Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại SD9 phản ánh qua kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9 (Trang 60 - 66)

2.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY TỪ NĂM

2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại SD9 phản ánh qua kết quả

động sản xuất kinh doanh

Như phần trên ta đã thấy việc tăng trưởng về nguồn vốn của SD9 trong những năm qua. Việc tăng trưởng về nguồn vốn có thực sự mang lại sự tăng trưởng hiệu quả của hoạt động trong doanh nghiệp tương xứng không? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần xem xét qua kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty để có thể phân tích kỹ và đưa ra nhận xét xác đáng hơn cho hiệu quả sử dụng vốn của SD9.

Trong giai đoạn từ 2007 đến 2010 là giai đoạn xảy ra nhiều sự kiện kinh tế trong nước và tác động của kinh tế thế giới có những ảnh hưởng tiêu cực đến việc sản xuất kinh doanh của Công ty. Giai đoạn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động không ít tới hoạt động của Công ty, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận và xu thế phát triển của Công ty. Là một Công ty trong ngành xây dựng cơ bản, vốn phụ thuộc nhiều vào ngân hàng, vì vậy giai đoạn này việc tiếp cận nguồn vốn vay có những lúc rất khó khăn với chi phí vốn

(lãi suất vay) quá cao làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, có những giai đoạn cùng sự hỗ trợ của Nhà nước, SD9 đã có những kết quả kinh doanh ấn tượng. Về cơ bản SD9 đã hoàn thành được những công trình mang lại nhiều lợi ích lâu dài cho đất nước đồng thời cũng mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn cho Công ty, cho các cổ động.

Bảng 2.5: Báo cáo kết quả kinh doanh của SD9 từ 2007 đến 2010

Đơn vị tính: Tỷ đồng

CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 2010

1. Doanh thu 463,67 622,63 597,40 600,79

2. Các khoản giảm trừ -7,58 -0,05 -0,32 0,00 3. Doanh thu thuần 456,09 622,58 597,08 600,79 4. Giá vốn hàng bán -368,13 -469,22 -443,68 -378,79 5. Lợi nhuận gộp 87,96 153,36 153,39 222,00 6. Doanh thu hoạt động tài chính 56,64 21,31 65,39 13,49 7. Chi phí tài chính -58,58 -73,48 -41,56 -82,09

- Trong đó: Chi phí lãi vay -58,41 -55,61 -48,94 -81,60

8. Chi phí bán hàng 0,00 0,00 0,00 0,00

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp -26,90 -39,35 -43,05 -55,25 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 59,12 61,84 134,18 98,16

11. Thu nhập khác 1,82 3,31 1,97 3,08

12. Chi phí khác -0,21 -0,89 -0,53 -0,28

13. Lợi nhuận khác 1,60 2,42 1,44 2,80

13b. Lợi nhuận từ Công ty liên doanh 6,95 0,00 0,00 5,13 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 67,67 64,26 135,61 106,08 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 0,74 6,99 23,52 13,13 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0,13 0,19 0,19 -3,47

17. Chi phí thuế TNDN 0,87 7,18 23,71 9,67

18. Lợi nhuận kế toán sau thuế TNDN 66,80 57,08 111,91 96,42 19. Lợi ích của cổ đông thiểu số 5,49 5,15 5,07 5,38 20. Lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ 61,31 51,93 106,84 91,04 21. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (ĐỒNG) 7.143 3.445 7.123 4.893

