TT Tên đơn vị
Những hoạt động chủ yếu
về KH&CN Loại hình quản Cấp lý QLNN về KH&CN Dịch vụ KH&CN NCPT QL NN DV SN DN CĐ- ĐH
1 Trung tâm Khuyến nông (sở NN&PTNT) x x Tỉnh 2 Trung tâm Thuỷ sản (sở NN&PTNT) x x x Tỉnh 3 Trung tâm KHKT giống cây
trồng Đạo đức (sở NN&PTNT) x x x Tỉnh 4
Trung tâm Giống cây trồng và gia súc Phó Bảng (sở
NN&PTNT) x x x Tỉnh 5 Trung tâm TĐC hà Giang
(Sở KH&CN) x x x Tỉnh 6
Trung tâm Thông tin và chuyển giao công nghệ Mới
(sở KH&CN) x x x Tỉnh 7 Trung tâm Kỹ thuật Tài
nguyên (Sở TN&MT) x x x Tỉnh 8 Trung tâm Công nghệ thông tin (Sở TN&MT) x x x Tỉnh 9
Trung Tâm Công nghệ Thông tin và truyền thông
(Sở TT&TT) x x x Tỉnh 10 Trung tâm Kiểm nghiệm (Sở Y tế) x x x Tỉnh 11 Trung tâm kiểm định (Sở XD) x x x Tỉnh
(Nguồn: Cục Thống kê Hà Giang (2014), Niên giám thống kê 2013)
- Về hệ thống cơ sở hạ tầng KH&CN
Những năm qua, hệ thống cơ sở hạ tầng KH&CN ở Hà Giang đã đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng và kiện toàn, có tác dụng tích cực trong hỗ trợ thúc đẩy
các hoạt động KH&CN ở địa phƣơng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, hệ thống cơ sở hạ tầng KH&CN tỉnh vẫn còn một số hạn chế nhƣ: + Cơ sở hạ tầng KH&CN chƣa đồng bộ. Phần lớn các tổ chức KH&CN hoạt động trong hệ thống trụ sở đƣợc xây dựng từ lâu, chắp vá qua nhiều lần sửa chữa, nâng cấp. Việc kiểm tra, đánh giá không thƣờng xuyên, dẫn đến trụ sở làm việc trong một số tổ chức đang có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng. + Phân bổ diện tích làm việc trong một số tổ chức KH&CN còn bất cập, chƣa tƣơng ứng với bộ máy hoạt động cũng nhƣ nhu cầu mở rộng trong tƣơng lai. + Quy mô và chất lƣợng các công trình hạ tầng ở phần lớn các tổ chức KH&CN chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu. Nhiều tổ chức tuy có diện tích lớn, nhƣng diện tích xây dựng dành cho các công trình hạ tầng phục vụ hoạt động lại nhỏ khiến việc bố trí điểm làm việc cho cán bộ nhân viên khó khăn.
- Về hệ thống trạng thiết bị KH&CN chuyên ngành
Cùng với hoạt động xây dựng các hạng mục hạ tầng KH&CN cơ bản, một số tổ chức KH&CN trọng tâm ở tỉnh cũng đã đƣợc nâng cấp, kiện toàn hệ thống trang thiết bị chuyên sâu, tiêu biểu nhƣ dự án về xây dựng trung tâm TĐC Hà Giang, các dự án về bổ sung trang thiết bị cho các trung tâm giống, trung tâm kiểm nghiệm… ở Hà Giang. Việc đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật đã có tác dụng tích cực trong việc phát huy năng lực, thúc đẩy phát triển hoạt động KH&CN địa phƣơng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan nói trên, hệ thống trang thiết bị chuyên ngành phục vụ hoạt động của các tổ chức KH&CN vẫn còn nhiều hạn chế. Thực tế tổng mức đầu tƣ cho mua sắm trang thiết bị KH&CN còn thấp, trong khi nhu cầu đổi mới lại rất cao. Chỉ có một số ít các tổ chức KH&CN đƣợc tiếp cận với các nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ƣơng, chính phủ hay các bộ ngành. Phần lớn ở các tổ chức KH&CN còn lại rất thiếu trang thiết bị phục vụ nghiên cứu KH&CN. Tình trạng thiết bị công nghệ lạc hậu, chắp vá, không
đồng bộ còn rất phổ biến. Hiện tại, ở tỉnh Hà Giang gần nhƣ không có tổ chức KH&CN nào đủ tiềm lực để tự mình tổ chức giải quyết các vấn đề nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ chuyên sâu, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao nhƣ: CNSH, CNTT, công nghệ vật liệu… Đây là một trong những nguyên nhân khiến dịch vụ KH&CN ở địa phƣơng chƣa phát triển trong những năm qua.
