3.2. Triển khai thu hút nguồn lực cho phát triển khoa học và công nghệ tạ
3.2.2. Khai thác tiềm lực khoa học công nghệ của tỉnh
Hà Giang có trên 524.367 ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó có trên 275.347 ha rừng sản xuất (chiếm khoảng 52,5% tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng). Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế chủ đạo, có vai trò quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của toàn bộ nền KT - XH Hà Giang. Nghiên cứu ứng dụng và đổi mới KH&CN nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp luôn là một trong những định hƣớng ƣu tiên của tỉnh Hà Giang. Giai đoạn 2001 – 2010 tỉnh Hà Giang đã triển khai 82 đề tài/dự án KH&CN trong ngành nông nghiệp (gồm 68 đề tài/dự án lĩnh vực trồng trọt, 12 đề tài/dự án lĩnh vực chăn nuôi, 2 đề tài/dự án lĩnh vực lâm nghiệp); bình quân mỗi năm trong giai đoạn này có 8 đề tài/dự án KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp đƣợc thực hiện, đến năm 2011 số đề tài/dự án thực hiện đƣợc nâng lên đã là 10 đề tài/dự án và đến năm 2012 là 16 đề tài/dự án. Hầu hết kết quả của các đề tài/dự án đều đƣợc vận dụng vào sản xuất thực tiễn, góp phần nâng cao giá trị sản xuất của ngành.
Những năm qua, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ở Hà Giang luôn có xu hƣớng tăng lên đáng kể. Năm 2005, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp ở Hà Giang chỉ đạt 898,98 tỷ đồng, thì đến năm 2008 tăng lên là 1.087,34 tỷ đồng, đến 2010 là 1.241,13 tỷ đồng và đạt mức 1.339,02 vào năm 2011. Bình quân, giai đoạn từ 2005 đến nay, tốc độ tăng trƣởng ngành nông nghiệp ở Hà Giang đạt 6,78% (trong đó lĩnh vực trồng trọt là 6,57%, lĩnh vực chăn nuôi là 7,99% và lĩnh vực dịch vụ du lịch là 8,69%).
Có thể nói, KH&CN đã đóng góp tích cực vào sự phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Hà Giang. Tăng cƣờng ứng dụng các tiến bộ KH&CN vào sản xuất đã thúc đẩy nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp ở Hà Giang. Từ chỗ là tỉnh khó khăn, luôn chịu sức ép của tình trạng thiếu lƣơng thực, thì đến nay, sản xuất lƣơng thực nội tỉnh cơ bản đã đáp ứng đƣợc phần lớn nhu cầu, an ninh lƣơng thực bắt đầu đƣợc đảm bảo.
Trong những năm gần đây, tỉnh Hà Giang đã tập trung nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KH&CN nhằm phát triển sản xuất hàng hóa một số cây trồng chủ lực có hiệu quả nhƣ cây chè, cây cam, cây ngô, cây dƣợc liệu… và một số cây có triển vọng nhƣ cây cải dầu…Bƣớc đầu thu đƣợc nhiều kết quả khả quan. Nhiều giống mới, giống lai đã đƣợc đƣa vào sản xuất (nhƣ cam V2, chè kim tuyên, các giống chè PH, ngô lai NK54, NK67, NK7328...), các giống bản địa cũng đƣợc nghiên cứu cải tạo, phục tráng (nhƣ chè shan tuyết Hà Giang, ngô bản địa vùng cao, cam Hà Giang…); các kỹ thuật canh tác cũng dần đƣợc cải thiện, một bộ phận lớn ngƣời dân đã biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh kết hợp với quản lý bền vững, cơ giới hóa từng bƣớc đi sâu hơn vào từng khâu canh tác, hoạt động sơ chế, chế biến cũng dần phát triển. Những tác động trên đã góp phần làm tăng đáng kể năng suất, sản lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng của một số sản phẩm chủ lực của Hà Giang, dần dần hình thành thƣơng hiệu rộng khắp trong và ngoài tỉnh. Đến nay, sản phẩm chè Shan tuyết Hà Giang, Cam Hà Giang… đã có mặt ở thị trƣờng nhiều nơi trong cả nƣớc. Mặc dù đƣợc đánh giá là vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, nhƣng sự phát triển của ngành chăn nuôi ở Hà Giang trong những năm qua khá rõ rệt, năng suất và sản lƣợng vật nuôi ở Hà Giang đã tăng lên đáng kể; trong đó, vai trò đóng góp KH&CN rất quan trọng. Đặc biệt việc áp dụng kỹ thuật tiến bộ trong các khâu giống, thức ăn, vệ sinh và thú ý đã góp phần thúc đẩy sản xuất chăn nuôi theo hƣớng hàng hóa ở một số địa phƣơng. Đến nay Hà Giang có khoảng 156.311 con trâu, 102.960 con bò và khoảng trên 145.000 con dê, cùng với 461 nghìn con lợn và hàng triệu con gia cầm (gà, vịt ) tạo ra một nguồn nguyên liệu dào dồi phục vụ cho chế biến và cung cấp thịt tƣơi sống quan trọng, có chất lƣợng cho thị trƣờng.
