2.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY TỪ NĂM
2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty SD9
Không ai nghi ngờ gì về vai trò to lớn của nguồn vốn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là nguồn vốn vay. Song cần thấy những tác động tiêu cực của nó cũng không nhỏ nếu Công ty không biết quản
lý và sử dụng nó một cách có hiệu quả. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty ta dựa vào một số chỉ tiêu cơ bản sau:
- Hiệu quả sử dụng tài sản cố định. - Hệ số đảm nhiệm vốn cố định. - Hệ số sinh lời của tài sản cố định.
SD9 là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, vì vậy tỷ trọng TSCĐ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Công ty. Công tác sử dụng vốn là TSCĐ được xem như là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản trị tài chính. Để thấy rõ hiệu quả sử dụng vốn cố định, trước hết ta xem xét kết cấu và sự gia tăng tài sản cố định hữu hình thông qua số liệu trong bảng 2.8 dưới đây
Bảng 2.7: Cơ cấu tài sản cố định hữu hình của SD9
Đơn vị tính : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 NG T.trọng NG T.trọng NG Tỉ trọng NG T.trọng
I.TSCĐ dùng trong SXKD 781,82 100,00 260,3 100,00 534,37 100,00 663,07 100,00
1.Nhà cửa, vật kiến trúc 152,24 19,47 115,8 44,49 385,3 72,10 419,56 63,28
2.Máy móc thiết bị văn phòng 3,31 0,42 0,96 0,37 0,85 0,16 1,27 0,19
3. Máy móc và thiết bị 291,87 37,33 71,13 27,33 93,95 17,58 139,07 20,97
4.Phương tiện vận tải 334,4 42,77 72,41 27,82 54,27 10,16 103,17 15,56
Nguồn:Báo cáo tài chính đã được kiểm toán từ 2007 đến 2010
Qua số liệu trong bảng 2.8 ta thấy rằng hiện nay tài sản cố định của SD9 tất cả đều được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Với đặc thù của ngành xây dựng trong đó chủ yếu là xây dựng thủy điện, SD9 phải trang bị những hệ thống máy móc thi công hiện đại của nước ngoài. Chính vì vậy, xét TSCĐ theo giá trị còn lại qua các năm ta thấy có biến động rất mạnh. Cụ thể, máy móc thiết bị năm 2007 chiếm 37,33% tổng TSCĐ và phương tiện vận tải chiếm 42,77% TSCĐ
nhưng sang năm 2008 tỷ trọng này giảm xuống còn 27,33% và 27,82% đồng thời giảm mạnh cả về giá trị tuyệt đối. Hiện tượng này xảy ra do Công ty thanh lý một số lượng lớn máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải trong năm 2008 dẫn đến giá trị còn lại của TSCĐ giảm mạnh. Việc giảm này là mở ra chu kỳ trang bị máy móc, phương tiện mới trong năm 2009 và 2010. Đây là hướng đi đúng, đổi mới công nghệ thị công, ứng dụng máy móc hiện đại nâng cao năng suất lao động và chất lượng công trình. Bên cạnh đó năm 2009-2010 Công ty cũng đầu tư lớn vào xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nên tỷ trọng tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc tăng mạnh. Các tài sản cố định là trang thiết bị văn phòng chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng TSCĐ do đặc thù ngành nghề.
Để nghiên cứu rõ hơn về tình hình vốn cố định ta xem xét tình hình khấu hao tài sản cố định của SD9 thông qua bảng sau:
Bảng 2.8: Tình hình khấu hao tài sản cố định của SD9
Đơn vị tính : Tỷ đồng
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1. Giá trị khấu hao thu hồi Tỷ 86,23 76,85 70,75 67,18
2. Doanh thu thuần Tỷ 463,67 622,63 597,40 600,79
3. Suất khấu hao (1/2) % 18,60 12,34 11,84 11,18
Nguồn:Báo cáo tài chính đã được kiểm toán từ năm 2007 đến năm 2010
Suất khấu hao tài sản cố định trong vòng 4 năm có sự biến động đồng nhất theo xu hướng giảm dần. Năm 2007 trong 100 đồng doanh thu thuần đã thu được 18,6 đồng giá trị khấu hao tài sản cố định. Sang năm 2008 chỉ tiêu này là 12,34% nghĩa là trong 100 đồng doanh thu thuần đã thu được 12,34 đồng giá trị khấu hao tài sản cố định nhưng sang năm 2009 thì trong 100 đồng doanh thu thuần đã thu được 11,84 đồng giá trị khấu hao tài sản cố định và đến năm 2010 trong 100 đồng doanh thu ta có 11,18 đồng khấu hao TSCĐ . Giải thích cho điều này là do năm 2007-2008 Công ty đã thanh lý bớt các máy móc thiết bị đồng thời trang bị thiết bị, phương tiện mới, sang năm 2009-2010
Công ty đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đóng góp lớn vào TSCĐ của Công ty, với thời gian khấu hao dài hơn nên tỷ trọng tính trong doanh thu sẽ giảm đi.
Công ty SD9 sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng đối với TSCĐ và được phân tổ theo nhóm và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất của Công ty. Thời gian khấu hao được quy định cho từng loại tài sản cố định.
Công thức tính:
Mức khấu hao = Nguyên giá TSCĐ
Thời gian khấu hao
Phương pháp khấu hao này có ưu điểm là dễ tính toán, thu hồi toàn bộ vốn, nhưng bất lợi là khấu hao chưa nhanh nên có thể bị ảnh hưởng nhiều của hao mòn vô hình.