* Thông tin khoa học công nghệ
Trong những năm qua, công tác thông tin KH&CN ở Hà Giang đã đƣợc quan tâm chú trọng, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế so với yêu cầu đặt ra. Một số đặc điểm nổi bật của hệ thống thông tin KH&CN ở Hà Giang nhƣ sau:
- Về hệ thống lƣu trữ thông tin KH&CN
Hiện nay, toàn tỉnh có 1 thƣ viện tỉnh và 11 thƣ viện huyện với hơn 10 nghìn đầu tƣ liệu khác nhau. Hàng năm, tỉnh đã chú trọng bổ sung các thông tin, tƣ liệu, tài liệu mới; Tuy nhiên, phần lớn thông tin tƣ liệu chủ yếu thuộc nhóm văn hóa – xã hội, các tƣ liệu khoa học kỹ thuật rất ít, nên hiệu quả truyền tải thông tin KH&CN vẫn chƣa cao.
Là nơi lƣu trữ chủ yếu các thông tin KH&CN chuyên ngành, tuy nhiên hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin tƣ liệu trong các tổ chức KH&CN, các trƣờng nghề ở tỉnh còn rất sơ sài, hệ thống thƣ viện thông tin KH&CN điện tử gần nhƣ không có, không đảm bảo cho nhu cầu khai thác và phổ biến thông tin KH&CN ở địa phƣơng.
- Về hệ thống cơ sở dữ liệu
Nhìn chung, hệ thống cơ sở dữ liệu KH&CN ở Hà Giang còn rất “nghèo”, phần lớn tồn tại ở dạng bản cứng, cơ sở dữ liệu số hóa gần nhƣ chƣa đƣợc thực hiện. Trung tâm thông tin và chuyển giao công nghệ mới ở Hà Giang là đơn vị đầu mối thu thập và cung cấp thông tin KH&CN của tỉnh; Tuy nhiên,
hiện trạng cơ sở vật chất khó khăn, thiếu nhiều trang thiết bị kỹ thuật và nhân lực nên hoạt động thu thập, lữu trữ và số hóa thông tin còn rất hạn chế.
- Về truyền thông thông tin KH&CN
Nhìn chung hoạt động phổ biến thông tin KH&CN ở Hà Giang đã có nhiều kết quả tích cực. Hàng năm, Sở KH&CN Hà Giang đều phát hành các tập tin để phổ biến các thông tin, chủ trƣơng, chính sách KH&CN của Đảng và Nhà nƣớc, các thông tin kết quả hoạt động KH&CN ở địa phƣơng, đồng thời xây dựng các kho sách, tạp chí KH&CN, tƣ liệu chuyên môn phục vụ công tác nghiên cứu và dịch vụ KH&CN trên địa bàn. Bình quân mỗi năm, đơn vị thực hiện đƣợc 5 số Bản tin KH&CN, 2 điểm tin phục vụ phát triển kinh tế nông thôn, và một số chuyên đề thông tin KH&CN trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Ngoài thông tin KH&CN đƣợc tổng hợp và công bố từ Sở KH&CN, tỉnh Hà Giang còn có các bản tin, tập san chuyên ngành thuộc các ngành nhƣ nông nghiệp và triển nông thôn, y tế, công nghiệp, văn hóa, giáo dục, các tổ chức KH&CN trên địa bàn…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực nói trên, hoạt động phổ biến thông tin KH&CN ở địa phƣơng vẫn còn nhiều hạn chế. Thông tin KH&CN chủ yếu vẫn đƣợc phổ biến qua các kênh thông tin truyền thống (báo viết, truyền thanh, truyền hình…). Tính đa dạng cũng nhƣ tính “nóng hổi” của thông tin vẫn chƣa cao. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại, đặc biệt là ứng dụng CNTT để truyền thông thông tin vẫn còn chƣa phổ biến. Việc kết nối, trao đổi cơ sở dữ liệu thông tin giữa các tổ chức KH&CN với nhau và với các tổ chức khác ở địa phƣơng gần nhƣ không thực hiện, khả năng khai thác và phổ biến thông tin KH&CN gặp khó khăn. Đến nay, hầu hết các tổ chức KH&CN trong tỉnh đều không xây dựng đƣợc website riêng để quảng bá và phổ biến thông tin của đơn vị mình.
Hiện nay, hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê KH&CN ở tỉnh Hà Giang vẫn rất “nghèo nàn” về số lƣợng cũng nhƣ loại thông tin. Nguồn thông tin chủ yếu thu thập đƣợc từ các tổ chức KH&CN, thông tin từ các tổ chức KT - XH khác trên địa bàn gần nhƣ không có. Bên cạnh đó, do công tác thống kê KH&CN cũng mới chỉ đƣợc quan tâm trong những năm gần đây nên còn thiếu cơ sở dữ liệu theo chuỗi thời gian dài, việc tổng hợp, đánh giá là rất khó khăn. Tình trạng thông tin thiếu, số liệu “khập khiễng” sai lệch còn phổ biến, gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý cũng nhƣ hoạt động nghiên cứu chuyên sâu. Do thiếu cơ sở dữ liệu thông tin KH&CN, đồng thời liên kết trao đổi thông tin giữa các tổ chức KH&CN với nhau rất mờ nhạt, số lƣợng hội chợ, triển lãm KH&CN ít là một trong nguyên nhân chính dẫn đến dịch vụ thông tin KH&CN chƣa phát triển trong những năm qua. Hiện nay, ở Hà Giang chƣa có tổ chức dịch vụ cung cấp thông tin KH&CN chuyên nghiệp, chƣa xây dựng đƣợc ngân hàng cơ sở dữ liệu về thông tin KH&CN, việc khai thác, tìm kiếm thông tin của doanh nghiệp và ngƣời dân gặp nhiều khó khăn.
