2.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY TỪ NĂM
2.2.4. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của SD9
Với đặc điểm của ngành xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các công trình thủy điện mà SD9 đang thực hiện thi công đều là các công trình có chu kỳ dài từ 3 đến 10 năm vì vậy trong cơ cấu tài sản thì tài sản dài hạn thường chiếm tỷ lệ cao hơn. Chính điều này làm cho các nguồn vốn ngắn hạn của SD9 có tỷ trọng thấp hơn so với các ngành sản xuất hàng hóa có chu kỳ kinh doanh ngắn. Tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn của SD9 giảm từ mức 52,1% năm 2007 giảm xuống còn 45,5% năm 2010.
Vốn lưu động của SD9 tính đến thời điểm 31/12/2007 là 529,61 tỷ đồng chiếm 52,1% trong tổng vốn kinh doanh. Đến 31/12/2010 tăng lên 789,41 tỷ đồng tương ứng tăng 149% về tỷ lệ nhưng tỷ trọng giảm xuống chỉ chiếm 45,5% tổng vốn kinh doanh.
Đối với ngành xây dựng, hai vấn đề cơ bản cần giải quyết đó chính là hàng hóa tồn kho và phải thu của khách hàng. Đây là hai vấn đề cốt lõi trong quản lý nguồn vốn ngắn hạn tại Công ty xây dựng để đạt hiệu quả cao nhất.
Bảng 2.11: Kết cấu vốn lưu động của Công ty SD9
Đơn vị tính : Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
TỔNG TÀI SẢN NGẮN HẠN 529,61 100 479,49 100,00 585,50 100,00 789,41 100 I. Tiền và tương đương tiền 81,22 15,34 80,81 16,85 99,31 16,96 88,28 11,18
1. Tiền 81,22 15,34 80,81 16,85 99,31 16,96 74,23 9,40
2. Các khoản tương đương tiền - - 14,05 1,78
II. Giá trị thuần đầu tư ngắn hạn - 10,00 1,71 4,37 0,55
1. Đầu tư ngắn hạn - 10,00 1,71 5,26 0,67
2. Dự phòng đầu tư ngắn hạn - - (0,89) -0,11
III. Các khoản phải thu 165,79 31,30 133,24 27,79 193,15 32,99 220,58 27,94
1. Phải thu khách hàng 137,48 25,96 118,22 24,66 157,73 26,94 184,45 23,37 2. Trả trước người bán 21,34 4,03 10,07 2,10 33,20 5,67 32,82 4,16 3. Phải thu khác 11,53 2,18 12,45 2,60 9,75 1,67 12,13 1,54 4. Dự phòng nợ khó đòi (4,55) (0,86) (7,50) (1,56) (7,52) (1,28) (8,82) -1,12 IV. Hàng tồn kho, ròng 271,22 51,21 251,27 52,40 268,86 45,92 425,53 53,90 1. Hàng tồn kho 271,22 51,21 251,27 52,40 268,86 45,92 425,68 53,92 2. Dự phòng giảm giá HTK - (0,14) -0,02 V. Tài sản lưu động khác 11,37 2,15 14,18 2,96 14,17 2,42 50,65 6,42 1. Trả trước ngắn hạn 0,09 0,02 0,15 0,03 0,25 0,04 0,14 0,02
2. Thuế VAT phải thu 1,95 0,19 4,61 0,43 3,40 0,27 21,43 1,23
3. Phải thu thuế khác 0,02 - 0,15 0,01 0,01 - -
4. Tài sản lưu động khác 9,31 0,91 9,26 0,86 10,51 0,84 29,08 1,67
Nghiên cứu cơ cấu vốn lưu động để thấy được tình hình phân bổ vốn lưu động và tình trạng của từng khoản trong các giai đoạn luân chuyển, từ đó phát hiện những tồn tại hay trọng điểm cần quản lý và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty.
Vốn bằng tiền:
Năm 2007 là 81,22 tỷ đồng chiếm 15,34% trong tổng vốn lưu động tại Công ty.
Năm 2008, số vốn này giảm xuống là 80,81 tỷ đồng, về tỷ trọng giảm đi so với năm 2007.
Năm 2009, số vốn bằng tiền tăng cả về số tuyệt đối 99,31 tỷ đồng lẫn số tương đối 16,69% nhưng sang năm 2010 mặc dù chỉ giảm cuống 88,28 tỷ nhưng tỷ trọng giảm xuống chỉ còn 11,18% tổng nguồn vốn lưu động.