Căn cứ số liệu trong bảng 2.6 ta thấy: Năm 2008 doanh thu của Công ty tăng mạnh so với năm 2007 từ mức 463,67 tỷ lên 622,63 tỷ đồng tăng 158,96 tỷ tương đương với 134%, tuy nhiên mức lợi nhuận sau thuế lại giảm từ 61,31 tỷ năm 2007 xuống 51,93 tỷ năm 2008, lãi cơ bản trên cổ phiếu giảm mạnh từ 7143đồng/CP năm 2007 xuống 3445đồng/CP năm 2008. Việc tăng doanh thu nhưng sụt giảm về lợi nhuận của SD9 có thể lý giải bằng chu kỳ hoạt động kinh doanh, chu kỳ của nền kinh tế. Năm 2007 có thể nói là đỉnh điểm phát triển của nền kinh tế với mức tăng trưởng vốn đầu tư nước ngoài, vốn tín dụng, vốn đầu tư gián tiếp vào thị trường chứng khoán. Đây cũng là năm kết thúc cho một chu kỳ tăng trưởng kinh tế, vì vậy trong năm 2007 và các năm trước đó, việc đầu tư cơ sở hạ tầng mạnh mẽ đã tích lũy làm cho doanh thu quyết toán năm 2008 tăng mạnh. Năm 2008 là năm mà lạm phát nền kinh tế tăng cao, giá cả đầu vào nguyên vật liệu cho ngành xây dựng tăng mạnh làm chi phí giá vốn hàng bán tăng nhanh, cùng với đó chi phí tài chính trong năm 2008 tăng nhanh do lãi suất vay vốn trong năm tăng cao trong khi doanh thu tài chính giảm mạnh. Ngoài ra, việc tăng chi phí quản lý doanh nghiệp cũng góp phần sói mòn lợi nhuận của Công ty. Việc mức lãi cơ bản trên cổ phiếu của Công ty giảm mạnh, ngoài mức lợi nhuận của Công ty giảm còn có nguyên nhân chính, chủ yếu đó là do trong năm 2007 Công ty đã tiến hành một lần trả cổ tức bằng cổ phiếu và 2 lần phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu nhằm tăng vốn điều lệ. Chính vì vậy, dù lợi nhuận chỉ giảm 9,38 tỷ tương ứng 15% nhưng lãi cơ bản trên cổ phiếu giảm 107% từ 7143 đồng xuống 3445 đồng.

Sang năm 2009, doanh thu của SD9 giảm nhẹ so với năm 2008 và năm 2010 tăng nhẹ so với 2009 có thể nói SD9 đạt đến điểm cân bằng ổn định trong doanh thu sản xuất kinh doanh của mình quanh mức 600 tỷ đồng. Tuy nhiên về lợi nhuận, có sự biến động dựa trên chính sách vĩ mô của Việt Nam. Dù 2009 có doanh thu giảm 25 tỷ nhưng lợi nhuận gộp vẫn bằng 2008 (153 tỷ) do giá vốn hàng bán giảm tương ứng. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế Công

ty tăng cao trở lại gấp hơn 2 lần năm 2008 (106,84 tỷ so với 51,93 tỷ) là do Công ty đã giảm mạnh được chi phí tài chính đồng thời tăng doanh thu tài chính. Đây chính là việc hưởng lợi từ gói kích thích kinh tế với lãi suất ưu đãi 4% năm phản ánh vào kết quả kinh doanh. Lãi cơ bản trên cổ phiếu tăng gấp 2 lần lên mức 7123 đồng/cổ phiếu. Đến năm 2010 lãi gộp của Công ty tăng mạnh lên 222 tỷ từ mức 153 tỷ năm 2009 do giá vốn hàng bán Công ty giảm mạnh từ 443 tỷ năm 2009 xuống 378 tỷ năm 2010. Đạt được điều này chính là việc SD9 đã chủ động nguồn vốn, nhận định tốt xu thế diễn biến giả cả nguyên vật liệu nên đã mua được nguyên vật liệu giá rẻ từ cuối 2009 đầu 2010 góp phần tăng hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên, năm 2010 lãi suất trong nền kinh tế bắt đầu tăng cao trở lại làm cho chi phí tài chính Công ty tăng nhanh gấp 2 lần năm 2009 đã làm giảm lợi nhuận còn lại của Công ty. Kết thúc năm tài chính 2010 SD9 giảm mức lãi xuống 91 tỷ, lãi cơ bản trên cổ phiếu giảm xuống còn 4.893 đồng/CP.

