Song song với những thành tựu đạt được ở trên thì hiệu quả sử dụng vốn của Công ty còn những hạn chế sau:
2.4.2.1. Về vốn cố định
Thứ nhất: Công ty áp dụng cách tính khấu hao theo đường thẳng để lập kế hoạch khấu hao cho tài sản của mình trong năm. Đây là một hạn chế vì trong những năm đầu hiệu suất làm việc của máy móc cao hơn nhiều so với những năm cuối, đem lại hiệu quả cao kinh doanh cao hơn nhiều trong giai đoạn cuối.
Thứ hai: Đầu tư đổi mới tài sản cố định máy móc thiết bị, phương tiện vận tải tập trung vào một vài năm có thể tạo sự khan hiếm trong nguồn tiền đảm bảo khả năng thanh toán.
2.4.2.2. Về vốn lưu động
Thứ nhất: Tình hình cho thấy, các khoản phải thu của Công ty chiếm tỷ trọng dù không quá lớn trong tổng tài sản lưu động của Công ty nhưng có xu hướng tăng mạnh về giá trị tuyệt đối. Tỷ trọng này lại tăng lên làm cho nguồn vốn của Công ty bị ứ đọng, Công ty gặp khó khăn hơn trong kinh doanh cũng như trong khả năng thanh toán của mình.
Thứ hai: Hàng tồn kho của Công ty tăng, chứng tỏ Công ty còn tồn đọng nhiều sản phẩm sản xuất dở dang, chủ yếu đây chính là các hạng mục công trình chưa hoàn thành để quyết toán doanh thu.
Thứ ba: Hiệu suất sử dụng tài sản có thể tạm chấp nhận được nhưng hệ hiệu suất này lại biến động không đều qua các năm gần đây. Điều này có thể là do chi phí quản lý còn quá cao, doanh nghiệp cần có giải pháp giảm chi phí.
Thứ nhất: Do sự gia tăng đột biến về đầu tư cơ sở hạ tầng trong năm 2009 làm hiệu quả sử dụng TSCĐ gia tăng số tuyệt đối nhưng chưa mang lại hiệu quả tức thời.
Các khoản phải thu tăng lên trong đó chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng mà khách hàng của Công ty là các ban dự án và các công trình thủy điện. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình, Công ty sau khi đã trúng thầu hoặc nhận các công trình thì Công ty sẽ tiến hành thi công công trình, khi công trình phải hoàn thành các hạng mục thi công, Công ty sẽ bàn giao lại cho chủ thầu hoặc chủ công trình mới được thanh toán tiếp số tiền còn lại. Do đó, tại một thời điểm nhất định bao giờ cũng tồn tại một khoản phải thu lớn nhưng sau đó một thời gian khách hàng sẽ tiến hành trả hết số nợ của mình.
Về hàng tồn kho: Hàng tồn kho tăng lên trong thời gian qua với tốc độ khá nhanh. Điều này làm giảm hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty, lãng phí vốn. Hàng tồn kho của Công ty tăng lên chủ yếu là sự gia tăng của CPSXKDDD. Điều này sẽ làm cho Công ty gặp nhiều khó khăn trong công tác quản trị vốn của mình. Thời gian tới, Công ty nên tìm biện pháp nhằm giảm thiểu hàng tồn kho này một cách tốt nhất góp phần nâng cao hiệu qủa kinh doanh của mình.
Thứ hai: Chi phí quản lý của doanh nghiệp còn cao làm giá thành sản phẩm của Công ty cao lên, khó khăn trong lĩnh vực cạnh tranh. Công ty chưa quản lý chặt chẽ tại các xí nghiệp, đội thi công công trình nên sẽ gây ra thất thoát nguyên nhiên vật liệu, công cụ, dụng cụ, bớt xén giá trị của công trình làm suy giảm chất lượng công trình. Bộ máy quản lý hiện còn nhiều cồng kềnh, tỷ trọng lao động gián tiếp tại các doanh nghiệp còn cao, dẫn đến sự điều hành của các cấp hiện còn nhiều tồn tại và chưa đáp ứng được yêu cầu của nến kinh tế thị trường. Điều này đòi hỏi Công ty phải chú trọng hơn nữa nhằm quản lý tốt các chi phí đã bỏ ra cho việc kinh doanh của mình.