* Tài chính cho khoa học và công nghệ
Hiện nay, nguồn chi chủ yếu cho các hoạt động KH&CN của Tỉnh chủ yếu vẫn là nguồn chi từ Ngân sách địa phƣơng, đảm bảo tốc độ tăng chi cho KH&CN năm sau cao hơn năm trƣớc. Tuy nhiên, tỷ lệ chi NSNN cho KH&CN so với tổng chi NSNN trên địa bàn tỉnh vẫn ở mức thấp bình quân khoảng 0,3% (mức trung bình của các tỉnh trong cả nƣớc là 0,67). Năm 2008 tổng chi NSNN cho KH&CN của tỉnh mới chỉ đạt 6.875 triệu đồng, đến năm 2011 tổng chi NSNN cấp cho KH&CN của tỉnh đạt 15.084 triệu đồng (tăng gấp 1,89 lần so với năm 2008), và đến năm 2012 đạt mức 17.639 triệu đồng – điều đó cho thấy Hà Giang đã có rất nhiều cố gắng trong công cuộc đầu tƣ cho KH&CN phục vụ mục tiêu tăng trƣởng và phát triển kinh tế của tỉnh, năm 2008 GDP của tỉnh mới chỉ đạt mức 3.673,8 tỷ đồng nhƣng đến năm 2011
GDP của tỉnh đã tăng gấp 1,96 lần so với năm 2008 và đạt mức 7.190,7 tỷ đồng. Tốc độ tăng trƣởng GDP hàng năm của tỉnh trong giai đoạn 2008 – 2011 đạt 13,4%, nâng mức thu nhập bình quân đầu ngƣời lên 9,6 triệu đồng/ngƣời/năm (vào năm 2011) tăng gấp 1,85 lần so với năm 2008. Nhƣng tổng chi NSNN cho KH&CN đƣợc tỉnh giao thƣờng thấp hơn so với tổng chi NSNN mà TW giao cho KH&CN, mức độ “chênh lệch” khoảng từ 254 triệu đồng (năm 2009) đến 1.936 triệu đồng (năm 2011). Điều này không phù hợp với xu hƣớng đầu tƣ cho KH&CN phục vụ sự nghiệp phát triển KT - XH của các nƣớc phát triển nói chung và của nƣớc ta trong quá trình CNH - HĐH đất nƣớc nói riêng (phấn đấu tỷ lệ chi cho KH&CN từ nguồn NSNN tăng dần qua các năm và hƣớng tới đạt chỉ tiêu 2% chi NSNN hàng năm). Do vậy, trong thời gian tới cần có biện pháp kích thích đầu tƣ cho phát triển KH&CN, tăng cƣờng phân bổ nguồn vốn NSNN cho KH&CN phấn đấu đến năm 2020 chi NSNN cấp cho KH&CN đạt mức 2% tổng chi NSNN trên địa bàn tỉnh.
Bảng 3.5. Ngân sách Nhà nƣớc chi cho KH&CN so với tổng chi NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn từ 2008 – 2012
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Cục Thống kê Hà Giang (2014), Niên giám thống kê 2009 -2013)
Năm A B C Tỷ lệ (%) (B/A) So sánh (B – C) Tổng chi NSNN hàng năm NSNN cho H&CN (Số TW giao) NSNN cho KH& CN (thực hiện) 2008 3.409.105 7.991 6.875 0,23% 1.116 2009 3.912.927 8.540 8.286 0,22% 254 2010 3.611.057 9.503 8.598 0,26% 905 2011 4.896.759 15.084 13.148 0,31% 1.936 2012 6.091.632 17.639 16.367 0,30% 1.272
0.23% 0.22% 0.26% 0.31% 0.30% Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Hình 3.6. Tỉ lệ chi cho KH&CN trong tổng thể chi ngân sách của tỉnh giai đoạn 2008 – 2012.
Mức độ “chênh lệch” này không phù hợp với xu hƣớng đầu tƣ cho KH&CN phục vụ sự nghiệp phát triển KT - XH của các nƣớc phát triển nói chung và của nƣớc ta trong quá trình CNH - HĐH đất nƣớc nói riêng (phấn đấu tỷ lệ chi cho KH&CN từ nguồn NSNN tăng dần qua các năm và hƣớng tới đạt chỉ tiêu 2% chi NSNN hàng năm). Do vậy, trong thời gian tới cần có biện pháp kích thích đầu tƣ cho phát triển KH&CN, tăng cƣờng phân bổ nguồn vốn NSNN cho KH&CN phấn đấu đến năm 2020 chi NSNN cấp cho KH&CN đạt mức 2% tổng chi NSNN trên địa bàn tỉnh.