Thực trạng sử dụng Tài sản ngắn hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH xây dựng SEOG WOO (việt nam) (Trang 61 - 70)

6. Kết cấu của Luận văn

3.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY TNHH

3.2.2. Thực trạng sử dụng Tài sản ngắn hạn

3.2.2.1. Quy mô, cơ cấu Tài sản ngắn hạn

Để tiến hành hoạt động kinh doanh, việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn là hết sức cần thiết. Tài sản ngắn hạn là một bộ phận quan trọng và có sự biến đổi nhanh chóng trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Quy mô và cơ cấu trong tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và sẽ có tác động lớn đến kết quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản nói riêng của doanh nghiệp.

Đối với Công ty TNHH xây dựng Seog Woo (Việt Nam), trong những năm qua, quy mô và cơ cấu của tài sản ngắn hạn đã có sự thay đổi, phụ thuộc vào chiến lược phát triển của công ty và sự tác động của môi trường kinh doanh.

Bảng 3.8: Cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH xây dựng Seog Woo (Việt Nam)

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Giá trị (VND) Tỷ trọng (%) Giá trị (VND) Tỷ trọng (%) Giá trị (VND) Tỷ trọng (%) I / TÀI SẢN NGẮN HẠN 62.386.557.271 57.51 47.363.054.210 51.58 197.239.876.103 71.88 I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 19.017.253.112 17.53 23.262.699.239 25.33 77.321.011.331 28.18

1. Tiền 19.017.253.112 17.53 23.262.699.239 25.33 77.321.011.331 28.18

2. Các khoản tương đương tiền

II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 32.424.898.106 29.89 21.944.730.077 23.90 102.579.814.110 37.39

1. Phải thu khách hàng 19.753.494.406 18.21 21.341.836.735 23.24 90.070.056.822 32.83 2. Trả trước cho người bán 7.866.404.102 7.25 115.225.000 0.13 13.532.274.252 4.93 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 2.667.676.303 2.46

4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây

dựng 1.891.286.748 1.74

5. Các khoản phải thu khác 246.036.547 0.23 487.668.342 0.53 187.712.444 0.07

6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) -1.210.229.408 0.44

IV. Hàng tồn kho 3.479.553.250 3.21 0 0 2.291.581.800 0.84

1. Hàng tồn kho 3.479.553.250 3.21 2.291.581.800 0.84

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)

V. Tài sản ngắn hạn khác 7.464.852.803 6.88 2.155.624.894 2.35 15.047.468.862 5.48

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 687.438.512 0.63 200.918.858 0.22 503.723.680 0.18 2. Thuế GTGT được khấu trừ 4.865.550.058 4.48 1.483.347.632 1.62 11.427.660.298 4.16 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 1.911.864.233 1.76 0.00 4.000.000 0.00

4. Tài sản ngắn hạn khác 471.358.404 0.51 3.112.084.884 1.13

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 108.486.464.617 100 91.828.766.393 100 274.385.239.556 100

Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty trong ba năm gần đây, các khoản phải thu ngắn hạn gần như chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đó là đến tiền và các khoản tương đương tiền. Hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản ngắn hạn. Chi tiết từng sự biến đổi của từng chỉ tiêu của tài sản ngắn hạn như sau:

Thứ nhất, ta thấy tiền và các khoản tương đương có xu hướng tăng lên, năm 2012 là hơn 19 tỷ, đến năm 2013 tăng hơn nữa khoảng hơn 23 tỷ và năm 2014 là hơn 77 tỷ đồng. Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tiền mặt của công ty, công ty đã gửi tiền có kỳ hạn tại ngân hàng BIDV. Chính từ lượng tiền gửi ngân hàng của công ty được gửi theo kỳ hạn tại các ngân hàng là khá lớn nên trong năm 2014 nên doanh thu từ hoạt động tài chính đạt hơn 1,9 tỷ đồng trong khi năm 2013 chỉ đạt 862.

Thứ hai, các khoản phải thu ngắn hạn có sự biến động qua các năm. Năm 2012 là hơn 32 tỷ, chiếm hơn 29% so với tổng tài sản. Đến năm 2013 khoản phải thu ngắn hạn giảm xuống chỉ còn hơn hơn 21 tỷ đồng và chiếm 23,9% so với tổng tài sản . Tuy nhiên năm 2014 chỉ tiêu này đạt 102 tỷ chiếm hơn 37% tổng tài sản ngắn hạn của công ty. Tổng phải thu ngắn hạn của công ty bao gồm: phải thu khác hàng, trả trước tiền cho người bán và phải thu nội bộ khác. Trong đó phải thu ngắn hạn thì khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn hơn cả. Phải thu khách hàng tăng lên qua các năm là do các khoản chủ đầu tư cần phải thanh toán cho công ty sau khi công trình được nghiệm thu khối lượng giữa các bên hoặc là công trình đã được quyết toán. Khoản phải thu khách hàng năm 2014 là cao nhất hơn 90 tỷ đồng tăng gần 70 tỷ đồng so với năm 2013 và tăng gần 72 tỷ đồng so với năm 2012. Việc tăng các khoản phải thu này tăng tỷ lệ thuận và tương đồng với sự tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của công ty hơn nữa tỷ trọng các khoản phải thu tốt chiếm hơn 90% tổng phải thu khách hàng. Như vậy việc tăng nhanh các khoản phải thu này khá an toàn cho hoạt động kinh doanh của công ty. Ngoài ra, để an toàn cho các khoản phải thu khách hàng, năm 2014 công ty đã lập ra quỹ dự phòng số dư quỹ trích lập dự phòng. Công ty đã trích lập dự phòng 1,2 tỷ đồng.