Như vậy, vốn bằng tiền của Công ty luôn duy trì ở khoảng 80 đến 100 tỷ tại quỹ và ngân hàng. Đây là khoản để sử dụng cho việc chi thường xuyên về lương, chế độ cho cán bộ nhân viên, chi phí hoạt động thường xuyên và thanh toán mua nguyên vật liệu đột xuất. Qua chỉ tiêu về vốn bằng tiền của Công ty ta thấy vốn bằng tiền về số tuyệt đối thì nó biến động theo chiều hướng tăng - giảm còn về tỷ trọng thì nó biến động theo chiều hướng giảm dần. Đây là một điểm tốt đối với Công ty, Công ty không nên giữ nhiều tiền mặt vì sẽ lãng phí, tránh được tình trạng vay về để đấy mà phải trả lãi cho ngân hàng, trả lãi cho đối tượng cho vay ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty do phải trả lãi nhiều hơn.
Về các khoản phải thu
Năm 2007, các khoản phải thu của Công ty là 165,79 tỷ đồng chiếm 31,3% trong tổng số vốn lưu động. Năm 2008, con số này giảm xuống là 133,24 tỷ đồng chiếm 27,79% trong tổng số vốn lưu động của Công ty nhưng lại tăng lên vào năm 2009 là 193,15 tỷ và 220,58 tỷ năm 2010. Dù biến động các khoản phải thu không đồng nhất nhưng thể hiện xu hướng tăng rõ ràng. Tuy nhiên về tỷ lệ chiếm trong tổng nguồn vốn lưu động thì vẫn xoay quanh
mức 28 đến 33% nguồn vốn ngắn hạn. Trong khoản này thì Phải thu của khách hàng là chủ yếu, vẫn tăng theo giá trị tuyệt đối dù tỷ trọng có giảm nhẹ.
Điều này là do nguyên nhân sau:
+ Công ty đã và đang ngày càng bị chiếm dụng vốn nhiều hơn do công trình thi công bàn giao xong nhưng chưa thanh quyết toán kịp thời hoặc đơn vị chủ đầu tư chậm trả. Điều này sẽ làm cho Công ty tạm thời thiếu vốn lưu động để tiến hành hoạt động kinh doanh, muốn đảm bảo cho quá trình SXKD của mình được liên tục, đòi hỏi Công ty phải đi vay vốn, phải trả lãi trong khi đó số tiền khách hàng chịu thì Công ty lại không thu được lãi. Đây là một trong những vấn đề đòi hỏi Công ty cần quan tâm và quản lý chặt hơn tránh tình trạng không tốt như: Nợ khó đòi, nợ không có khả năng trả, rủi ro trong kinh doanh, rủi ro về tài chính... của Công ty.
+ Khoản trả trước cho người bán: Có xu hướng tăng lên về số tuyệt đối và về tỷ trọng, nếu năm 2007 là 4,03% tương đương 21,34 tỷ đồng, năm 2009 tăng lên 33,2 tỷ chiếm 5,67% thì năm 2010 là 32,82 tỷ tương đương 4,16%. Điều này là tốt cho Công ty, chứng tỏ Công ty ngày càng có uy tín hơn trong kinh doanh, quan hệ tốt hơn với bạn hàng để có thể chiếm dụng vốn được.
Đối với hàng tồn kho
Cũng từ bảng bảng 2.12 ta thấy hàng tồn kho của Công ty có xu hướng ngày càng tăng với tốc độ tăng cao. Cụ thể:
- Năm 2007 hàng tồn kho của Công ty là 271,22 tỷ đồng (chiếm 51,21%).
- Năm 2008 hàng tồn kho của Công ty là 251,27 tỷ đồng (chiếm 52,4%). - Năm 2009 hàng tồn kho của Công ty là 268,86 đồng (chiếm 45,92%). - Năm 2010 hàng tồn kho của Công ty tăng lên đến 425,68 tỷ chiếm 53,92% tổng nguồn vốn lưu động.
Hàng tồn kho biến động tăng giảm cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Nguyên nhân làm cho hàng tồn kho của Công ty tăng lên là:
năm 2009, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của Công ty chỉ là 249 tỷ thì năm 2010 tăng lên 402 tỷ đồng. Chi phí này tăng lên chứng tỏ Công ty gặp nhiều khó khăn hơn trong việc hoàn thành sản phẩm cuối kỳ.
+ Đối với hàng tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ Công ty vẫn duy trì số lượng biến động không nhiều trong các năm từ khoảng 19 đến 24 tỷ đồng. Việc Công ty duy trì mức dự trữ nguyên vật liệu cho thấy Công ty cũng đã tính toán kỹ chi phí tài chính phải bỏ ra và nhu cầu sản xuất thi công thực tế.
