Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút các nguồn lực cho phát triển khoa học và Công nghệ Tỉnh Hà Giang (Trang 49 - 53)

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Hà Giang là một tỉnh biên giới vùng cao ở cực bắc của Tổ quốc. Nằm cách thủ đô Hà Nội 320km về phía Bắc theo quốc lộ 2. Hà Giang có vị trí chiến lƣợc đặc biệt quan trọng: phía bắc giáp nƣớc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa với chiều dài đƣờng biên giới trên 274km; phía đông giáp tỉnh Cao Bằng; phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía tây giáp tỉnh Yên Bái. Hà Giang có tổng diện tích tự nhiên là 7.945,79km2, đƣợc chia thành 10 huyện và một thành phố với 195 xã phƣờng thị trấn.

Nằm trong vùng núi cao phía Bắc lãnh thổ Việt Nam, có độ cao trung bình từ 800m đến 1.200m so với mực nƣớc biển. Địa hình Hà Giang có thể phân thành 3 vùng sau:

-Vùng cao phía Bắc còn gọi là cao nguyên Đồng Văn, gồm các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với 90% diện tích là núi đá vôi, đặc trƣng cho địa hình karst.

-Vùng cao phía Tây gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, có độ cao từ 1.000m đến trên 2.000m. Địa hình nơi đây phổ biến dạng vòm hoặc nửa vòm, quả lê, yên ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc, đôi khi sắc nhọn hoặc lởm chởm, dốc đứng, bị phân cắt mạnh, nhiều nếp gấp.

- Vùng núi thấp kéo dài từ Bắc Mê, thành phố Hà Giang, qua Vị Xuyên đến Bắc Quang. Khu vực này có những dải rừng già xen kẽ những thung lũng tƣơng đối bằng phẳng nằm dọc theo sông, suối.

Khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhƣng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc,…Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,6 oC - 23,9oC, biên độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 10 oC và trong ngày cũng từ 6oC – 7oC. Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 40oC (tháng 6, 7); ngƣợc lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,2 oC (tháng 1). Chế độ mƣa ở Hà Giang khá phong phú. Toàn tỉnh có lƣợng mƣa hàng năm khoảng 2.400mm - 2.700mm, riêng Bắc Quang hơn 3.100mm, là một trong số trung tâm mƣa lớn nhất nƣớc ta. Dao động lƣợng mƣa giữa các vùng, các năm và các tháng trong năm khá lớn.

Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động cũng không lớn. Thời điểm cao nhất (tháng 7, 8) vào khoảng 87%, thời điểm thấp nhất (tháng 3) cũng vào khoảng 81%, ranh giới giữa mùa khô và mùa mƣa không rõ rệt.

Tính đến ngày 01/01/2014 tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 561.765,93 ha chiếm 70,98% diện tích tự nhiên, trong đó đất có rừng sản xuất trên 256.000 ha, chiếm 52,51%, đất rừng phòng hộ trên 254.000 ha, chiếm 38,33%, đất rừng đặc dụng trên 51.000 ha, chiếm 6,45%. Khả năng mở rộng đất rừng trên đất chƣa sử dụng còn lớn.

Rừng của Hà Giang có nhiều sản vật quý hiếm. Riêng khu vực Tây Côn Lĩnh đã thống kê đƣợc 47 loài thú, 140 loài chim thuộc 25 bộ, 75 họ. Rừng xã Phong Quang (Vị Xuyên) đƣợc xếp vào hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên điển hình của hệ rừng núi đá vùng Đông Bắc Việt Nam. Nhìn chung, thời tiết khí hậu của tỉnh thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi, thuận lợi cho việc ứng dụng các thành tựu KH&CN vào trong trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên khí hậu, thời tiết của tỉnh cũng khắc nghiệt với những đợt lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại kéo dài gây ra nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống

của nhân dân mà đặc biệt là tình trạng sạt lở đất đá, lũ quét, lũ ống. Với biên độ nhiệt biến động mạnh, Hà Giang có nhiều điều kiện cho phát triển đa dạng sản phẩm nông nghiệp hàng hóa, đặc biệt là các sản phẩm đặc sản nhƣ cam, chè, mận.

Theo kết quả điều tra, khảo sát của các đoàn địa chất, cho đến nay, trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã phát hiện đƣợc 215 mỏ và điểm quặng với 28 loại khoáng sản khác nhau. Trong đó, 4 loại khoáng sản quan trọng là quặng sắt (21 điểm); quặng chỉ, kẽm (16 điểm); quặng mangan (27 điểm); quặng antimon và một số quặng có giá trị khác nhƣ vàng, thiếc, vonfram...

