệch Số tiền chênh lệch Số tiền chênh lệch Số tiền chênh lệch Ngắn hạn 3,666 4,853 4,915 5,920 7,650 1187 62 65 1,130 Trung dài hạn 850 1,010 2,035 2,538 3,180 160 1025 55 973

(Nguồn: Phòng Kế toán Vietcombank Thăng Long)

Số liệu ở bảng 3.3 cho thấy tiền gửi ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trên 70%.Điều này có thể lý giải bời tiền gửi từ dân cƣ (chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động) lại thƣờng là các khoản tiền gửi ngắn hạn.Tiền gửi ngắn hạn tăng chủ yếu do đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế gửi tiền phục vụ mục đích thanh toán.

3.1.1.4. Về cơ cấu nguồn vốn xét theo loại tiền

Bảng 3.4: Tổng số vốn huy động tại Vietcombank Thăng Long (Xét theo loại tiền)

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 So sánh 2012/ 2011 2013/ 2012 2014/ 2013 2015/ 2014 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền chênh lệch Số tiền chênh lệch Số tiền chênh lệch Số tiền chênh lệch VNĐ 3,550 4,216 4,635 5,498 7,850 666 419 863 2,352 Ngoại tệ quy đổi 46 79 110 139 136 33 31 645 20

Nhìn vào số liệu ở bảng 3.4, có thể dễ dàng nhận thấy: VND luôn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn huy động của Vietcombank Thăng Long và liên tục tăng trong những năm gần đây.

Ngoại tệ huy động tại chi nhánh tuy chiếm tỷ lệ thấp hơn VND nhƣng có xu hƣớng tăng dần, khá ổn định. Có thể thấy lƣợng tiền gửi ngoại tệ tại chi nhánh khá ổn định, lý do là vì khối khách hàng doanh nghiệp XNK hoặc có quan hệ thƣơng mại quốc tế tại chi nhánh vẫn duy trì quan hệ với chi nhánh và do đó giữ cho lƣợng kiều hối gửi về nƣớc cũng lƣợng ngoại tệ huy động tại chi nhánh không biến động mạnh.

3.1.2. Hoạt động sử dụng vốn

Vấn đề nổi bật trong hoạt động của ngânhàng không chỉ có hoạt động huy động vốn mà còn có cả hoạt động sử dụng vốn và mối quan hệ gắn bó chặt chẽ không tách rời giữa hai hoạt động này.Hoạt động sử dụng vốn và công tác tín dụng đã tạo động lực lớn cho việc huy động vốn. Quan trọng hơn hết thì công tác sử dụng vốn cũng là hoạt động mang lại phần lớn thu nhập cho ngân hàng.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay, đòi hỏi trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp cần phải biết phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của mình một cách có hiệu quả nhất, mỗi doanh nghiệp cần phải tính đến hiệu quả của mỗi đồng vốn bỏ ra, đồng thời cũng phải cân đối tốt mối quan hệ giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn.

Với việc tung ra nhiều sản phẩm tín dụng đa dạng và linh hoạt, thích hợp với từng vùng và nhóm đối tƣợng cụ thể, dƣ nợ cho vay tại Vietcombank Thăng Long đã tăng đáng kể, đồng thời vẫn đảm bảo tốt về chất lƣợng tín dụng.

3.1.2.1. Các loại hình tín dụng

Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm dùng để cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh.

Tín dụng dài hạn:có thời hạn trên 5 năm đƣợc sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến,mở rộng sản xuất đối với các dự án có quy mô lớn.

 Tín dụng ngắn hạn:

Thời hạn dƣới một năm và thƣờng đƣợc sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lƣu động, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân.

3.1.2.2. Quy mô tín dụng

Bảng 3.5: Dƣ nợ tín dụng tại Vietcombank Thăng Long

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 So sánh 2012/ 2011 2013/ 2012 2014/ 2013 2015/ 2014 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền chênh lệch Số tiền chênh lệch Số tiền chênh lệch Số tiền chênh lệch Tổng dƣ nợ tín dụng 2,650 2,915 3,500 3,620 5,732 265 585 120 2,112 Tín dụng ngắn hạn 1,250 1,435 1,880 1,945 3,075 185 445 65 1,130 Tín dụng trung, dài hạn 1,400 1,480 1,620 1,675 2,648 80 140 55 973

Đơn vị: tỷ đồng

Biểu đồ 3.2: Dƣ nợ tín dụng tại Vietcombank Thăng Long

(Nguồn: Phòng Kế toán Vietcombank Thăng Long)

Hoạt động tín dụng của Vietcombank Thăng Long luôn đƣợc điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời, thể hiện vai trò tiên phong trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, đồng thời phù hợp với diễn biến thị trƣờng và tình hình nguồn vốn của Chi nhánh. Nhờ đó, doanh số của Chi nhánh đã tăng liên tục trong nhiều năm. Cụ thể:

- Tổng dƣ nợ tín dụng của năm 2012 so với năm 2011 đã tăng 265 tỷ đồng tƣơng đƣơng tỷ lệ tăng 10%.