Thứ ba, hàng tồn kho có xu hướng giảm trong từ năm 2012 đến năm 2014, cụ thể năm 2012 là hơn 3,4 tỷ giảm xuống còn hơn 2,2 tỷ năm 2014, năm 2013 không có hàng tồn kho. Nguyên nhân năm 2013, công ty không có hàng tồn kho là do công ty đã đẩy mạnh công tác sử dụng và thanh lý hàng tồn vào thời điểm này. Đến năm 2014, tồn kho của công ty khoảng 2,2 tỷ đồng đây chủ yếu là nguyên vật liệu chưa sử dụng đến trong các công trình. Mức hàng tồn kho này tương đối nhỏ so với quy mô kinh doanh của công ty.

Thứ tư, tài sản ngắn hạn khác cũng có xu hướng biến động. Năm 2012 là hơn 7 tỷ giảm xuống còn hơn 2 tỷ trong năm 2013 và năm 2014 tăng lên hơn 15 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự biến đổi trên là do sự thay đổi của thuế giá trị gia tăng của công ty. Trong năm 2014, công ty có số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ là 11,4 tỷ đồng.

Tài sản ngắn hạn là một bộ phận quan trọng trong tổng tài sản, có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng tổng tài sản của công ty. Để có cách nhìn tổng thể về tài sản ngắn hạn của công ty em sẽ phân tích tổng thể một số chỉ số phản ánh hiệu quả sử dụng TSNH của công ty.

3.2.2.2. Hiệu quả sử dụng Tài sản ngắn hạn

Bảng 3.9: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả dụng TSNH tại Công ty TNHH xây dựng Seog Woo (Việt Nam)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ (1)

VND 248.912.903.597 125.707.854.294 871.506.475.876

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (2) VND 17.413.291.766 962.070.584 69.080.087.525 TSNH bình quân trong kỳ (3) VND 87.455.781.020 54.874.805.741 122.301.465.157 Hiệu suất sử dụng TSNH (4)=(1)/(3) 2,85 2,29 7,13 Giá vốn hàng bán (5) VND 191.535.887.798 92.268.424.285 710.545.573.032 Hàng tồn kho bình quân (6) VND 2.097.033.198 1.739.776.625 1.145.790.900 Vòng quay hàng tồn kho (7)=(1)/(6) 118.70 72.26 760.62 Số ngày của vòng quay hàng tồn kho (8)=360/(7) Ngày 3 5 0.5

Các khoản phải thu

bình quân (9) VND 54.552.968.020 27.184.814.092 62.262.272.094 Kỳ thu tiền bình quân (10)=(9)*360/(1) Ngày 78 77 25 Số vòng quay 2.19 1,68 5,81

TSNH (11)=(5)/(3) Số ngày 1 vòng quay TSNH (12)=360/(11) Ngày 164 214 61 Chỉ số thanh toán hiện hành (13)= TSNH/Nợ NH 0,87 0,88 1,12 Chỉ số thanh toán nhanh (14)=(Tiền & các khoản tương đương tiền + các khoản đầu tư tài chính NH + các khoản phải thu NH)/Nợ NH

0,72 0,84 1,02

Hệ số sinh lợi TSNH (15)=(2)/(3)

0,20 0,02 0,56

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2012-2014 Phòng Kế toán,Công ty TNHH xây dựng Seog Woo (Việt Nam)

Hiệu suất sử dụng TSNH

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng TSNH được sử dụng trong kỳ sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Trong hai năm tiếp theo, chỉ tiêu này có xu hướng giảm dần nhưng không đáng kể. Năm 2012, nếu sử dụng một đồng TSNH đem lại 2,85 đồng doanh thu thuần thì sang năm 2013 đem lại 2,29 đồng và năm 2014 là năm đem lại doanh thu thuần cao nhất là 7,13 đồng. Nguyên nhân là do TSNH có xu hướng tăng qua ba năm với tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu thuần. Điều này đánh giá được công ty đã khai thác được khá tốt tài sản ngắn hạn.

Nhìn vào bảng trên cho thấy, hệ số sinh lợi tài sản ngắn hạn giảm vào năm 2013 nhưng sang năm 2014 lại tăng lên 0,56. Điều này chứng tỏ một đồng tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ tạo ra nhiều lợi nhuận sau thuế hơn trước. Qua việc phân tích một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng TSNH tại Công ty TNHH xây dựng Seog Woo (Việt Nam) trong ba năm cho thấy cả hai chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSNH và hệ số sinh lợi TSNH có xu hướng giảm vào năm 2013 nhưng tăng rất nhiều vào năm 2014. Vì vậy, công ty vẫn đạt được mục tiêu đề ra. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tổng tài sản ngắn hạn khá tốt.

