CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Tình hình phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại VCB– Chi nhánh sở
3.2.1. Cơ sở pháp lý
Mỗi quốc gia khi có tên trên bản đồ thế giới đều đã xây dựng cho mình một hệ thống luật pháp riêng phù hợp với thể chế chính trị, xã hội, tập quán và trình độ phát triển để điều chỉnh các mối quan hệ trong nước. Tuy nhiên, khi tham gia vào các hoạt động quốc tế, cung cấp các dịch vụ quốc tế, các nước đều bình đẳng với nhau nên không thể chỉ dùng luật pháp quốc gia để điều chỉnh hoạt động này. Các công ước quốc tế, tập quán quốc tế được các nước thống nhất xây dựng và có hiệu lực trong thực tiễn để điều chỉnh các hoạt động quốc tế trong đó có hoạt động TTQT. Dưới đây tác giả đưa ra một số các văn bản pháp lý quốc tế cơ bản điều chỉnh hoạt động dịch vụ TTQT mà các bên tham gia hoạt động này tuân thủ.
3.2.1.1. Luật và công ước quốc tế
Trong hoạt động dịch vụ TTQT, có các công ước cơ bản sau:
-Công ước Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán quốc tế (United nations convention on contracts for the international sale of goods-Wien convention 1980).
-Công ước Geneve 1930 về luật thống nhất về hối phiếu (Uniform Law for Bill of Exchange-ULB 1930).
-Công ước Liên hợp quốc về hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế (International Bill of Exchange and International Promissory note- UN convention 1980).
-Công ước Geneve 1931 về Séc quốc tế (Geneve conventions for Cheque 1931). -Các công luật quốc tế và Công ước quốc tế về vận tải và bảo hiểm.
-Các hiệp định song phương và đa phương…
3.2.1.2. Luật quốc gia
chủ thể của quốc gia đó (bao gồm cá nhân, pháp nhân và nhà nước - chủ thể đặc biệt cơ bản) tham gia xây dựng trên cơ sở lấy ý kiến của nhân dân nhằm điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt giữa các chủ thể của luật quốc gia với nhau
Trong hoạt động TTQT có liên quan đến các luật quốc gia sau: -Bộ luật dân sự,
-Luật thương mại, -Luật đầu tư,
-Luật doanh nghiệp, -Luật ngoại hối,
-Luật các công cụ chuyển nhượng, -Luật trọng tài thương mại
-Luật ký kết, ra nhập và thực hiện điều ước quốc tế,…
Một phần không thể tách rời với các bộ luật và luật trên là các nghị định, thông tư hướng dẫn chi tiết thực hiện.
3.2.1.3. Điều ước và tập quán quốc tế
Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế về bản chất đều là kết quả của sự thỏa thuận ý chí của các chủ thể luật quốc tế (các quốc gia) bằng hình thức văn bản (Điều ước quốc tế) hoặc không thành văn (Tập quán quốc tế).
Trong hoạt động dịch vụ TTQT có các Điều ước và tập quán quốc tế sau: -Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP - The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits, phiên bản mới nhất là phiên bản UCP600 (sửa đổi lần thứ 6) do Phòng Thương Mại Quốc Tế (ICC - International Chamber of Commerce) ban hành ngày 25/10/2006, có hiệu lực vào ngày 01/07/2007.
-Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP - International Standard Banking Practice for the Examination of Documents Under Documentary Credits, phiên bản mới nhất là phiên bản ISBP745 do Ủy ban ngân hàng ICC thông qua dự thảo cuối cùng ngày
17/4/2013.
-Quy tắc thống nhất về nhờ thu (URC - Uniform Rules for Collection, phiên bản mới nhất đang được áp dụng số 522 do Phòng Thương mại quốc tế ban hành.
- Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng (URR - Uniform Rules for Bank-to-Bank Reimbursement, phiên bản mới nhất đang được áp dụng số 725 do Phòng Thương mại quốc tế ban hành.
- Các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms - International Commerce Terms) là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới
3.2.1.4. Quy trình, quy định nội bộ của VCB
Quy định, quy trình nội bộ của các NHTM về hoạt động dịch vụ TTQT là hệ thống các văn bản quy định trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như hướng dẫn các bước thực hiện các dịch vụ TTQT từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc.
-Cẩm nang nghiệp vụ chuyên năm 2017
-Quy định tài trợ thương mại và TTQT quốc tế,…