Khái niệm và nội dung quản lý nhà nƣớc về khoa học và công

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút các nguồn lực cho phát triển khoa học và Công nghệ Tỉnh Hà Giang (Trang 30 - 36)

1.2. Quản lý nhà nƣớc về khoa học và công nghệ

1.2.1. Khái niệm và nội dung quản lý nhà nƣớc về khoa học và công

1.2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về khoa học và công nghệ

Quản lý nhà nƣớc ra đời cùng sự xuất hiện của nhà nƣớc, là sự quản lý của Nhà nƣớc đối với xã hội và các thành viên xã hội.

Quản lý nhà nƣớc trƣớc hết là hoạt động có chủ đích, đƣợc tiến hành bởi một chủ thể quản lý nhằm tác động lên đối tƣợng quản lý để thực hiện các mục tiêu xác định của công tác quản lý. Trong mỗi chu trình quản lý, chủ thể quản lý tiến hành những hoạt động theo các chức năng quản lý nhƣ hoạch định mục tiêu, các đƣờng lối thực hiện mục tiêu, tổ chức, chỉ huy, điều hòa, phối hợp, kiểm tra và sử dụng các nguồn lực cơ bản nhƣ nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực để thực hiện các mục tiêu tổng quát trong một thời gian nhất định. Theo tài liệu bồi dƣỡng về quản lý hành chính nhà nƣớc chƣơng trình chuyên viên, phần II: Hành chính nhà nƣớc và công nghệ hành chính đã nêu: “Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để diều chỉnh hành hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển xã hội”.

Theo PGS.TS Nguyễn Cửu Việt “Hoạt động quản lý nhà nước (hiểu theo nghĩa hẹp hay còn gọi là hoạt động chấp hành và điều hành của Nhà nước, hoạt động hành chính, hoạt động hành pháp) là một loại hoạt động cơ bản của Nhà nước và hoạt động đó chủ yếu được giao cho cơ quan hành chính nhà nước và bộ máy trực thuộc thực hiện. Chính trong hoạt động của loại cơ quan này mà bản chất, các đặc trưng của quản lý của nhà nước thực hiện rõ nét nhất. Nhưng trong những phạm vi và mức độ nhất định, tất cả các cơ quan nhà nước khác, thậm chí cơ quan một số tổ chức xã hội, cũng tham gia quản lý nhà nước khi nhà nước trao quyền”.

Nhƣ vậy, thực chất của quản lý nhà nƣớc là sự tác động của tổ chức mang tính quyền lực - pháp lý của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, hoặc các tổ chức khi đƣợc nhà nƣớc trao quyền tới ý thức hành vi, xử sự của cá nhân, tổ chức, cơ quan tới quá trình xã hội hƣớng chúng vận động, phát triển nhằm đạt đƣợc những mục tiêu nhất định của quản lý nhà nƣớc và xã hội.

Quản lý nhà nước về khoa học công nghệ là hoạt động do các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền tiến hành nhằm đảm bảo cho hoạt động khoa học và công nghệ đƣợc thực hiện đúng đƣờng lối, chính sách, pháp luật về khoa học và công nghệ, cũng nhƣ hƣớng các hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nƣớc, phục vụ lợi ích chung của xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân.

Quản lý hoạt động khoa học công nghệ là một hoạt động bao trùm có tính chất vĩ mô. Luật Khoa học công nghệ nƣớc ta ban hành tháng 6 năm 2000 và có hiệu lực từ ngày 1-1-2001 có dành cả một chƣơng (chƣơng VI) qui định những nội dung của quản lý nhà nƣớc về khoa học và công nghệ.

Quản lý nhà nƣớc về khoa học và công nghệ là hoạt động quản lý nhà nƣớc chuyên nghành, vì vậy nó thể hiện các đặc điểm của quản lý hành chính

nhƣ tính mệnh lệnh hành chính, sự áp đặt ‎chí đơn phƣơng. Tuy nhiên, trong quản lý nhà nƣớc về khoa học và công nghệ các chủ thể quản lý cần :

- Kết hợp quản lý bằng các mệnh lệnh hành chính với các biện pháp khuyến khích vật chất theo cơ chế tƣ chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm phát huy cao nhất khả năng về khoa học và công nghệ của mỗi cá nhân, tổ chức.

