Nhân tố làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH xây dựng SEOG WOO (việt nam) (Trang 81 - 86)

6. Kết cấu của Luận văn

3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY TNHH

3.3.2. Nhân tố làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty

3.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, Công ty còn tồn tại nhiều yếu kém trong công tác quản lý và sử dụng tài sản. Nhìn chung, hiệu quả sử dụng TSNH của Công ty giai đoạn 2012-2014 còn thấp, chưa xứng tầm với quy mô của Công ty.

a. Tổng tài sản

- Quy mô tổng tài sản của công ty tăng trưởng không ổn định qua các năm. Năm 2013 giảm và năm 2014 tăng mạnh. Việc tăng tài sản của doanh nghiệp tập trung khá nhiều vào các khoản phải thu.

- Hệ số sinh lời tổng tài sản cũng tăng trưởng không ổn định tương ứng với sự tăng trưởng không ổn định của tổng tài sản.

- Xét về các chỉ tiêu tổng tài sản ta thấy chỉ có hệ số sinh lời tổng tài sản là có sự tăng trưởng đáng kể vào năm 2014, tuy nhiên xét về mặt hiệu quả tài chính thì giá trị đạt được là còn hơi thấp, đó là do sự ảnh hưởng của việc sử dụng và quản lý tài sản cố định và tài sản ngắn hạn tác động chung tới hiệu quả sử dụng tổng tài sản.

- Hệ số doanh lợi và hiệu suất sử dụng tổng tài sản biến đổi theo xu hướng giảm và đạt giá trị thấp nên chưa hiệu quả.

b.Tài sản ngắn hạn

- Tỷ trọng phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng hơn 37% là khá cao. Trong các khoản phải thu khó đòi chiếm khoảng 5%. Việc trích lập dự phòng phải thu khó

đòi chỉ khoảng hơn 1 tỷ đồng là chưa phù hợp với thực tế. Công ty chưa có phương án cụ thể để xử lý các khoản phải thu khó đòi này.

- Hiệu quả của các chỉ tiêu chưa cao, số tài sản này bỏ ra để tạo ra doanh thu và lợi nhuận còn thấp và xét về đánh giá hiệu quả kinh tế là chưa đáng kể.

- Công tác quản lý tiền và tương đương tiền đôi khi chưa cập nhật chính các dự báo nhu cầu tiền mặt.

- Các khoản phải thu của công ty còn nhiều đôi khi phải huy động nhiều nhân viên để đi đòi nợ làm mất thời gian công sức. Lượng vốn ứ đọng và luân chuyển bị ảnh hưởng làm cho chỉ tiêu về sử dụng tài sản lưu động chưa cao.

- Công tác dự báo dự trữ còn nhiều hạn chế chưa dự báo chính xác lượng nguyên vật liệu qua từng thời kỳ sản xuất.

c. Tài sản dài hạn

- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định có xu hướng giảm, còn hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty có xu hướng tăng nhưng xét về mặt giá trị thì ta thấy nó còn chưa tương xứng với những gì mà công ty hiện có. Mặc dù trong thời gian vừa qua cũng đã có rất nhiều sự đầu tư nhưng trong công ty vẫn còn nhiều máy móc thiết bị cũ, lạc hậu do vậy cần có sự đổi mới hơn nữa để nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty.

- Về cơ cấu thì tài sản cố định chỉ chiếm tỷ lệ vừa phải trong tổng giá trị tài sản, điều này do nhiều yếu tố đảm bảo cho quá trình sản xuất của Công ty.

- Công tác mua sắm và quản lý TSCĐ còn nhiều hạn chế. Số tiền chi cho công tác đổi mới lớn nhưng tài sản được đầu tư mua về chưa hẳn là hiện đại nhất, nó cũng có nhiều điều không phù hợp khi vận hành trong nước do vậy khi vận hành gặp nhiều khó khăn và mất chí phí nghiên cứu và đào tạo công nhân để có thể sử dụng được làm gia tăng chi phí. So với công suất thiết kế khi mua về Công ty không thể sử dụng hết được công suất máy móc nên gây ra sự lãng phí. Một số máy móc nhập ngoại nên khi bị hỏng không có đồ thay thế trong nước nên phải đặt mua ở nước ngoài làm mất thời gian và tốn kém chí phí sửa chữa.

- Mức tính khấu hao không hợp lý đôi khi Công ty có sự tính khấu hao ít hơn so với quy định hay là với những tài sản có giá trị thấp có thời gian khấu hao dài.