Vòng quay hàng tồn kho và số ngày của một vòng quay hàng tồn kho

-Vòng quay hàng tồn kho: Chỉ tiêu này cho biết số lần hàng hóa tồn kho bình quân trong kỳ được bán ra trong kỳ kế toán. Nhìn vào bảng trên ta thấy trong năm 2013 số vòng quay hàng tồn kho là 72,26 vòng giảm gần 47 vòng so với năm 2012, nguyên nhân là lượng hàng tồn kho năm 2013 giảm 17,04% và doanh thu thuần giảm 49,49% so với năm 2012. Năm 2014 số vòng quay này tăng mạnh mẽ nhất là 760,62 vòng quay, nguyên nhân là hàng tồn kho năm 2014 giảm, mức giảm là 34,14% trong khi đó doanh thu thuần tăng tăng 593,28% so với năm 2013, mức tăng doanh thu vượt trội và cao hơn hẳn so với mức giảm của hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho của công ty rất cao là do giá trị tồn kho của công ty rất thấp. Công ty đặt hàng của các nhà cung cấp và xuất thẳng trực tiếp đến công trình. Hàng tồn kho hiện tại chủ yếu là giá trị nguyên vật liệu dư thừa tại các công trình.

- Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho

Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho tỷ lệ nghịch với số vòng quay hàng tồn kho. Vì vậy năm 2014 số ngày để hàng tồn kho quay được một vòng là thấp nhất 61 ngày, năm 2013 là 214 ngày và năm 2012 là 164 ngày

Kỳ thu tiền bình quân

Chỉ tiêu này cho biết khi tiêu thụ thì bao lâu doanh nghiệp thu lại được tiền.Trong 3 năm từ năm 2012 đến năm 2014 chỉ tiêu này có xu hướng giảm . Năm 2012 công ty cần tới 78 ngày mới thu lại được tiền sau khi hoàn thành xong công trình, năm 2013 là 77 ngày nhưng đến năm 2014 chỉ cần 25 ngày. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp luân chuyển vốn khá linh hoạt trong khâu thanh toán.

Chỉ số thanh toán hiện hành:

Theo số liệu ở bảng trên ta thấy tỷ số hiện hành từ năm 2012 đến 2014 đều tăng dần lên, điều này chứng tỏ khả năng thanh toán hiện hành của công ty tốt. Năm 2012 và năm 2013, tỷ số này không khác biệt là mấy, là 0,87 và 0,88. Tức là năm 2012 và 2013 có 0,87 và 0,88 đồng tài sản ngắn hạn sẽ đảm bảo thanh toán cho một đồng nợ, nhưng sang năm 2014 với 1,12 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo thanh toán cho một đồng nợ. Chứng tỏ khả năng thanh toán cho những khoản nợ ngắn hạn của công ty đang đi lên, đây là một dấu hiệu tốt cho công ty.

Chỉ số thanh toán nhanh:

Theo số liệu ở bảng ta thấy tỷ lệ thanh toán nhanh của công ty tăng nhanh từ năm 2012 (0,72), năm 2013 (0,84) và tăng mạnh nhất vào năm 2014 (1,02) do mức tồn kho của năm 2014 giảm xuống nhiều lên khả năng thanh toán của công ty tăng. Tỷ số thanh toán này nhỏ hơn 1 đối với năm 2012, 2013 cho thấy công ty chưa đáp ứng tối đa được các khoản nợ nhưng năm 2014 thì công ty đáp ứng tương đối được các khoản nợ.

Vòng quay TSNH:

Nhìn vào số liệu bảng có thể thấy vòng quay TSNH của công ty có xu hướng giảm rồi tăng. Năm 2012 TSNH của công ty trong kỳ quay được 2,19 vòng, đến năm 2013 giảm xuống còn 1,68 vòng và tăng mạnh nhất vào năm 2014 là 5,81 vòng. Vòng quay này là khá cao. Nguyên nhân là tỷ lệ tăng tài sản ngắn hạn bình quân thấp hơn tỷ lệ tăng của gia vốn.

Số ngày 1 vòng quay TSNH:

Nhìn vào số liệu bảng có thể thấy số ngày một vòng quay hàng tồn kho có xu hướng tăng lên rồi giảm xuống. Năm 2012 cứ 164 ngày thì TSNH của công ty quay được một vòng, năm 2012 là 214 ngày và tới năm 2014 là 61 ngày. Số ngày 1 vòng quay TSNH của năm 2014 là nhỏ nhất chứng tỏ tốc độ luân chuyển càng nhanh. Chỉ số vòng quay tài sản ngắn hạn càng giảm đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH xây dựng SEOG WOO (việt nam) (Trang 61 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)