- Quản lý nhà nƣớc về khoa học và công nghệ phải đƣợc thực hiện mềm dẻo, linh hoạt, các phƣơng án, mục tiêu của hoạt động khoa học và công nghệ có thể thay đổi để phù hợp với tiến trình thƣc hiện hoạt động khoa học và công nghệ, năng lực của chủ thể tiến hành hoặc khi có yêu cầu của tình hình kinh tế - xã hội.[3]

Nói tóm lại, quản lý nhà nƣớc về khoa học công nghệ những hoạt động về ra quyết định và việc thực hiện các quyết định đó trên các mặt chiến lƣợc, chính sách, kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, điều hòa, phối hợp, kiểm tra thanh tra và điều chỉnh đối với công tác khoa học công nghệ.

1.2.1.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc về khoa học và công nghệ

Nội dung quản lý nhà nƣớc về khoa học và công nghệ đƣợc qui định tại Điều 49 Luật khoa học và công nghệ năm 2000 gồm:

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc, chính sách, quy hoạch, kế hoạch nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật về khoa học và công nghệ;

- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về khoa học và công nghệ từ trung ƣơng đến cơ sở;

- Tổ chức, hƣớng dẫn đăng ký hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ, quỹ phát triển khoa học và công nghệ;

- Qui định việc đánh giá nghiệm thu, ứng dụng và công bố kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; chức vụ khoa học; giải thƣởng khoa học và các hình thức ghi nhận công lao về khoa học và công nghệ của cá nhân và tổ chức;

- Tổ chức, quản lý công tác thẩm định về khoa học và công nghệ; Tổ chức công tác thống kê, thông tin khoa học và công nghệ;

- Tổ chức, chỉ đạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ khoa học và công nghệ;

- Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ;

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khoa học và công nghệ, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong hoạt động khoa học và công nghệ, xử lý vi phạm pháp luật về khoa học và pháp luật.

Nếu phân theo nội dung quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ một cách tổng quát nhất gồm:

- Công tác hoạch định chiến lược và và xây dựng kế hoạch về khoa học và công nghệ

Ở nƣớc ta quản lý nhà nƣớc về khoa học và công nghệ đƣợc tiến hành trong khuôn khổ thể chế chính trị nhà nƣớc, cụ tể là sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, các văn kiện của Đảng về đƣờng lối, chính sách, định hƣớng chiến lƣợc cho khoa học và công nghệ tuy không xếp trong cùng nhóm các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc nhƣng có định hƣớng rất quan trọng cho việc quản lý nhà nƣớc về khoa học và công nghệ. Các văn bản của pháp luật của Chính phủ là sự cụ thể hóa các đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và các văn bản pháp luật của Quốc hội.

Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa VIII đã vạch ra những định hƣớng chiến lƣợc lớn cho khoa học và công nghệ nƣớc ta đến năm 2020. Trong đó xác định những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhất cho toàn ngành cũng nhƣ một

số lĩnh vực quan trọng, đây là bƣớc kế thừa và phát triển các nhiệm vụ trong các giai đoạn cách mạng trƣớc đây xung quanh việc giữ vững định hƣớng chủ nghĩa nâng cao trình độ công nghệ của sản xuất và nâng cao năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ.

Hiện nay, nhiệm vụ quan trọng của quản lý nhà nƣớc về hoạt động khoa học và công nghệ là xây dựng bản thân chiến lƣợc dựa trên định hƣớng chiến lƣợc đã đƣợc xác định trong các Nghị quyết Trung ƣơng Đảng. Để đạt đƣợc những yêu cầu trên việc tổ chức làm sao cho tất cả các cấp, các ngành cùng tham gia vạch ra chiến lƣợc chung yêu cầu cụ thể của ngành mình, cấp mình là mối quan tâm hàng đầu của chúng ta. Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan đƣợc nhà nƣớc giao nhiệm vụ chủ trì quá trình xây dựng chiến lƣợc.