Thứ ba: Các Công ty thành viên, các đội công trình chưa chú trọng trong việc sử dụng nguyên vật liệu, trang thiết bị một cách có hiệu quả. Đây là nguyên nhân làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ tư: Trình độ ứng dụng công nghệ thi công mới, nhất là các tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực thi công các công trình thủy điện đang ngày càng phát triển nhanh chóng, vẫn còn tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 9 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA SD9
Trong năm 2011 nói riêng và những năm tới do ảnh hưởng chung của nền kinh tế trong nước lạm phát, lãi suất vay cao nên đơn vị sẽ phải đối mặt với một số khó khăn nhất định như: Hạn chế vốn cho sản xuất kinh doanh; mức thu nhập và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ tại các đơn vị chưa đồng đều dẫn đến những hạn chế nhất định. Tuy vậy, cùng với sự đoàn kết, vượt khó của lãnh đạo và tập thể CBCNV, Công ty cổ phần Sông Đà 9 sẽ hoàn thành tốt kế hoạch SXKD.
3.1.1. Các mục tiêu chủ yếu của Công ty SD9 trong năm 2011:
- Hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu năm 2011:
+ Tổng giá trị sản xuất kinh doanh : 750 tỷ đồng.
+ Doanh thu : 750 tỷ đồng.
+ Lợi nhuận : 80 tỷ đồng.
+ Tỷ lệ cổ tức : 12-15 %
- Đảm bảo việc làm và thu nhập cho khoảng 2000 người lao động đạt 6 triệu đồng/người/tháng trở lên; SXKD có hiệu quả, đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận và cổ tức hàng năm.
- Giữ vững danh hiệu một Công ty mạnh, có năng lực cạnh tranh với nhiều ngành nghề, nhiều sản phẩm chất lượng cao.
- Đào tạo, tuyển dụng phát triển nguồn lực trong doanh nghiệp mạnh về mọi mặt, đủ về số lượng với trình độ học vấn và tay nghề cao, có năng lực quản lý giỏi đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường.
đường, mặt đường giao thông.
- Tiếp tục thi công các công trình thủy điện Sơn La, Lai Châu, Xekaman 3, Huội Quảng, Nậm Pông, Nậm Khánh; đường Hà Nội – Lào Cai, Hủa Na....
- Góp vốn đầu tư vào các Công ty liên kết do tăng vốn điều lệ.
- Tiếp thị đấu thầu tìm kiếm việc làm, tham gia đấu thầu các dự án đường giao thông lớn trong nước. Xây dựng bộ máy làm công tác tiếp thị đấu thầu từ Công ty đến các đơn vị để tham gia đấu thầu các dự án trong nước và khu vực.
3.1.2. Chiến lược phát triển trung và dài hạn:
Chiến lược phát triển của Công ty đến năm 2015:
+ Xây dựng và phát triển Công ty Cổ phần Sông Đà 9 thành Tổng Công ty Sông Đà 9 đứng đầu trong nước và trong khu vực về thi công cơ giới các công trình thủy điện, thủy lợi, giao thông với chất lượng sản phẩm tốt nhất, tiến độ thi công nhanh nhất, có khả năng cạnh tranh với mọi nhà thầu.
+ Tiếp tục đầu tư kinh doanh thủy điện vừa và nhỏ, thực hiện Liên danh để triển khai đầu tư các dự án về bất động sản, khai thác mỏ, đầu tư khu công nghiệp.
+ Chuyển dần cơ cấu ngành nghề theo hướng: Giảm dần tỷ trọng giá trị xây lắp, tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp và dịch vụ, nhưng tỷ trọng giá trị xây lắp vẫn giữ vai trò chủ đạo. Tăng nhanh giá trị xây lắp các công trình giao thông, thủy lợi.
+ Tăng cường đầu tư, nâng cao năng lực thiết bị, công nghệ thi công các dự án đường giao thông, cơ sở hạ tầng, xử lý nền móng các công trình, xây dựng dân dụng và công nghiệp.
+ Áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý và điều hành, phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao uy tín và thương hiệu của Tổng Công ty Cổ phần Sông Đà 9, tiếp thị tìm kiếm việc đảm bảo việc làm cho CBCNV.
Bảng 3.1: Định hướng sản xuất kinh doanh đến năm 2015 của SD9 Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 1. Tổng giá trị SXKD 750.000 850.000 960.000 1.104.000 1.270.000 2. Doanh thu 750.000 864.090 954.590 1.072.959 1.209.382 3. Lợi nhuận 80.000 95.909 107.409 121.640 138.617 4. Tỷ lệ cổ tức (%) 15 15 15 15 15
Nguồn: Nghị quyết Đại hội cổ đông SD9 năm 2011
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA SD9 DỤNG VỐN CỦA SD9
Qua thực tế phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của SD9 trong giai đoạn 2007-2010 có thể thấy Công ty đã trải qua những giai đoạn khó khăn, thuận lợi theo biến động của nền kinh tế và chính sách kinh tế của Nhà nước. Qua đó ta cũng thấy được năng lực thực sự của bộ máy lãnh đạo Công ty trong việc quản lý sử dụng nguồn vốn của Công ty.
Nâng cao hiệu quả sự dụng vốn là việc thực hiện một loạt các giải pháp tài chính, kinh tế và kỹ thuật nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa tổ chức vốn với quản lý vốn, mang lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề mà tất cả các doanh nghiệp đều phải tính đến và vươn đến mức cao nhất, tại đó Công ty sẽ có lợi nhuận trên đồng vốn cao nhất. Đầu tư thêm vốn một cách hợp lý nhằm nâng cao năng lực thi công, phát triển dịch vụ mới để tăng doanh thu với yêu cầu đảm bảo tốt độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng của vốn. Đây là vấn đề vô cùng khó khăn, các doanh nghiệp đều phải lựa chọn mức quy mô hiệu quả vì tất cả đều bị giới hạn bởi tỷ suất lợi nhuận biên. Khi quy mô tăng quá mức tối ưu so với năng lực quản lý, khi đó việc tăng vốn không giúp gia tăng lợi nhuận mà thậm chí còn giảm mức lợi nhuận, do đó bài toán lựa chọn luôn đặt ra đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.
3.2.1. Chủ động xây dựng vốn sản xuất kinh doanh
Là Công ty trong ngành xây dựng thực hiện việc niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội từ năm 2006, SD9 đã tận dụng tốt sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán giai đoạn 2006-2007 để thực hiện liên tiếp việc trả cổ tức bằng cổ phiếu và 2 lần phát hành thêm quyền mua cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ trong năm 2007. Đến năm 2010, Công ty lại thực hiện huy động vốn tiếp theo bằng nghiệp vụ phát hành quyền mua cho cổ đông hiện hữu. Khối lượng cổ phiếu niêm yết lần đầu vào ngày 20-12- 2006 là 7.000.000 cổ phiếu tương ứng 70 tỷ mệnh giá đến hết năm 2010 số lượng cổ phiếu của SD9 đã tăng lên 29.250.000 cổ phiếu, tương đương 292,5 tỷ mệnh giá. Thực tế vốn CSH của SD9 đã tăng lên gấp đôi từ 241 tỷ năm 2007 lên 494 tỷ năm 2010.
Qua việc Công ty tận dụng tốt việc niêm yết để huy động vốn trên thị trường chứng khoán bổ sung vốn điều lệ, nguồn vốn không chịu chi phí vốn (lãi suất) cho thấy SD9 đã chủ động trong xây dựng nguồn vốn dài hạn của mình phục vụ nâng cao năng lực thi công, bổ sung thêm vốn mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh khác.