Qua phân tích kết quả kinh doanh của SD9 trong những năm qua, ta thấy SD9 đã tận dụng tốt những hỗ trợ của nhà nước, diễn biến giá cả thị trường để tối đa hóa hiệu quả sử dụng nguồn vốn tự có và vốn vay hoạt động, đầu tư. Đồng thời mức chi phí quản lý doanh nghiệp ổn định, tăng theo diễn biến CPI tại mức hợp lý.

Việc phân tích kết quả kinh doanh trên đây mới chỉ đề cập đến chỉ tiêu lợi nhuận trên góc độ số tuyệt đối và nghiên cứu nó theo xu hướng phát triển mà chưa đề cập đến mối quan hệ giữa lợi nhuận với toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh mà Công ty đã bỏ ra để kinh doanh. Hơn nữa, chỉ tiêu lợi nhuận chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, thời gian khác nhau, quy mô kinh doanh khác nhau thì lợi nhuận khác nhau, quy mô kinh doanh khác nhau thì lợi nhuận khác nhau. Vì vậy để đánh giá, so sánh hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty SD9 ta đi phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn (chỉ tiêu tương đối) trong bảng 2.7: Một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty SD9.

Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn SXKD của SD9

Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2010 Chênh lệch 08-07 09-08 10-09

1. Tổng tài sản Tỷ đồng 1.018,23 1.077,63 1.252,15 1.737,67 59 175 486

2. Vốn CSH Tỷ đồng 241,22 264,66 337,22 494,40 23 73 157

3. Doanh thu thuần Tỷ đồng 463,67 622,63 597,40 600,79 159 (25) 3

4. Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 66,80 57,08 111,91 96,42 (10) 55 (15)

5. Vòng quay VSX (3/1) Vòng 0,46 0,58 0,48 0,35 0,12 -0,10 -0,13

6. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (4/3)

%

14,41 9,17 18,73 16,05 -5,24 9,57 -2,68

7. ROA (4/1) % 6,56 5,30 8,94 5,55 -1,26 3,64 -3,39

8. ROE (4/2) % 27,69 21,57 33,19 19,50 -6,13 11,62 -13,68

Nguồn: Báo cáo tài chính của SD9 các năm 2007, 2008, 2009, 2010

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty biến động không đồng nhất tuy, xét về dài hạn ta thấy có biến động xu hướng giảm. Cụ thể:

+ Năm 2007, vòng quay vốn sản xuất kinh doanh là 0,46 vòng, có nghĩa cứ 1 đồng tài sản của Công ty tạo ra 0,46 đồng doanh thu.

+ Năm 2008, vòng quay vốn sản xuất kinh doanh là 0,58 vòng, có nghĩa cứ 1 đồng tài sản của Công ty tạo ra 0,58 đồng doanh thu tăng so với năm 2007 là 0,12 vòng.

+ Năm 2009, con số này là 0,48 và 2010 giảm xuống còn 0,35 vòng, tính trung bình mức giảm 0,12 vòng/năm.

Điều này có thể giải thích là do năm 2008 có mức doanh thu bán hàng tăng mạnh so với làm số vòng quay vốn tăng. Nhưng sang năm 2009 tổng tài sản tăng nhưng doanh thu giảm làm vòng quay vốn sản xuất giảm xuống 0, 1 vòng. Đến năm 2010 thì doanh thu có tăng nhưng rất ít trong khi vốn sản xuất kinh doanh tăng mạnh là cho vòng quy vốn sản xuất giảm xuống còn 0,35 vòng. Như vậy, có thể thấy mức tăng vốn sản xuất không đông nghĩa với việc doanh thu tăng tương ứng. Có thể nói Công ty đã đạt đến mức tăng trưởng doanh thu biên trên vốn đạt cực đại vào năm 2008 và giảm dần khi tổng tài sản tăng.

Chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ta thấy năm 2007 đạt 14,41% tức 100 đồng doanh thu tạo ra 14,41 đồng lợi nhuận ròng, mặc dù chỉ tiêu này năm 2008 giảm xuống 9,17% nhưng lại tăng trở lại đạt 18,73% năm 2009 và 16,05% năm 2010. Đối với một Công ty hoạt động trong ngành xây dựng, SD9 đạt được tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trên 15% là mức cao mà các doanh nghiệp cùng ngành phải phấn đấu. Tỷ suất lợi nhuận của Công ty không đồng đều điều này do ảnh hưởng chủ yếu của cuộc khủng hoảng tài chính 2007 làm cho hoạt động hoạt động sản xuất đình trệ, chi phí tăng cao dẫn đến hiệu sản xuất kinh doanh kém hiệu quả thể hiện vào kết quả năm 2008. Ta có thể nhận thấy sau năm 2008 hiệu quả kinh doanh của SD9 tăng rõ rệt và đi vào ổn định về hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh trong năm 2009 và 2010 với mức tăng trưởng cao và ổn định.

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất năm 2007 là 6,56% nghĩa là trong năm cứ 100 đồng vốn sản xuất kinh doanh bình quân được sử dụng tạo ra 6,56 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này sang năm 2008 giảm xuống 5,30% tức giảm 1,26% so với 2007, năm 2009 ROA tăng lên 8,94% tăng 3,64% so với 2008, nhưng sang năm 2010 ROA giảm xuống 5,55% giảm 3,39% so với năm 2009. Như vậy xét về số thực tế cũng như xu thế phát triển thì chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh dù có biến động nhưng vẫn ở mức tốt. Là Công ty hoạt động xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thủy điện, vốn đầu tư lớn, chu kỳ dài nên SD9 phải vay vốn ngân hàng để hoạt động với tỷ lệ cao. SD9 đã chủ động nguồn vốn của mình và sử dụng vốn vay làm khuếch đại kết quả kinh doanh. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu chủ ROE cao hơn tỷ suất doanh lợi trên vốn sản xuất biến động xung quanh mức 4 lần. Công ty đã sử dụng vốn vay, vốn chiếm dụng gấp 4 lần vốn chủ sở hữu của mình. Xu hướng giảm xuống của ROE là do Công ty đã phát hành thêm tăng vốn CSH của Công ty nên mức tăng lợi nhuận không tương ứng nên tỷ lệ ROE đã giảm. Khi Công ty tăng vốn CSH thường mức tăng lợi nhuận không thể bằng tỷ lệ tăng vốn do gặp phải mức lợi nhuận biên giảm dần khi tăng vốn sản xuất bằng

việc nâng cao vốn CSH.

Trong mối liện hệ mật thiết với nhau giữa các chỉ tiêu về vốn, lợi nhuận sau thuế, doanh thu có tác động lẫn nhau như thế nào, người ta thường sử dụng mô hình Dupont để phân tích mức độ ảnh hưởng tác động đến nhau của các yếu tố này. Về cơ bản, mô hình Dupont có thể viết theo công thức:

Lợi nhuận sau thuế

= Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu

Tổng tài sản Doanh thu Tổng tài sản

Hoặc biến đổi theo công thức:

Lợi nhuận sau thuế

= Lợi nhuận sau thuế x Tổng tài sản

Vốn CSH Tổng tài sản Vốn CSH

 ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính Theo kết quả tính toán trên ta có:

Năm 2007: ROE = 6,56% x 4,22 ~= 27,69% Năm 2008 ROE = 5,30% 4,07=21,57%

Như vậy, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu được tăng lên 4 lần do Công ty sử dụng đòn bẩy tài chính từ việc vay vốn ngân hàng nhằm tối đa hóa hiệu quả đầu tư.

Tóm lại, về tổng thể việc huy động và sử dụng vốn tại SD9 là hợp lý, đảm bảo mang lại hiệu quả hoạt động đồng thời cũng không quá mạo hiểm khi nền kinh tế diễn biến bất lợi, chi phí sản xuất tăng cao. Để chi tiết hơn, chúng ta cần nghiên cứu sự đóng góp sự đóng góp của vốn cố định và nguồn vốn lưu động vào kết quả chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9 (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)