3.3.2.2. Nguyên nhân a. Nguyên nhân chủ quan

Nguồn nhân lực

Nước ta có nguồn lao động phổ thông rất dồi dào,nhưng những lao động có tay nghề cao, trình độ quản lý lại không cao. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển lâu dài của công ty. Mặt khác các cơ sở đào tạo nhân lực lại chưa thực sự đạt kết quả cao dẫn đến tình trạng đào tạo lại lao động. Công ty có các dự án tại nhiều tỉnh thành trong cả nước và nước ngoài dẫn đến việc phải điều chuyển nhân viên phục vụ cho công việc ảnh hưởng khá lớn đến nguồn nhân lực hiện tại cũng như sau này của công ty. Một số nhân viên, cán bộ làm công tác quản lý, công tác chuyên môn nghiệp vụ chưa kịp theo yêu cầu. Cán bộ quản lý hầu hết là có thâm niên lâu năm, tuy nhiên điều đó làm cho sự nhạy bén trong hoạt động SXKD bị hạn chế, còn bị động trong việc đưa ra các quyết sách. Công ty chưa xây dựng quy chế tuyển dụng nhằm thu hút nhân tài.

Năng lực quản lý còn bị hạn chế:

+ Công tác thu hồi nợ: . Công tác quản lý các khoản phải thu chưa sát sao, chưa có chính sách khuyến khích khách hàng thanh toán tiền hàng nhanh chóng nên tài sản ngắn hạn bị ứ đọng ở khâu này chiếm tỉ trọng cao và làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty.

+Tiền mặt dự trữ chưa hợp lý: Hiện nay Công ty chưa áp dụng mô hình quản lý ngân quỹ cụ thể nào, chính sách quản lý ngân quỹ của Công ty trong những năm qua chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tế cho nên còn nhiều hạn chế. Điều này thể hiện ở lượng ngân quỹ dao động lên xuống bất thường trong thời gian qua của Công ty. Việc dự trữ tiền mặt của Công ty chủ yếu là để đáp ứng các yêu cầu thanh toán tức thời, Công ty chưa có phương pháp để xác định mức dự trữ tiền hợp lý cũng như mô hình dự báo tiền mặt. Chính vì vậy, hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty khá thấp so với các Công ty trong ngành do lượng tiền dự trữ của Công ty thấp.

ngân hàng, các thành viên góp vốn,cán bộ công nhân viên và các nguồn vốn khác

Chất lượng thu thập và xử lý thông tin còn chậm

Hoạt động SXKD của Công ty phụ thuộc rất lớn vào biến động của thị trường trong nước cũng như thế giới. Chính vì vậy, công tác thu thập thông tin về tình hình giá cả vật tư đầu vào, tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như tình hình biến động tỷ giá hối đoái là vô cùng quan trọng. Song chất lượng thông tin của Công ty thu thập được vẫn bị đánh giá là thấp, các thông tin thường không kịp thời và chính xác. Đặc biệt khâu khai thác, xử lý và sử dụng thông tin của Công ty rất yếu kém. Hàng năm, Công ty bị thiệt hại khá lớn do thông tin không chính xác hoặc chậm như lỗ tỷ giá hay doanh thu giảm do chính sách giá bán không thay đổi linh hoạt, kịp thời theo các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

b. Nguyên nhân khách quan

Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới: Trong những năm qua, nền

kinh tế Thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng gặp nhiều khó khăn. Các bất ổn về kinh tế vĩ mô, tỷ lệ lạm phát và chỉ số tiêu dùng tăng nhanh đã tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và sự phát triển của Công ty nói riêng. Do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nên khả năng thanh toán của các doanh nghiệp bị giảm sút, doanh nghiệp nợ nhiều hơn nên việc thu hồi công nợ của Công ty rất chậm, đồng thời phát sinh nhiều khoản nợ xấu khó thu hồi.

Chính sách kinh tế vĩ mô chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ và thiếu ổn

định:Công ty TNHH xây dựng SeogWoo (Việt Nam) chịu sự điều chỉnh của Luật

Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Xây dựng, Nghị định và các Thông tư, văn bản quy định liên quan. Hiện nay, đối với công ty có nguồn vốn đầu tư 100% từ nước ngoài vẫn còn gặp nhiều khó khăn và còn sự chồng chéo nhiều quy định, thông tư của Bộ Tài chính, Nhà nước. Trong thời gian tới, các ban ngành Nhà nước cần xây dựng khung pháp lý đồng bộ và tạo môi trường đầu tư tốt hơn cho các công ty có 100% vốn nước ngoài.

Sự biến động của giá nguyên vật liệu và tỷ giá hối đoái: Tình hình biến

phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm nhân công (trung bình toàn ngành 10%), siết chặt quản lý… .Ngành cũng gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu do luôn phải nhập từ 80-85% nguyên liệu. Đặc biệt khi ký hợp đồng với chủ đầu tư cần phải ước lượng hết được sự biến động của tỷ giá vì công trình thi công công thường kéo dài, sự tăng giảm của nguyên vật liệu thi công, máy móc nhập về.

CHƢƠNG IV:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG SEOG WOO (VIỆT NAM)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH xây dựng SEOG WOO (việt nam) (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)