Với việc khấu hao nhanh, thì Công ty đã có kế hoạch tái đầu tư vào TSCĐ để đổi mới công nghệ như thế nào để đổi mới công nghệ thi công, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Bảng 2.9: Tình trạng đổi mới kỹ thuật của TSCĐ của SD9
Đơn vị tính : Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010
1. Nguyên giá TSCĐ 781,82 784,46 1.126,12 663,07 2. Khấu hao lũy kế 461,98 524,08 591,75 470,05
3. Hệ số hao mòn(2/1) 0,67 0,67 0,53 0,71
4. TSCĐ mới đưa vào hoạt động 11,00 20,10 344,87 114,00 5. Hệ số đổi mới TCSĐ (4/1) 0,01 0,03 0,31 0,17
Nguồn:Báo cáo tài chính đã được kiểm toán từ năm 2007 đến năm 2010
Nhìn vào bảng trên, ta thấy ngay Hệ số hao mòn tài sản cố định qua từng năm có chiều hướng tăng lên nhưng mức độ tăng ngày càng giảm đi. Nhìn chung, hệ số hao mòn càng lớn thì tài sản cố định càng cũ, lạc hậu. Ta thấy
giá trị hao mòn lũy kế của Công ty tăng đều từ 2007 đến 2009 nhưng sang năm 2010 giá trị hao mòn lũy kế đã giảm xuống. Qua đó, ta có thể thấy tài sản cố định của Công ty đang ngày càng cũ, lạc hậu mặc dù qua từng năm Công ty đã có thay đổi mới tài sản cố định, tuy nhiên từ 2009 đến 2010 cho thấy Công ty đã quan tâm đầu tư lớn vào tài sản cố định. Có thể thấy rõ điều này hơn khi nhìn vào giá trị TSCĐ mới đưa vào hoạt động: trong năm 2007 chỉ là 11 tỷ đồng mà sang năm 2008 tăng lên 20 tỷ đồng nhưng 2009 tăng lên 344,87 tỷ đồng và năm 2010 là 114 tỷ đồng.
Hệ số đổi mới tài sản cố định cũng đang trên đà tăng theo xu hướng tăng từ mức rất thấp như 2007 là 0,01 tăng lên 0,03 năm 2008 tăng đột biến lên đến 0,31 năm 2009 và 0,17 năm 2010. Việc đầu tư vào TSCĐ của SD9 thực chất năm 2009 vào máy móc thiết bị tăng chỉ 62 tỷ còn lại là tăng vào cơ sở hạ tầng. TSCĐ là máy móc, phương tiện đã được đầu tư tăng vào các năm 2009 và 2010 thể hiện quan điểm đổi mới mạnh mẽ năng lực sản xuất do nhận thấy công nghệ, thiết bị thi công của mình đã lạc hậu.
Với mục đích này đánh giá hiệu quả chung về TSCĐ, chúng ta cùng tổng hợp và xem xét bảng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của SD9.
Bảng 2.10: Hiệu quả sử dụng vốn cố định từ năm 2007 đến năm 2010.
Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009 2010
1. Doanh thu thuần Tỷ đồng 463,67 622,63 597,40 600,79 2. TSCĐ bình quân Tỷ đồng 781,82 784,46 1.126,12 663,07 3. Hệ số sử dụng TSCĐ (1/2) 0,59 0,79 0,53 0,91 4. Hệ số đảm nhiện TSCĐ(2/1) 1,69 1,26 1,89 1,10 5. Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 66,80 57,08 111,91 96,42 6. Hệ số sinh lời TSCĐ (5/2) % 0,09 0,07 0,10 0,15
Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Công ty từ năm 2007-20010
Hệ số sử dụng tài sản cố định ở đây phản ánh một đồng nguyên giá tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Như vậy, hệ số sử
dụng tài sản cố định tăng theo thời gian qua các năm gần đây. Năm 2007 thì 1 đồng vốn cố định tạo ra 0,59 đồng doanh thu, tăng lên 0,79 đồng năm 2008 và đạt mức 0,91 đồng trong năm 2010 là một kết quả khả quan, tuy hệ số có giảm năm 2009 là do hạch toán thêm khoản TSCĐ là cơ sở hạ tầng hơn 282 tỷ vào TSCĐ, nếu thực chất thì hệ số này không hề giảm.
Bên cạnh đó, ta thấy hệ số đảm nhiệm tài sản cố định của Công ty như thế là rất cao như 2007 cần 1,69 đồng vốn cố định mới tạo được 1 đồng doanh thu, giảm xuống 1,10 đồng vốn cố định tạo được 1 đồng doanh thu. Đây cũng là đặc thù ngành xây dựng khi TSCĐ luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản kinh doanh của Công ty, nhưng nhìn tổng thể ta thấy Hệ số đảm nhiệm TSCĐ đã giảm có nghĩa hiệu quả sử dụng TSCĐ của SD9 đang được cải thiện nhanh chóng.
Xét về hiệu quả sử dụng vốn cố định của SD9, ta xem xét đến chỉ tiêu tiếp theo là hệ số sinh lời của tài sản cố định. Ta thấy tỷ suất sinh lời của tài sản cố định của Công ty tăng dần đều qua các năm. Năm 2007, cứ một đồng vốn cố định của Công ty tạo ra 0,09 đồng lợi nhuận, đến năm 2010, chỉ tiêu này là 0,15 đồng lợi nhuận, tăng 0,06 đồng lợi nhuận so với năm 2007.
Như vậy ta thấy SD9 đã sử dụng hiệu quả TSCĐ của mình để tăng tỷ lệ doanh thu trên 1 đồng TSCĐ và tăng hệ số sinh lời trên 1 đồng TSCĐ. Các chỉ tiêu này đều phản ánh xu hướng tích cực của Công ty trong sử dụng TSCĐ.