Mặc dù không trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm, nhƣng hoạt động khuyến nông có ý nghĩa quan trọng trong việc làm cầu nối chuyển giao các tiến bộ
KH&CN vào sản xuất ở địa phƣơng. Giai đoạn từ 2006 đến nay, bình quân mỗi năm Tỉnh đã thực hiện đƣợc 43 chuyên mục khuyến nông, 1.185 lớp tập huấn kỹ thuật, 4 lớp đào tạo/140 lƣợt cán bộ khuyến nông xã, 2 lớp về phƣơng pháp đánh giá nông thôn (PRA) cho cán bộ khuyến nông tỉnh, huyện, 50 mô hình trình diễn từ nguồn vốn Trung ƣơng và địa phƣơng. Hoàn thành 49 lớp đào tạo nâng cao năng lực cho toàn bộ hệ thống khuyến nông thôn bản với tổng số 1.899 cán bộ tham gia, thời gian đào tạo 3 tháng.
Hà Giang là nơi có kho tàng cây dƣợc liệu quý nhất nƣớc ta với nhiều cây thuốc mọc hoang dại trong rừng. Trong những năm qua, nhiều mô hình trồng và chế biến dƣợc liệu đã đƣợc thực hiện góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ở nhiều vùng nông thôn Hà Giang.
* Trong công nghiệp – xây dựng
Với 215 mỏ và điểm quặng với 29 loại khoáng sản khác nhau, trong đó 4 nhóm quặng có trữ lƣợng lớn là chì - kẽm, sắt, mangan và ăngtimon là những khoáng sản quan trọng cho công nghiệp khai thác chế biến của Hà Giang. Hiện nay ngành công nghiệp khai khoáng chiếm 27% sản lƣợng công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản đƣợc tỉnh Hà Giang xác định là một trong 4 trụ cột trong chiến lƣợc phát triển kinh tế giai đoạn 2011-2015. Do vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp then chốt này có nhiều ý nghĩa với chất lƣợng phát triển kinh tế Hà Giang. Hà Giang đƣợc đánh giá là tỉnh có tiềm năng lớn về khoáng sản, với khoảng gần 30 loại khoáng sản khác nhau nằm dải rác ở trên 100 điểm mỏ. Tuy có tiềm năng lớn nhƣng việc khai thác, chế biến khoáng sản ở tỉnh mới chỉ bƣớc vào giai đoạn đầu, chƣa có nhiều công nghệ khai thác quy mô, tiên tiến.
Trong tổng số 28 loại khoáng sản ở tỉnh thì quặng Sắt, Chì, Kẽm và Mangan là những loại khoáng sản chính, có trữ lƣợng và hàm lƣợng tƣơng đối lớn.
