Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9 (Trang 94 - 100)

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ

3.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

3.2.4.1. Chủ động xây dựng kế hoạch vốn SXKD ngắn hạn

Kế hoạch huy động và sử dụng vốn là hoạt động hình thành nên các dự định về tổ chức các nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn của Công ty và tổ chức sử dụng vốn nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Với đặc điểm cung cấp nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là có thời điểm mang tính mùa vụ. Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty thường phải dự trữ khá lớn nguyên vật liệu. Mùa khô là mùa của xây dựng cơ bản nên nguyên vật liệu thường có giá trị cao, sản phẩm sản xuất ra cũng tiêu thụ được vào thời kỳ này. Do đó nhu cầu vốn cho thu mua nguyên vật liệu dự trữ cũng tăng vào thời gian trước đó. Việc này đòi hỏi Công ty phải huy động vốn lớn đáp ứng cho thu mua nguyên vật liệu chuẩn bị cho sản xuất tránh tình trạng thiếu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất.

Nguồn tài trợ vốn cho chi phí ngắn hạn của Công ty chủ yếu là nguồn vốn vay. Để đảm bảo tổ chức và sử dụng vốn một cách có hiệu quả, khi lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn cần chú trọng tới một số vấn đề sau:

- Xác định một cách chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là nhu cầu thu mua nguyên vật liệu trước mùa xây dựng. Từ đó có biện pháp tổ chức và huy động nhằm cung ứng vốn một cách đầy đủ kịp thời tránh tình trạng gây lãng phí vốn hoặc thiếu vốn sẽ ảnh hưởng xấu đến qúa trình hoạt động của Công ty.

- Trên cơ sở nhu cầu vốn đã lập, Công ty cần xây dựng kế hoạch huy động bao gồm việc lựa chọn nguồn tài trợ tích cực nhất, xác định khả năng vốn có, hiệu quả của doanh nghiệp, số thiếu cần tìm nguồn tài trợ thích hợp đảm bảo cung ứng vốn đầy đủ cho sản xuất, với chi phí sử dụng vốn thấp nhất, hạn chế tối đa rủi ro xảy ra và tạo cho Công ty có cơ cấu vốn linh hoạt.

- Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi phí, sử dụng vốn hợp lý.

- Tập trung thu hồi vốn, thu hồi công nợ nhằm giảm áp lực vay vốn đối với Công ty, đồng thời đảm bảo duy trì sản xuất kinh doanh liên tục.

- Kiểm soát phần vốn của Công ty tại các Công ty con, Công ty liên kết. Trong thực tế nếu phát sinh nhu cầu thêm vốn, Công ty cần đáp ứng kịp thời đảm bảo cho hoạt động được liên tục. Nếu thừa vốn Công ty phải có biện pháp xử lý linh hoạt, đầu tư mở rộng sản xuất, góp vốn liên doanh, cho đơn vị khác vay đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế cao.

3.2.4.2. Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu

Các khoản phải thu có tác dụng làm tăng doanh thu bán hàng, chi phí tồn kho giảm, tài sản cố định được sử dụng có hiệu quả song nó cũng làm tăng chi phí đòi nợ, chi phí trả cho nguồn tài trợ để bù đắp sự thiếu hụt ngân quỹ. Tình trạng thực tế của Công ty SD9 là: khoản phải thu ngày một gia tăng.

Như vậy, vốn lưu động của Công ty bị chiếm dụng, biện pháp để giảm thiểu các khoản phải thu tốt nhất là:

- Tăng cường cán bộ làm hồ sơ thu vốn, rà soát lại các hạng mục đã thi công và dứt điểm hoàn thiện để bàn giao các hạng mục tại các công trình để buộc chủ đầu tư phải thanh toán theo đúng hợp đồng. - Giải quyết kịp thời các vướng mắc về kinh tế, dự toán, Tổng dự toán

với Chủ đầu tư công trình.

- Phân tích khả năng tín dụng của khách hàng và đánh giá khoản tín dụng được đề nghị. Đánh giá khả năng tín dụng của khách hàng nhằm xác định liệu khoản tín dụng này sẽ được khách hàng thanh toán đúng thời hạn hay không. Để làm được điều này Công ty phải xây dựng được một hệ thống các chỉ tiêu tín dụng như: Phẩm chất, tư cách tín dụng, năng lực trả nợ, vốn của khách hàng, tài sản thế chấp, điều kiện của khách hàng.

khoán cho lái xe tăng thu nhập để thu hút lao động.

