Nội dung phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại thương – chi nhánh sở giao dịch (Trang 40 - 42)

1.3. Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại

1.3.1. Nội dung phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế

1.3.1.1. Khái niệm phát triển dịch vụ TTQT của NHTM

Nhằm mục tiêu thực hiện tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược kinh doanh đã đề ra và xác định khách hàng là người tạo ra lợi nhuận cho mình, các NHTM không ngừng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng bằng cách gia tăng số lượng các sản phẩm dịch vụ, chất lượng phục vụ, tiện ích của sản phẩm dịch vụ. Đây là hướng đi hoàn toàn đúng đắn. Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt không chỉ giữa các ngân hàng trong nước với nhau mà còn với các ngân hàng nước ngoài, vì vậy ngoài việc phát triển các sản phẩm dịch vụ trong nước thì mảng các dịch vụ TTQT cần được quan

tâm và đầu tư đúng mức.

Phát triển được hiểu theo nghĩa chung nhất là sự biến đổi hoặc làm cho biến đổi theo chiều hướng tăng từ ít tới nhiều, từ hẹp tới rộng, từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp.

Từ khái niệm phát triển nói chung và thực tế hoạt động kinh doanh dịch vụ TTQT của NHTM, tác giả rút ra khái niệm về phát triển dịch vụ TTQT của NHTM như sau:

Phát triển dịch vụ TTQT của NHTM là việc NH không ngừng gia tăng về số lượng, hoàn thiện về chất lượng, tiện ích của dịch vụ TTQT nhằm đạt được các mục tiêu, sứ mệnh và tầm nhìn trong hoạt động kinh doanh của NH và tăng sức cạnh tranh của NH trên thị trường trong một thời kỳ nhất định.

Việc phát triển về lượng đồng nghĩa với việc gia tăng về quy mô, tầm vóc các dịch vụ TTQT truyền thống và phát triển thêm các dịch vụ TTQT mới; nhằm tăng thị phần TTQT mà NHTM đang nắm giữ, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận từ các dịch vụ này. Đây là nội dung quan trọng nhất trong chiến lược sản phẩm của NH.

1.3.1.2. Sự cần thiết phát triển dịch vụ TTQT

Ngân hàng là ngành cung cấp các dịch vụ đặc thù phục vụ cho mọi đối tượng trong xã hội. Khi nền kinh tế đang ngày một phát triển, dịch vụ ngân hàng không thể đứng yên, mà phải cùng phát triển. Phát triển DVTTQT là một xu hướng tất yếu bởi những lý do sau:

a) Phát triển để bắt kịp xu thế

Ngân hàng là ngành cung cấp các dịch vụ đặc thù phục vụ cho mọi đối tượng trong xã hội. Sự tồn tại của ngân hàng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của các dịch vụ đặc thù đi kèm. Do vậy, sự phát triển dịch vụ ngân hàng là điều tất yếu để góp phần phát triển, thúc đẩyđịa vị của ngành ngân hàng đối với xã hội, sự cần thiết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế là một tất yếu khách quan.

b) Thu hút khách hàng và tăng nguồn thu cho ngân hàng

trường vốn chia dần đều cho các ngân hàng, thêm vào đó lãi suất huy động luôn được các cơ quan quản lý kiểm soát chặt chẽ dẫn đến khả năng huy động kém đi. Dịch vụ cho vay đang tăng trưởng chậm do ngân hàng và khách hàng kinh doanh khó khăn cùng với các khoản nợ xấu có xu hướng tăng. Khi mà huy động và cho vay không còn khả quan như trước, khả năng sinh lời từ dịch vụ truyền thống này giảm sút thì dịch vụ TTQT trở thành mảnh đất tiềm năng cho các ngân hàng. Dịch vụ TTQT đem lại nguồn thu phí đảng kể cho ngân hàng với rủi ro thấp.

c) Quảng bá rộng rãi hình ảnh, tăng khả năng cạnh tranh

Ngân hàng đang là ngành nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế nhưng lại là ngành nhạy cảm nhất với biến động của thị trường, bởi biến động ở khía cạnh nào, dù ít hay nhiều đều ảnh hưởng tới tiền tệ và tâm lý nắm giữ tiền tệ, từ đó trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hơn nữa khi hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng trong nước vừa là đối thủ của nhau vừa phải đối mặt với sức ép cạnh tranh với các tổ chức tín dụng mạnh của nước ngoài. Ngoài ra ngân hàng kinh doanh dịch vụ bảo TTQT đòi hỏi có mạng lưới rộng khắp và có vị thế trên thị trường quốc tế, khi đó dịch vụ TTQT phát triển ngược lại giúp ngân hàng quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại thương – chi nhánh sở giao dịch (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)