Qua thăm dò, một số khoáng sản có trữ lƣợng lớn và chất lƣợng cao nhƣ quặng antimon Mậu Duệ (330.000 tấn), quặng sắt Sàng Thần (32 triệu tấn), quặng sắt Tùng Bá (22 triệu tấn), quặng chì – kẽm Na Sơn (1,6 triệu tấn), dải quặng mangan Đồng Tâm – Trung Thành – Ngọc Linh – Ngọc Minh (5 triệu tấn)…[10].

KH&CN tỉnh đứng trƣớc yêu cầu cần phải đẩy mạnh nghiên cứu, khai thác và phát triển bền vững tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch lịch sử - văn hóa, du lịch nghỉ dƣỡng của Hà Giang và đặc biệt là tập trung khai thác du lịch văn hóa của dân tộc H’Mông, Ngƣời Lô Lô, Pu Péo, Dao và khai thác các khu di tích danh lam thắng cảnh Quốc Gia đã đƣợc công nhận tại Cao nguyên đá Đồng Văn - Công viên địa chất toàn cầu đầu tiên của Việt Nam và là Công viên Địa chất thứ hai tại Khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó là áp dụng các công nghệ khai khoáng hiện đại để khai thác một cách hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản nhƣngg vẫn bảo vệ đƣợc môi trƣờng sống cho phát triển du lịch và cƣ dân.

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội - Tăng trƣởng kinh tế

Tăng trƣởng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2002 - 2011 tƣơng đối ổn định, bình quân 11,85%/năm (trong đó giai đoạn 2002 – 2005 là 10,46%, giai đoạn 2005 – 2011 đạt mức 12,55%). Về quy mô năm 2011 tổng GDP của tỉnh đạt mức 7.190,7 tỷ đồng (Giá thực tế) tăng gấp 5,27 lần so với năm 2002. Nhờ duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng kinh tế hơn 10% trong 10 năm liên tục từ năm 2002 – 2011, nên quy mô nền kinh tế của tỉnh đã tăng đáng kể và từng bƣớc thu hẹp dần khoảng cách phát triển so với trung bình của cả nƣớc. Tuy nhiên do xuất phát điểm thấp nên mức sống của ngƣời dân chƣa cao, GDP bình quân đầu ngƣời năm 2013 mới đạt 14.631 triệu đồng, thuộc diện thấp trong cả nƣớc, tỉ lệ hộ nghèo chiếm 26,95% [10].

Hình 3.1. Tăng trƣởng GDP tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010-2013 - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của tỉnh giai đoạn 2002 – 2011 chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tỷ trọng nông lâm nghiệp đã giảm đáng kể, từ 46,71% (năm 2002) xuống còn 32,12% (năm 2011). Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 21,88% (2002) lên 28,18 (năm 2011), tỷ trọng thƣơng mại - dịch vụ tăng 31,41% (năm 2002) lên 37,49% (năm 2011) và 36,27% (2013) [10].

Bảng 3.1. Cơ cấu sản phẩm Hà Giang (Tính theo giá thực tế)

(Đơn vị: tỉ đồng)

2010 2011 2012 2013

SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) Tổng sản phẩm 6479 8354 9922 11367

Nông, lâm nghiệp,

thủy sản 40,43 39,35 38,72 37,78 Công nghiệp, xây

dựng 22,84 23,16 25,07 29,95 Dịch vụ 36,73 37,49 36,21 36,27

(Nguồn: Cục Thống kê Hà Giang (2014), Niên giám thống kê 2013)

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế tƣơng đối ổn định, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá nhanh trong thời gian qua của tỉnh Hà Giang đã tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cũng nhƣ tiềm lực tài chính cho hoạt động phát triển KH&CN trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Bảng 3.2. Chỉ số phát triển theo gia so sánh 2010 (năm trƣớc = 100%)

Năm 2010 112,73 105,61 115,49 117,34 116,79 Năm 2011 110,99 105,43 108,85 137,94 120,60 Năm 2012 107,75 103,97 108,91 154,91 110,82 Năm 2013 107,20 106,89 106,50 110,25 108,24

(Nguồn: Cục Thống kê Hà Giang (2014), Niên giám thống kê 2013)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút các nguồn lực cho phát triển khoa học và Công nghệ Tỉnh Hà Giang (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)