- Có biện pháp giải quyết các khoản phải thu khi đến hạn, theo dõi kỳ thu tiền bình quân khi thấy kỳ thu tiền bình quân tăng lên mà doanh thu không tăng có nghĩa là Công ty đang bị ứ đọng ở khâu thanh toán cần phải có biện pháp kịp thời để giải quyết.

3.2.4.3. Nâng cao công tác kinh tế - kế hoạch để giảm hàng tồn kho

Đặc điểm ngành xây lắp, đặc biệt là các công trình lớn, thời gian dài mà SD9 thi công sẽ nảy sinh hạng mục thi công lớn mà chỉ khi hoàn thành mới thanh quyết toán được nên hình thành khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cực lớn, vì vậy Công ty cần:

a) Giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

- Tăng cường công tác thu vốn để giảm giá trị dở dang xuống dưới 350 tỷ đồng.

- Ký phụ lục hợp đồng, hợp đồng thi công xây lắp các công trình đảm bảo ràng buộc trách nhiệm các bên về tiến độ, chất lượng công việc thi công; các điều kiện đảm bảo để triển khai thi công và nghiệm thu thanh toán khối lượng hoàn thành.

- Tiếp tục tập trung giải quyết các vướng mắc về kinh tế tại các công trình. Giải quyết các vướng mắc với Chủ đầu tư về thiết kế, biện pháp thi công.

- Công tác đầu tư: Kiểm tra giám sát tình hình đầu tư theo đúng pháp luật; Thẩm định dự án, Tổng dự toán và phê duyệt dự toán kịp thời; giải quyết các vướng mắc về kinh tế kịp thời.

- Công tác đấu thầu: Lập hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu cho các gói thầu theo đúng quy định của Luật đấu thầu.

- Xây dựng cơ chế giao khoán cho các đơn vị, các đội tổng hợp. - Đôn đốc đơn vị Tư vấn, Chủ đầu tư cung cấp thiết kế kịp thời.

- Quản lý chặt chẽ tiến độ, chất lượng các công trình thi công, duy trì và thực hiện nghiêm túc về việc giám sát thi công.

công tác đầu tư; phê duyệt thiết kế và giải quyết các vướng mắc về kỹ thuật kịp thời.

- Hoàn thiện, củng cố bộ máy làm công tác an toàn bảo hộ lao động tại các đơn vị. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc hoạt động và quan tâm hơn đến chế độ của mạng lưới an toàn viên. Thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Bộ xây dựng và Tập đoàn Sông Đà về việc tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn trong ngành xây dựng.

- Tăng cường cán bộ làm hồ sơ thu vốn, rà soát lại các hạng mục đã thi công và thi công dứt điểm hoàn thiện để bàn giao các hạng mục tại các công trình.

b) Dự trữ lượng hàng hóa nguyên vật liệu, nhiên liệu hợp lý

- Căn cứ kế hoạch, tiến độ thi công các công trình, mùa vụ xây dựng cùng diễn biến giá cả thị trường nguyên vật liệu Công ty có dự trữ lượng nguyên vật liệu để đảm bảo công tác thi công liên tục, đúng tiến độ nhưng không được dư thừa quá lớn gây ứ đọng vốn.

- Đưa ra biện pháp quản lý chặt chẽ nhiên liệu.

- Điều chuyển hàng hàng hoá cũng như nguyên vật liệu ứ đọng ở các Công ty, xí nghiệp thành viên này sang xí nghiệp thành viên khác thiếu hàng hoá, công trình để thực hiện, tạm ngưng nhập và dự trữ các nguyên vật liệu đang còn dư thừa.

Bên cạnh đó, Công ty phải xây dựng đội ngũ các nhà cung ứng chiến lược để có nguồn cung, giá cả ổn định dù tình hình biến động của nền kinh tế... để đảm bảo an toàn trong mọi tình huống.

3.2.2.5. Chú trọng tìm kiếm mở rộng thị trường, ngành nghề liên quan có tính ổn định, tỷ suất lợi nhuận cao

- Tích cực nghiên cứu mở rông hướng kinh doanh sang các lĩnh vực xây dựng khác ngoài thủy điện như công trình dân dụng, bất động sản lựa chọn công trình có vốn đầu tư an toàn, tính thanh khoản cao và mang lại tỷ suất lợi nhuận trên vốn lớn.