Từ những chiến lƣợc này sẽ lấy đó làm nền tảng xây dựng các quy hoạch, kế hoạch pháp triển khoa học và công nghệ nhƣ việc quy hoạch mạng lƣới các viện nghiên cứu, các khu công nghệ cao, kế hoạch đào tạo các Bộ... Kế hoạch phải đƣợc xây dựng theo một cơ chế mới sao cho các đề án nghiên cứu và ứng dụng công nghệ phải xuất phát từ những nhu cầu thực của phát triển kinh tế - xã hội. Nhu cầu cho phát triển tƣơng lai cũng là một nhân tố quan trọng trong kế hoạch hóa để đảm bảo cho phát triển bền vững, lâu dài của khoa học công nghệ nƣớc nhà.

- Xây dựng pháp luật trong lĩnh vực khoa học và công nghệ

Mọi chủ trƣơng, chính sách về phát triển khoa học và công nghệ đều đƣợc thực hiện dƣới dạng văn bản quy phạm phát luật để đi vào thực tiễn. Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các chính sách, chế độ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của nƣớc ta đƣợc căn cứ vào luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đƣợc Quốc hội thông qua ngày 12/11/1996. Mỗi cấp quản lý nhà nƣớc đều có trách nhiệm nhất định trong việc xây dựng văn bản

qui phạm pháp luật. Văn bản ban hành cấp dƣới là sự cụ thể hóa các văn bản của cơ quan cấp trên.

- Quản lý hoạt động nghiên cứu triển khai

Mỗi loại nghiên cứu có những nét đặc thù trong phƣơng pháp tiến hành, mục tiêu định trƣớc, mức độ đầu tƣ, mức độ rủi ro hay sắc xuất thành công, thất bại nên đòi hỏi các biện pháp quản lý khác nhau. Không có biện pháp, chính sách chung cho tất cả các loại hình nghiên cứu, thậm chí các giai đoạn khác nhau trong quá trình nghiên cứu lớn. Vì thế công tác quản l ý cũng cấn phân biệt rõ các loại nghiên cứu mà mình quản lý để có phƣơng pháp quản lý thích hợp.

Ở nƣớc ta hiện nay, hoạt động nghiên cứu - triển khai theo các bƣớc sau: xây dựng nhiệm vụ, trình duyệt nhiệm vụ, tổ chức chỉ đạo thực hiện, nghiệm thu kết quả, công bố và sử dụng kết quả nghiên cứu. Mục tiêu của hoạt động nghiên cứu và triển khai là nhằm nâng cao hiệu quả của cá nguồn đầu tƣ cho khoa học công nghệ, đảm bảo các kết quả sau khi thu đƣợc ứng dụng trong thực tiễn sản xuất và đời sống. Vì vậy, việc hình thành các nhiệm vụ nghiên cứu ban đầu có vị trí vô cùng quan trọng trong toàn bộ quá trình quản lý hoạt động nghiên cứu triển khai.

- Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoa học và công nghệ

Việc kiểm tra để đảm bảo rằng các cơ quan, các đối tƣợng quản lý thực hiện đúng những qui định đề ra bởi chủ thể quản lý là một công việc thƣờng xuyên của các cơ quan quản lý. Việc phát hiện ra những sai phạm kịp thời sẽ giúp cơ quan quản lý nhanh chóng điều chỉnh các quyết định, ngăn chặn những thiệt hại có thể xảy ra đồng thời góp phần giáo dục, cảnh báo những trƣờng hợp sai phạm tƣơng tự xảy ra trong hệ thống quản lý. Về mặt nào đó thanh tra, kiểm tra là một cơ chế phản hồi ngƣợc trong hệ thống quản lý khoa học và công nghệ.

- Quản lý hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ

Mở rộng hợp tác quốc tế là xu thế tất yếu của phát triển khoa học và công nghệ. Trọng tâm của hợp tác quốc tế là vấn đề tạo lập đƣợc môi trƣờng thông thoáng cho giao lƣu khoa học và công nghệ phù hợp với yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Một mặt tranh thủ nắm bắt những kiến thức và công nghệ tiên tiến của thế giới thông qua trao đổi, học tập kinh nghiệm của nƣớc ngoài. Mặt khác chủ động kế thừa những thành tựu đó để tạo thế nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ trong nƣớc, đi tắt đón đầu vƣơn lên vị thế độc lập, tự chủ tránh bị lệ thuộc một chiều vào bên ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút các nguồn lực cho phát triển khoa học và Công nghệ Tỉnh Hà Giang (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)