Để ngành xây dựng của nước ta ngày càng phát triển, ứng dụng những công nghệ thi công tiên tiến và làm chủ được những công trình thi công phức tạp đòi hỏi các Công ty tự nghiên cứu phát triển, ngoài ra cần sự hỗ trợ mang tính chiến lược thực sự. Đây cũng là yêu cầu chung đối với Tổng Công ty Sông Đà nói chung và Công ty Cổ phần Sông Đà 9 nói riêng. Để hoàn thành mục tiêu trên, qua nghiên cứu SD9, tác giả đưa ra một số kiến nghị:
Một là: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đấu thầu để đảm bảo hành lang pháp lý và môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận tiện cho các doanh nghiệp nói chung, và ngành xây dựng nói riêng.
Hai là: Hoàn thiện cơ chế tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các Tổng Công ty lớn hình thành các Công ty tài chính độc lập nhằm thực hiện chức năng điều hoà vốn trong nội bộ Tổng Công ty, thành lập Công ty cổ phần bảo hiểm xây dựng. Cần có cơ chế tài chính đặc thù với một số doanh nghiệp và hoạt động đặc thù của ngành xây dựng như sản phẩm có tính đơn chiếc liên quan mật thiết đến an ninh năng lượng quốc gia, thi công kéo dài và vốn lớn hoặc doanh nghiệp thường đầu tư lớn vào tài sản cố định nên cần sự ưu đãi về vốn vay, cần thực hiện khấu hao nhanh để thu hồi vốn. Hoàn thiện và cải cách cơ chế về đầu tư XDCB để doanh nghiệp trong nước có đủ khả năng tham gia đấu thầu và thắng thầu các dự án lớn trong và ngoài nước, xúc tiến dự án thành lập hiệp hội các nhà thầu trong ngành xây dựng để hỗ trợ, bảo hộ đấu thầu các đơn vị trong ngành.
Ba là: Hoàn thiện cơ chế quản lý nội bộ trong Tổng Công ty theo mô hình “Công ty mẹ - con”, thiết lập chặt chẽ hơn nữa mối liên hệ giữa Tổng
Công ty với các Công ty thành viên, mối liên hệ giữa các Công ty thành viên với nhau thông qua điều hành của Tổng Công ty về tài chính trên cơ sở liên kết về vốn. Tổng Công ty điều hành các Công ty thành viên của mình trong Hội đồng quản trị của Công ty thành viên. Tổng Công ty và Công ty thành viên cùng hưởng lợi hay chịu thua lỗ, xoá bỏ cơ chế nộp kinh phí đài thọ cấp trên như hiện nay. Củng cố lại Hội đồng quản trị, ban kiểm soát tại Tổng Công ty, đảm bảo Hội đồng quản trị thực sự là người đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp.
Bốn là: Chính phủ cần có ưu đãi đối với những doanh nghiệp xây dựng có ngành nghề hẹp đặc thù, đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ thi công hiện đại để nâng cao sức cạnh tranh mở rộng thị trường hoạt động ra ngoài lãnh thổ Việt Nam.
KẾT LUẬN
Ngành xây dựng của Việt Nam đã có những thời kỳ khó khăn sau khi chuyển đổi kinh tế nhưng các doanh nghiệp trong ngành trong đó có SD9 đã dần trưởng thành và khẳng định được khả năng của mình. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp xây dựng đang trong tình trạng thiếu vốn sản xuất vì vậy doanh nghiệp luôn tìm cách sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất. Qua đề tài nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9” tác giả đã giải quyết được một số nội dung quan trọng sau:
- Nêu rõ cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp và mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành.
- Đưa ra thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại SD9, chỉ ra nguyên nhân vấn đề chưa hiệu quả.
- Gợi mở một số phương hướng cho Công ty có thể áp dụng thực tế để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại SD9
- Đưa ra một số kiến nghị chung có ảnh hưởng tích cực đến toàn ngành xây dựng đặc thù.
Trong quá trình thực hiện đề tài, dù đã cố gắng hết sức nhưng với khả năng nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên những vấn đề mà luận văn đưa ra sẽ còn tiếp tục nghiên cứu, phát triển và trao đổi thêm. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo và giúp đỡ của thầy TS Trần Đức Vui, các đồng nghiệp quan tâm đến đề tài này cũng như rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô, của các anh/chị để đề tài của tác giả được hoàn thiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Báo cáo tài chính của Công ty SD9 từ 2007 đến 2010
2. Báo cáo thường niên SD9
3. David Begg (2008) “Kinh tế học” Nxb Thống kê
4. Nguyễn Văn Công (2005) “ Chuyên Khảo Về Báo Cáo Tài Chính Và Lập Đọc, Kiểm Tra, Phân Tích Báo Cáo Tài Chính” Nxb Tài Chính, Hà Nội
5. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2005), ‘Phân tích tài chính doanh nghiệp’, Nxb Tài Chính, Hà Nội.
6. Phạm Thị Gái (2004), “Phân tích hoạt động kinh doanh”, Nxb Thống kê.
7. Ngô Đình Giao (1997), “Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp”, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
8. Đinh Thế Hiển (2007) “Quản Trị Tài Chính Công Ty – Lý thuyết & Ứng Dụng” Nxb Thống Kê.
9. Đặng Thị Hoà (2006), “Giáo trình Kế toán quản trị”, Nxb Thống Kê.
10. Đàm Văn Huệ (2006), “Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
11. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống Kê.
12. Đoàn Nghiệp, Nguyễn Thị Nguyệt (2004),”Hoạch định kinh doanh”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Nguyễn Đăng Phúc (2004),”Phân tích tài chính trong các Công ty Cổ phần ở Việt Nam”, Nxb Tài chính, Hà Nội.
14. Vũ Phương Thảo (2005),”Giáo trình nguyên lý Marketing”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Trương Đoàn Thể (2004), “Giáo trình quản trị sản xuất và tác nghiệp”,Nxb Lao động, Hà Nội.
16. Trần Ngọc Thơ (2005) “ Tài Chính và Doanh Nghiệp Hiện Đại”
Nxb Thống Kê.
17. Nguyễn Thị Ngọc Trang & Nguyễn Thị Liên Hoa (2007),“ Phân Tích Tài Chính” Nxb Lao Động – Xã Hội.
18. Trần Đức Vui, Nguyễn Thế Hùng (2005), “Quản trị Tài chính Doanh nghiệp”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
PDF Merger
Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF Merger! To remove this page, please
register your program!
Go to Purchase Now>>
Merge multiple PDF files into one
Select page range of PDF to merge
Select specific page(s) to merge