- Tích cực tham gia đấu thầu các công trình lớn của Nhà nước để phát huy sức mạnh vốn có của Công ty.

- Lựa chọn mở rộng ngành nghề bằng cách đầu tư vào các Công ty con, Công ty liên kết tạo thành chuỗi khép kín trong quá trình hoạt động của Công ty đảm bảo sự tương hỗ lẫn nhau giữa các thành viên trong Công ty.

3.2.2.6. Giảm chu kỳ vận động của tiền mặt

Ta đã biết, chu trình vận động của tiền mặt là: T – H – T’, rút ngắn thời gian vận động của tiền mặt cũng đồng nghĩa với việc rút ngắn thời gian chu chuyển của vốn lưu động, tăng nhanh số lần tạo ra T’ thúc đẩy hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

Ta có: Chu kỳ vận động của tiền mặt = =

Thời gian thu hồi các khoản phải thu

= + Thời gian vận động của NVL - - Thời gian chậm trả các khoản phải trả

Giảm chu kỳ vận động của tiền mặt đồng nghĩa với việc Công ty phải: - Giảm thời gian thu hồi các khoản phải thu

- Giảm thời gian vận động của NVL

- Tăng thời gian chậm trả các khoản phải trả

Việc giảm thời gian thu hồi các khoản phải thu như đã trình bày ở trên, dưới đây ta tập trung vào hai giải pháp còn lại.

 Thời gian vận động của NVL

Ta có:

Thời gian vận động của NVL = Hàng tồn kho

Doanh thu

Giảm thời gian vận động của NVL tức là tìm cách giảm hàng tồn kho và tăng việc thanh quyết toán công trình, hạng mục.

 Kéo dài thời gian chậm trả.

Đây là biện pháp mang tính tiêu cực song nó đem lại lợi ích rất lớn. Nhờ vào đó, Công ty có thể chiếm dụng được số vốn trong ngắn hạn để bổ xung

vào vốn lưu động của mình mà Công ty không phải trả chi phí. Nếu công việc này kéo dài quá thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Công ty, điều này lại là bất lợi cho Công ty trong việc giao tiếp với bạn hàng hay trong công tác tham gia vào quá trình đấu thầu.

Để tiến hành tốt biện pháp này, Công ty phải tiến hành đồng bộ với nhiều biện pháp khác nữa.

3.2.2.7. Giảm thiểu chi phí quản lý của doanh nghiệp một cách tốt nhất.

Việc giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp góp phần làm tăng lợi nhuận của Công ty, Công ty muốn hoạt động của mình có hiệu quả hơn nữa thì phải đề ra các giải pháp cụ thể cho việc quản lý chi phí này, đó là:

Thứ nhất: Điều chỉnh lại quy trình tiến hành thi công công trình, giảm thiểu số nhân viên quản lý ở các phòng ban sao cho phù hợp vừa đảm bảo được hiệu quả quản lý vừa không ngừng gia tăng doanh thu.

Thứ hai: Điều chỉnh hướng tới chi phí quản lý nhỏ nhất có thể được, Công ty nên có giải pháp huy động vốn khác để giảm được chi phí vốn vay ngân hàng.

Để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực sự có hiệu quả thì doanh nghiệp phải biết được đồng vốn mình bỏ ra sẽ đem về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Việc thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ giúp Công ty có cái nhìn đích thực và nắm bắt chính xác tình hình tài chính của mình, từ đó đưa ra các giải pháp kịp thời và có hiệu quả để giải quyết các khó khăn cũng như các biện pháp phát huy các mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực trong việc sử dụng vốn của mình. Công ty nên tránh việc đánh giá mang tính chất hình thức như các doanh nghiệp hiện nay.

Đó là các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay. Ngoài các giải

pháp trên ta còn sử dụng một số giải pháp như: Có chế độ thưởng phạt rõ ràng đối với các bộ phận phòng ban thực hiện tốt công tác sử dụng vốn, các phong trào thi đua, hoàn thiện hơn nữa công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, tìm nơi đầu tư có lợi nhất...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9 (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)