Hiện nay, các đơn vị đƣợc cấp phép khai thác một số mỏ nhƣ: Mỏ Sắt thuộc quy hoạch của Trung ƣơng tại tỉnh là mỏ Sàng Thần, Minh Sơn (Bắc Mê) có trữ lƣợng 21,87 triệu tấn; mỏ Sắt Tùng Bá (Vị Xuyên) có trữ lƣợng 15 triệu tấn; mỏ thiếc,Vonfram thôn Tả Cồ Ván, Hố Quáng Phìn (Đồng Văn). Ngoài ra có mỏ quy hoạch của tỉnh là Nam Lƣơng, Thái An (Quản Bạ) và mỏ Lũng Khoẻ, Thuận Hoà (Vị Xuyên) đƣợc đánh giá từ cấp C2 trở lên (thể hiện mức độ tin cậy cả về chất lƣợng và trữ lƣợng). MỏAntimon, Mậu Duệ (Yên Minh) là một trong những mỏ đƣợc khai thác đã lâu, riêng năm 2011, đã khai thác đƣợc 9.554 tấn quặng nguyên khai, sản phẩm sau chế biến ra kim loại đạt 708 tấn; đây là mỏ đƣợc đánh giá đứng đầu trong cả nƣớc về số lƣợng và chất lƣợng. Mỏ trì kẽm Ao Xanh (Quang Bình); mỏ Trì - Kẽm Na Sơn; mỏ Mangan Nậm Nhùng, Ngọc Linh (Vị Xuyên) và một số mỏ khoáng sản khác cũng đã, đang đƣợc tổ chức khai thác. Có thể nói việc khai thác khoáng sản đã mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn, góp phần XĐGN, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân vùng có mỏ.
Mặc dù có tiềm năng lớn, tuy nhiên, trình độ công nghệ khai thác và chế biến của các doanh nghiệp khoáng sản ở Hà Giang rất lạc hậu, chế biến sâu chƣa cao, dẫn tới sản lƣợng và chất lƣợng sản phẩm thấp, chủ yếu ở dạng nguyên liệu thô và gây ô nhiễm môi trƣờng.
Tình trạng nhỏ lẻ trong khai thác và chế biến khoáng sản ở Hà Giang còn rất phổ biến. Trong khi đó, các doanh nghiệp chƣa quan tâm tới công tác đánh giá trữ lƣợng nên khi đi vào khai thác, sản lƣợng và chất lƣợng quặng thấp, dẫn tới mất phƣơng hƣớng về quy mô đầu tƣ và công nghệ phù hợp.
Hiện Hà Giang có hệ thống cơ sở chế biến khoáng sản quy mô nhỏ, phần lớn sử dụng công nghệ chế biến thô với 4 nhà máy chế biến antimon với tổng công suất trên 2.600 tấn/năm, 1 nhà máy luyện gang thép 500.000 tấn/năm, 2 nhà máy chế tinh luyện mangan tổng công suất 40.000 tấn/năm. Quy mô
ngành công nghiệp chế biến khoáng sản ở Hà Giang hiện nay vẫn còn xa so với tiềm năng vốn có.
* Trong thƣơng mại - dịch vụ
Nhìn chung, KH&CN đã góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng, tăng tỷ trọng cơ cấu kinh tế của ngành thƣơng mại – dịch vụ và du lịch Hà Giang. Các đề tài nghiên cứu khoa học đã hỗ trợ có hiệu quả việc thực hiện quy hoạch phát triển ngành, tạo luận cứ khoa học cho các dự án kêu gọi đầu tƣ phát triển của tỉnh. Hà Giang có tiềm năng to lớn về phát triển du lịch với nhiều loại hình du lịch khác nhau nhƣ du lịch: sinh thái, mạo hiểm, văn hoá, lịch sử, nghỉ dƣỡng, khoa học.., đặc biệt là sự hình thành và phát triển của Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn – một trong những điểm nhấn du lịch quan trọng của tỉnh.
Du lịch Hà Giang có tốc độ phát triển khá cao, tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2002 - 2010 đạt khoảng 30%. Năm 2010 đã có khoảng 300 ngàn lƣợt khách du lịch đến với Hà Giang (trong đó khách quốc tế khoảng 50 ngàn lƣợt ngƣời), tăng 50% so với cùng kỳ năm trƣớc. Doanh thu từ du lịch dịch vụ đạt 200 tỷ đồng.
Đặc biệt, Ngày 3/10/2010, với sự tham gia của ngành KH&CN, hồ sơ “Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn” đã đƣợc Hội đồng tƣ vấn Mạng lƣới Công viên Địa chất Toàn cầu (GGN) của UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất Toàn cầu – đây là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của du lịch Hà Giang.