- Tổng dƣ nợ tín dụng của năm 2013 so với năm 2012 đã tăng 585 tỷ đồng tƣơng đƣơng tỷ lệ tăng 20.07%.

- Tổng dƣ nợ tín dụng của năm 2014 so với năm 2013 đã tăng 120 tỷ đồng tƣơng đƣơng tỷ lệ tăng 3.43%.

- Tổng dƣ nợ tín dụng của năm 2015 so với năm 2014 tăng vƣợt bậc lên tới2,112 tỷ đồng tƣơng đƣơng tỷ lệ tăng 58.34 %, đây thực sự là con số ấn tƣợng, thể hiện sự thành công vƣợt bậc mà Vietcombank Thăng Long đã đạt đƣợc.

3.1.2.3. Cơ cấu tín dụng

Đơn vị: Phần trăm (%)

Biểu đồ 3.3:Cơ cấu tín dụng tại Vietcombank Thăng Long (xét theo kỳ hạn)

(Nguồn: Phòng Kế toán Vietcombank Thăng Long)

Biểu đồ 3.3 cho thấy trong cơ cấu tín dụng của chi nhánh, tỷ lệ tín dụng ngắn hạn luôn cao hơn tỷ lệ tín dụng trung và dài hạn và tỷ lệ này khá ổn định qua các năm. Do khách hàng của chi nhánh chủ yếu là khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, ít có nhu cầu vay trung – dài hạn, ngoại trừ số ít cá nhân có nhu cầu vay mua nhà hoặc các doanh nghiệp quy mô lớn vay để đầu tƣ cho những dự án kéo dài. Cơ cấu này tạo điều kiện thuận lợi cho Vietcombank Thăng Long trong việc giải ngân các hợp đồng tín dụng, đồng thời giảm thiểu rủi ro thảnh khoản

3.1.2.4. Chất lượng tín dụng

Chi nhánh kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng tín dụng theo thông lệ quốc tế với các biện pháp giảm nợ xấu đƣợc tăng cƣờng sát sao và khoa học. Công tác quản lý chất lƣợng tín dụng và xử lý nợ xấu tiếp tục đƣợc phát huy và chú trọng, Chi nhánh đã nỗ lực vừa kiểm soát không để phát sinh nợ xấu, vừa

giảm nợ xấu hiện hữu.Danh mục tín dụng đƣợc rà soát thƣờng xuyên để phát hiện kịp thời các khách hàng có biểu hiện không trả đƣợc nợ để chuyển xuống nhóm nợ xấu và đồng thời lên ngay kế hoạch, biện pháp xử lý. Nhờ đó, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng dƣ nợ và có xu hƣớng giảm liên tục trong các năm tiếp theo.

Đơn vị: Phần trăm (%)

Biểu đồ 3.4:Tỷ lệ nợ xấu tại Vietcombank Thăng Long

(Nguồn: Phòng Kế toán Vietcombank Thăng Long)

3.1.3. Hoạt động thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ

3.1.3.1. Hoạt động thanh toán quốc tế

Các hoạt động truyền thống của thanh toán quốc tế nhƣ mở L/C, chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu, chuyển tiền ra nƣớc ngoài … đều tăng trƣởng qua các năm, là dấu hiệu khả quan cho sự phát triển TTQT tại Vietcombank Thăng Long.

3.1.3.2. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Nhờ chính sách khéo léo tận dụng nhu cầu mua bán ngoại tệ giữa các khách hàng đồng thời vận dụng một cách linh hoạt các sản phẩm phái sinh, Vietcombank Thăng Long đã đạt đƣợc doanh số cao trong hoạt động mua bán ngoại tệ, đóng góp phần lớn vào doanh thu và lợi nhuận kinh doanh của chi nhánh.

3.1.3.3. Hoạt động dịch vụ khác

Các hoạt động có thu phí dịch vụ nhƣ chuyển tiền, nộp tiền, ngân quỹ, kinh doanh thẻ tiếp tục phát triển, góp phần quan trọng vào kết quả kinh doanh chung của chi nhánh.