Hàng tồn kho là vốn lưu động, nhu cầu thường xuyên đối với các đơn vị kinh doanh nhưng dự trữ ở mức nào là hợp lý đó mới là quan trọng . Nguồn dự trữ lớn sẽ làm cho vốn tăng lên, hàng hoá ứ đọng, dư thừa ... gây khó khăn trong kinh doanh. Nếu dự trữ thấp sẽ gây thiếu hụt, tắc ngẽn trong khâu sản xuất mà đặc điểm của Công ty lại là chuyên về xây dựng các công trình nên nó phụ thuộc theo mùa vụ xây dựng. Vì vậy, dự trữ tài sản lưu động phải điều hoà sao cho vừa đảm bảo yêu cầu kinh doanh được tiến hành liên tục, vừa đảm bảo tính tiết kiệm vốn, tránh tình trạng dư thừa, ứ đọng lãng phí.
Đối với TSLĐ khác nó biến động theo xu hướng tăng giảm, cụ thể:
- Năm 2007 TSLĐ khác của Công ty là 11,37 tỷ đồng ( 2,15 % )
- Năm 2008 và 2009 TSLĐ khác của Công ty là 14,17 tỷ đồng ( 2,42% ) có sự tăng lên so với năm 2007
- Năm 2010 TSLĐ khác của Công ty tăng mạnh lên 50,65 tỷ đồng ( 6,42%) tăng mạnh so với những năm trước. Ngoài khoản thuế giá trị gia tăng được chờ khấu trừ thì các tài sản khác cũng tăng cao.
Như phần trên chúng ta đã nghiên cứu về biến động của các chỉ tiêu về nguồn vốn ngắn hạn, tuy nhiên chúng ta cần so sánh tương quan với các yếu tố khác để thấy được mức độ hiệu quả của sử dụng nguồn vốn ngắn hạn trong sự biến đổi của các yếu tố.
Để có thể thấy rõ được điều này chúng ta nghiên cứu thêm về hiệu quả sinh lời của vốn lưu động, vòng quay vốn, hệ số đảm nhiệm vốn trong việc
tạo ra doanh thu, lợi nhuận cho Công ty.
Bảng 2.12: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của SD9
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010
1. Doanh thu thuần 463,67 622,63 597,40 600,79
2. VLĐ bình quân 529,61 479,49 585,50 789,41
3. Lợi nhuận sau thuế 66,80 57,08 111,91 96,42
4. Hiệu suất sử dụng VLĐ (1/2) 0,88 1,30 1,02 0,76 5. Tỷ suất lợi nhuận VLĐ (3/2) 0,13 0,12 0,19 0,12 6. Số vòng quay VLĐ (1/2) 0,88 1,30 1,02 0,76 7. Số ngày luân chuyển của một
vòng quay VLĐ 411,20 277,24 352,83 473,02
8. Hệ số đảm nhiệm VLĐ(2/1) 1,14 0,77 0,98 1,31
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007 đến năm 2010
Căn cứ trên số liệu từ bảng 2.13 ta thấy:
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động:
Giai đoạn 2007 - 2010, hiệu suất sử dụng vốn lưu động tại Công ty biến động không đều, tăng giảm đan xen.
+ Năm 2007, hiệu suất đạt 0,88 tức 1 đồng vốn lưu động tạo ra 0,88 đồng doanh thu.
+ Năm 2008, hiệu suất này tăng lên xuống 1,30 tức 1 đồng vốn lưu động tạo ra 1,3 đồng doanh thu tăng 0,42 so với năm 2007.
+ Năm 2009, hiệu suất đạt 1,02 giảm 0,28 so với năm 2008, tức 1 đồng vốn lưu động tạo ra được 1,02 đồng doanh thu.
+ Năm 2010, hiệu suất giảm xuống chỉ còn 0,76 giảm 0,26 so với năm 2009, giảm 0,12 so với năm 2007 tức 1 đồng vốn lưu động tạo ra được 0,76 đồng doanh thu.
Nhìn chung, hiệu suất sử dụng vốn lưu động của Công ty trong các năm qua là chưa được ổn định. Việc để hiệu suất sử dụng vốn biến động thất thường, ngoài do những yếu tố tác động từ bên ngoài do sự biến động của nền kinh tế cũng còn có những yếu tố chủ quan sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần tìm giải pháp thích hợp hơn để quản lý hiệu quả sử dụng vốn của mình.
Tỷ suất lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động của Công ty có hướng ổn định trong giai đoạn từ 2007 đến 2010 dù năm 2009 có tăng cao hơn so với các năm khác. Năm 2007, 2008, 2010 đạt 0,12-0,13 tức 100 đồng vốn lưu động tạo được 12-13 đồng lợi nhuận nhưng có năm 2009 đã tăng lên 0,19. So với các năm khác năm 2009 tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động đã tăng được 0,7 đồng.