Đối với nguồn vốn dài hạn thì SD9 đã thực hiện thành công việc huy động, tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn ngoài việc huy động và sử dụng vốn dài hạn thì nguồn vốn ngắn hạn có ý nghĩa vô cùng qua trọng ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Sử dụng linh hoạt đòn bẩy tài chính được hiểu là việc Công ty xác định cho mình một kết cấu nguồn vốn tối ưu. Việc tài trợ đầu tư bằng nguồn nợ phải trả là bao nhiêu, vốn chủ sở hữu bằng bao nhiêu để tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là hợp lý nhất. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính có hai mặt của nó. Công ty cần căn cứ vào sự thay đổi chi phí sử dụng vốn và sự thay đổi tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Khi tỷ suất này có xu hướng sụt giảm thì Công ty cần điều chỉnh hệ số nợ cho phù hợp. Đồng thời, việc vay vốn luôn cần xem xét với các chỉ tiêu khả năng thanh toán nợ của Công ty để có thể có quyết sách phù hợp :
- Lập kế hoạch về nhu cầu sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn phục vụ cho hoạt động của Công ty.
- Trên cơ sở nhu cầu vốn đã lập, Công ty cần lựa chọn nguồn tài trợ tích cực nhất, xác định khả năng vốn có, hiệu quả của doanh nghiệp, số thiếu cần tìm nguồn tài trợ thích hợp đảm bảo cung ứng vốn đầy đủ cho sản xuất, với chi phí sử dụng vốn thấp nhất, hạn chế tối đa rủi ro xảy ra và tạo cho Công ty có cơ cấu vốn linh hoạt.
- Tổ chức và huy động nhằm cung ứng vốn một cách đầy đủ kịp thời tránh tình trạng gây lãng phí vốn hoặc thiếu vốn sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình hoạt động của Công ty qua xác định một cách chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là nhu cầu thu mua nguyên vật liệu.
- Chủ động phân phối nguồn huy động được sao cho thích hợp cho từng khâu, từng hạng mục trong sản xuất kinh doanh. Khi thực hiện Công ty căn cứ vào kế hoạch huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh đã lập, làm cơ sở để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của Công ty.
- Xử lý linh hoạt, đầu tư mở rộng sản xuất, góp vốn liên doanh, cho đơn vị khác vay đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế cao khi có nguồn vốn dài hạn chi phí thấp.
Kế hoạch huy động và sử dụng vốn là một bộ phận quan trọng của kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh. Cũng như đối với các kế hoạch khác, kế hoạch huy động và sử dụng vốn phải được lập sát, đúng, toàn diện đồng bộ dựa trên kế hoạch và chiến lược kinh doanh của Công ty.
3.2.2. Giải pháp về công tác tổ chức và đổi mới Doanh nghiệp
Đẩy mạnh đổi mới doanh nghiệp, không tuyển dụng thêm nhân lực mà tập trung đào tạo và đào tạo lại để phù hợp với công việc. Các Đội công trình nên trực thuộc Công ty để thuận lợi cho công tác giám sát, điều hành. Tinh giản tối đa bộ máy của đơn vị để tăng thu nhập.
a. Đối với các phòng ban Công ty.
Tăng cường hiệu quả hoạt động của các phòng chức năng Công ty theo chuyên ngành nhằm giải quyết tốt các nghiệp vụ phát sinh.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý điều hành, đặc biệt quan tâm việc phân công kiểm soát thực hiện nhiệm vụ của từng nhân viên nghiệp vụ hàng tháng nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của từng cán bộ nhân viên.
Thực hiện việc điều động, luân chuyển cán bộ giữa cơ quan Công ty và các đơn vị trực thuộc, qua đây thực hiện đổi mới công tác điều hành.
Tinh giản, sắp xếp lại lực lượng gián tiếp, phục vụ của các phòng ban Công ty, các đơn vị trực thuộc đảm bảo gọn nhẹ và hoạt động hiệu quả. Mỗi cán bộ đảm nhận một công việc cụ thể và chịu trách nhiệm về kết quả của việc được phân công.
b. Đối với các đơn vị trực thuộc.
Xây dựng và ban hành quy chế của Văn phòng đại diện các đơn vị.
Củng cố bộ máy tổ chức của các đơn vị đảm bảo phát huy được tính chủ động, sáng tạo và tạo nền tảng cho việc thực thi chế độ trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị , của mỗi đơn vị đối với chủ sở hữu, đặc biệt đối với các đơn vị đạt hiệu quả kinh tế thấp.
Thành lập một số Đội sản xuất trực thuộc Công ty để thực hiện một số