3.2. Thực trạng phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Vietcombank Thăng Long Vietcombank Thăng Long

3.2.1.Phát triển theo chiều rộng

3.2.1.1. Quy mô tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu

Bảng 3.6:Dƣ nợ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Vietcombank Thăng Long

Đơn vị: tỷ đổng

Chỉ tiêu

2011 2012 2013 2014 2015 So sánh

2012/2011 2013/2012 2014/2013 2015/2014 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền

Số tiền chênh lệch Số tiền chênh lệch Số tiền chênh lệch Số tiền chênh lệch Tổng vốn huy động 76.54 102.05 153.08 602.95 1,225.52 26.51 51.03 449.87 622.58

(Nguồn: Phòng Kế toán Vietcombank Thăng Long) Đơn vị: Tỷ đồng

Biểu đồ 3.5:Dƣ nợ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Vietcombank Thăng Long

Dƣ nợ tín dụng XNK quy đổi tại Vietcombank Thăng Long tăng trƣởng tốt qua các năm. Năm 2014, 2015 là 2 năm thành công rực rỡ trong hoạt động tín dụng của Vietcombank Thăng Long, mọi chỉ tiêu của chi nhánh đều tăng, và doanh số tín dụng tài trợ XNK cũng không phải là ngoại lệ.

Năm 2011 dƣ nợ tín dụng XNK đạt 76.54 tỷ đồng, nam 2012 là đỉnh cao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhƣng dƣ nợ tín dụng XNK của chi nhánh vẫn duy trì tốc độ tăng và đạt tới 102.05 tỷ đồng.

Năm 2013 là thời điểm vừa bƣớc ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, dƣ nợ tín dụng XNK đạt 153.08 tỷ đồng, đến năm 2014 tổng dƣ nợ tín dụng đã lên tới 602.95 tỷ đồng, tức là tăng gấp 4 lần.

Năm 2015, tổng dƣ nợ tín dụng đạt tới 1,225.52 tỷ đồng, so với năm 2014 đã tăng 622.58 tỷ đồng tƣơng đƣơng tỷ lệ tăng 103.26%. Có thể thấy rằng, tỷ lệ tăng tuy đã giảm khá lớn, từ 293.88% xuống chỉ còn 103.26%, song quy mô thì vẫn không ngừng tăng lên.

Có đƣợc kết quả nhƣ trên là nhờ chính sách huy động vốn tích cực của Chi nhánh nhằm thu hút một lƣợng ngoại tệ đáng kể để phục vụ cho hoạt động cho vay của nền kinh tế. Các đơn vị hoạt động XK có số dƣ ngoại tệ không nhỏ trong tổng số dƣ ngoại tệ tại Vietcombank Thăng Long, đây chính là nguồn tài trợ ngoại tệ chủ yếu cho các doanh nghiệp NK.

Đối với tín dụng tài trợ xuất khẩu

Bảng 3.7: Dƣ nợ tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Vietcombank Thăng Long

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Dƣ nợ tín dụng tài

trợ xuất khẩu 23.76 31.68 47.52 403.73 407.32

Cho vay 20.5 21.32 44.25 258.83 190.42

Chiết khấu 3.26 10.36 3.27 144.9 216.9

Đơn vị: Tỷ đồng

Biểu đồ 3.6:Dƣ nợ tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Vietcombank Thăng Long

(Nguồn: Phòng Kế toán Vietcombank Thăng Long)

Qua số liệu bảng 3.7 có thể thấy dƣ nợ tín dụng tài trợ XK tăng đều qua các năm, chủ yếu tăng do hình thức cho vay hỗ trợ XK.

Năm 2011 và 2012, dƣ nợ tín dụng XK của chi nhánh lần lƣợt đạt 23.76 và 31.68 tỷ đồng. Năm 2013 là thời kỳ hậu khủng hoảng, nền kinh tế đang từng bƣớc gƣợng dậy, hoạt động sản xuất kinh doanh chƣa có nhiều khởi sắc nên dƣ nợ tín dụng hỗ trợ XK của chi nhánh chƣa cao, chỉ đạt 47.52 tỷ đồng.

Năm 2014, kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi nhƣng chƣa bền vững và đồng đều, lạm phát có xu hƣớng giảm, hầu hết các ngân hàng trung ƣơng duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ tăng trƣởng kinh tế. Ở trong nƣớc, kinh tế vĩ mô diễn biến theo hƣớng tích cực, mặt bằng lãi suất giảm 1,5-2%/năm so với cuối năm 2013, trong đó lãi suất cho vay giảm 2%/năm, tiếp tục hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Trong năm 2014, chi nhánh có thêm nhiều khách hàng lớn mới trong lĩnh vực sản xuất XK nhƣ Công ty Cổ phần thực phẩm Hiệp Long - Hà Nội, Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long (Trang 53)