Như vậy, sức sinh lời của vốn lưu động của SD9 là tương đối cao so với các doanh nghiệp cùng ngành xây dựng. Năm 2009 tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động tăng lên do Công ty đã nhận được sự hỗ trợ từ gói kích thích kinh tế của chính phủ. Về cơ bản SD9 đạt được mức cao chứng tỏ việc sử dụng vốn lưu động của Công ty giữ vững được hiệu quả.
Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động:
- Số vòng quay của vốn lưu động: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy được vòng quay vốn lưu động của SD9 có biến động không đồng nhất. So với chu kỳ sản xuất của ngành xây dựng, thì số vòng quay vốn lưu động của SD9 tương đối cao, cho thấy mức độ quay vòng vốn của Công ty nhanh. Năm 2007, số vòng quay của vốn lưu động là 0,88 vòng với số ngày luân chuyển của 1 vòng lên đến 411,2 ngày. Năm 2008, số vòng quay của vốn lưu động là 1,3 vòng, tăng 0,42 vòng so với năm 2007 và số ngày luân chuyển của một vòng giảm xuống còn 277,24 ngày giảm 133,96 ngày so với 2007. Đến năm 2009, con số này giảm xuống còn 1,02 vòng, giảm so với năm 2008 là 0,28 vòng. Tương ứng với sự giảm đi của vòng quay vốn lưu động là sự tăng lên của số ngày luân chuyển của một vòng quay vốn lưu động, năm 2009 số ngày luân chuyển của 1 vòng quay vốn lưu động tăng lên 352,83 ngày. Đến năm 2010, số vòng quay vốn lưu động giảm xuống còn 0,76 vòng tương đương 473,02 ngày cho một vòng quay.
biến động không đều theo chiều tăng, giảm. Phần khá lớn vốn lưu động trong giai đoạn này bị khách hàng chiếm dụng nằm trong khoản phải thu. Giải pháp đặt ra là Công ty phải tìm cách giải thu hồi công nợ của khách hàng nhanh hơn đối với các công trình đã thanh hoàn thành thi công và đẩy nhanh việc nghiệm thu hoàn thành công trình, thi công gọn những hạng mục để có thể thanh quyết toán giảm lượng tồn kho do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Gần tương đương với tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Công ty, hệ số đảm nhiệm lại biến thiên không thống nhất nhưng có xu hướng tăng. Hệ số này cho biết cụ thể như sau:
+ Năm 2007, để tạo ra được một đồng doanh thu thì Công ty cần bỏ ra 1,14 đồng vốn lưu động.
+ Năm 2008, để tạo ra một đồng doanh thu thì doanh nghiệp chỉ cần bỏ ra 0,77 đồng vốn lưu động, giảm 0,37 đồng so với năm 2007. Năm 2007 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động giảm mạnh do doanh thu trong năm tăng mạnh trong khi vốn lưu động giảm đi. Có thể nói, năm 2008 là năm có hiệu quả xử dụng vốn lưu động tốt nhất.
+ Năm 2009, để tạo ra một đồng doanh thu doanh nghiệp cần 0,98 đồng vốn lưu động, sang năm 2010 hệ số này tăng lên 1,31 tăng 0,54 so với năm 2008, đây là mức tăng lớn.
Xu hướng biến động tăng là chưa được tốt đối với Công ty. Mặc dù có những yếu tố khách quan của nền kinh tế ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty nhưng Công ty cũng cần có nỗ lực nội tại để giảm hệ số đảm nhiệm VLĐ tăng hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn. Thời gian tới, Công ty nên tìm cách rút ngắn số ngày luân chuyển của vốn lưu động xuống nhằm giúp Công ty đẩy nhanh chu kỳ kinh doanh của mình, tạo được doanh thu nhiều hơn, đồng thời mang lại lợi nhuận cao cho Công ty.
Bên cạnh chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn thì vấn đề thanh toán đối với doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Một doanh nghiệp có thể thanh toán đúng
hẹn các nhu cầu liên quan luôn tạo được uy tín đối với các đối tác của mình. Đó cũng là chỉ tiêu phản ảnh tình hình tài chính của DN được thể hiện khá rõ nét qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán của DN phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ.
Bảng 2.14: Tình hình thanh toán của SD9
Đơn vị: Tỷ đồng.
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010
1. TSLĐ 781,82 260,3 534,37 663,07
2. Nợ ngắn hạn 507,67 479,96 495,28 621,18